Ta nên học lắng nghe để hiểu,
dừng lại để thương. Nhưng khó đấy, bài học này chỉ dành tặng cho những ai đã
biết buông bỏ ngạo mạn, biết đời sống là vô thường bất chợt.
1 . Khi người khác buồn phiền, đau khổ
Biết vui với người vui, buồn
với người buồn. Không gì vô duyên hơn khi người khác khóc mà mình lại cười –
hoặc ngược lại.
2. Khi người khác suy tư, lao động trí óc
“Tài năng được nuôi dưỡng
trong cô tịch, còn ý chí được tạo bởi những cơn sóng dữ của giông tố cuộc đời”.
- W. Goethe
3. Khi người khác không hiểu mình
Nếu bạn cảm thấy người ta
thực sự không thể hiểu hoặc không muốn hiểu thì tốt nhất là im lặng.
4. Khi người khác nói về vấn đề mình không am hiểu
Người khôn ngoan chỉ nói
những điều mình biết rõ và hoàn toàn im lặng đối với những gì mình không biết
hoặc mơ hồ.
5. Khi người khác khoe khoang, lý sự
Thùng rỗng kêu to. Càng hiểu
biết người ta càng ít nói, thâm trầm và cảm thông.
6. Khi người khác không cần mình góp ý kiến
Đừng bao giờ “xía” vào chuyện
của người khác hoặc tò mò chuyện của họ. Tuân Tử dạy: “Im lặng, lắng nghe, ghi
nhớ, hành động và khôn ngoan là 5 bậc thang khác nhau của trí tuệ.”
Có thể coi đây là
ngũ-cung-sống của cuộc đời. Tóm lại, im lặng là một nghệ thuật kỳ diệu và là
cách thể hiện văn hoá cao cấp.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét