31 tháng 3, 2016

Thư Giản về Mục Tiêu




          Chi Wa Wa hí hửng chạy tới khoe với Xa Cu Ra: "Ê mày, tao mới tạo được cái bảng excel hay lắm. Hehehe, từ nay công việc của tao nhàn hẳn."
          Xa Cu Ra cười ha hả: "Bố khỉ, tưởng gì,... tao có thể lập ra cái bảng excel làm nhanh hơn gấp đôi cái bảng của mày."
          1 ngày sau: "Nè, bảng tao lập đây." Xa Cu Ra nói.
          - "Ơ, thằng này ngon... Đúng là nhanh hơn của tao thật. Cho mình xin nhé, hý hý." Chi Wa Wa tủm tỉm (hai đứa là bạn thân, học kế toán chung lớp).
5 năm sau: "Ê, thằng cờ hó, tối nhậu nha. Tao mới lên chức Kế toán trưởng." Chi Wa Wa gọi cho Xa Cu Ra khoe.
          Tối hai đứa ngồi nhậu, Chi Wa Wa tâm sự: "Thank mày nha, nhờ cái bảng excel hồi đó của mày mà tao được "Xếp" khoái lắm. Nên giờ được lên chức Kế toán trưởng rồi. Kekeke, giờ tao vẫn còn xài cái bảng đó đó."
          Xa Cu Ra lại cười ha hả:"Tiên sư nhà anh, giờ mà vẫn còn xài cái bảng cổ hủ đấy à? Tao mới làm xong cái ứng dụng, bây giờ tao có thể làm việc nhanh hơn mày gấp 200 lần ông tướng ạ."
          - "Thế quái nào mà mày lúc nào cũng nhanh hơn tao thế nhể"?
          - "À, vì mục tiêu của mày là hoàn thành TỐT. Còn mục tiêu của tao là hoàn thành TỐT NHẤT... Cơ mà sao mày ngu thế mà lên kế toán trưởng còn tao vẫn chưa nhể?"
          - "À, vì tao quen mày!..."


.

Cậu khách nhỏ tuổi kỳ lạ và món quà tặng mẹ



          Hôm đó, trời nắng đẹp nhưng không có khách, tôi ngồi trước cửa tiệm hoa mắt lim dim tận hưởng những tia nắng ấm áp chan hòa. Bỗng một giọng nói non nớt vang lên khiến tôi giật mình bước ra khỏi giấc mơ đang dang dở.
           “Cô ơi, cháu muốn đặt hoa, cháu muốn đặt thật nhiều, thật nhiều hoa ạ!”
          Tôi mở mắt ra, một cậu bé gầy gò đứng trước mặt tôi, khuôn mặt trắng bệch kèm theo nụ cười tươi rói, đôi mắt to chớp chớp trông rất đáng yêu.
          Cậu bé nghiêm túc hỏi: “Cháu có thể đặt hoa cho mười mấy năm luôn được không ạ?”
          Tôi phì cười, làm gì có kiểu đặt hoa như vậy chứ.
          Cậu bé cười rồi hỏi tôi: “Cháu muốn đặt hoa cho 60 năm, ngày 22 tháng 9 hàng năm cô có thể chuyển đến cho cháu một bó hoa cẩm chướng được không ạ?”
           “Tại sao cháu lại đặt hoa như vậy? Từ trước đến nay chưa có ai đặt hoa kiểu như vậy đâu cháu”, tôi ngạc nhiên hỏi.
           “Cháu muốn tặng cho mẹ cháu, ngày 22 tháng 9 là ngày sinh nhật mẹ. Mẹ cháu năm nay 40 tuổi, mẹ sẽ sống đến 100 tuổi, vì thế cháu muốn đặt hoa cho 60 năm tới ạ. Sau này, vào ngày đó hàng năm, cô giúp cháu đưa một bó hoa cẩm chướng đến tặng mẹ, như vậy mẹ sẽ vui lắm ạ!”.http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/BcKCN8.jpg
          Cậu bé cứ nói một mạch. Tôi cười trước vẻ ngây thơ, trong sáng của cậu bé. Nhưng mà tôi đâu thể cứ mở tiệm hoa thế này suốt 60 năm chứ!
           “Tại sao cháu lại muốn đặt hoa cho 60 năm luôn? Tiệm của cô cũng không chắc sẽ mở được suốt 60 năm, cháu có thể mỗi năm đặt một lần không?”.
           “Không được ạ, cháu nhất định phải đặt luôn 60 năm. Nếu như tiệm hoa của cô không mở nữa, cô có thể nhờ những tiệm hoa khác tiếp tục đưa hoa đến cho mẹ cháu mà!”. Cậu bé suy nghĩ rất chu đáo.
           “Cô tính giúp cháu với, hết bao nhiêu tiền ạ!”, cậu bé nghiêm túc nói.
          Tôi nghĩ, cậu bé chắc vì nhất thời cao hứng nên mới đặt một lúc nhiều hoa như vậy, tôi liền nói một cái giá với cậu bé:
           “Thôi được, của cháu sẽ hết 105 ngàn. À đúng rồi, nhà cháu cách đây bao xa?”.
           “Nhà cháu cũng gần đây thôi ạ. Cháu đưa cô 350 ngàn nhé, chắc sau này hoa sẽ tăng giá!”. Nói rồi, cậu bé lấy tiền từ trong túi áo rồi đưa cho tôi. Đứa bé này, xem chừng mới chỉ mười một, mười hai tuổi mà nói chuyện y như người lớn.
          Cậu bé đưa tiền cho tôi kèm theo một tờ giấy ghi rõ địa chỉ nhà: “Cô ơi, đây là địa chỉ nhà cháu, cô nhất định phải chuyển đến nhà cháu đấy nhé!”
         Tôi nhận lấy tờ giấy, nét chữ cậu bé nguệch ngoạc, xiêu vẹo. Tôi nói: “Cháu còn viết tên của mẹ nữa à?”
          Cậu bé gật gật cái đầu rồi mỉm cười đáp: “Tên của mẹ cháu rất hay, mẹ cháu tên là Đặng Vĩ Cầm. Còn nữa, cháu tên là Bạch Vĩ ạ!”.
          Tôi vừa ghi nhớ vừa nói: “Đúng rồi, bây giờ mới là tháng bảy, còn hai tháng nữa mới đến sinh nhật mẹ cháu, đến hôm đó, cô nhất định sẽ chuyển hoa đến nhà cháu”.
           “Cảm ơn cô ạ, năm nay chuyển, năm sau chuyển, năm sau nữa cũng chuyển, 60 năm nữa cũng chuyển cô nhé!”.
          Cậu bé nói với vẻ đắc ý. Trước khi ra về, cậu bé vẫn không quên dặn tôi lần nữa. Nhìn bóng dáng cậu bé khuất dần, tôi mỉm cười bởi tôi chưa từng gặp một cậu bé nào dễ thương, ngây thơ như thế.


           Ngày hôm sau, cậu bé lại đến. Câu đầu tiên cậu nói khi gặp tôi đó là: “Cô đừng quên nhé, ngày 22 tháng 9 nhất định phải chuyển hoa đến nhà cháu đấy ạ!”
Tôi cười nói: “Yên tâm đi, cô không quên đâu!”.
           “À, còn nữa, khi đến chuyển hoa, cô có thể nói với mẹ cháu câu “Chúc mừng sinh nhật!” được không ạ?”.
          Tôi xoa đầu cậu bé rồi nói:  “Cô đồng ý!”.
          Sau khi nhận được câu trả lời khẳng định của tôi, cậu bé nở nụ cười rạng rỡ, đắc ý rồi quay đi.
          Ngày hôm sau nữa, cậu bé lại đến, sau lưng đeo giá vẽ, trên tay cầm hộp bút vẽ. “Cô ơi, cháu có thể vẽ cho cô một bức chân dung được không ạ?”. Đối với lời đề nghị của cậu bé, tôi hơi có chút ngạc nhiên.
“Cô ơi, cảm ơn cô đã giúp cháu tặng hoa cho mẹ, cháu không có gì để tạ ơn cô ngoài việc tặng cô một bức tranh. Cháu học vẽ đã được 6 năm rồi, cháu nhất định sẽ vẽ cô thật xinh đẹp”.
          Lúc đó khách cũng vắng nên tôi ngồi xuống để cho cậu bé vẽ. Xem ra, trình độ vẽ tranh của cậu bé cũng không tồi. Chưa đến 30 phút, cậu đã vẽ xong xuôi rồi. Tôi lấy ra xem và thốt lên: “Oa, giống như thật luôn!”. Cậu bé cũng nở nụ cười rạng rỡ. Trước khi đi, cậu bé lại dặn lần nữa nhất định không được quên giao ước giữa chúng tôi.
          Ngày thứ tư, cậu bé không đến. Kỳ lạ thay, tôi có chút gì đó rất thất vọng. Tôi nghĩ chắc hôm nay cậu bé bận gì đó nên có khi ngày mai sẽ đến thôi.
          Thế nhưng, từ đó về sau cậu bé không xuất hiện ở cửa tiệm tôi nữa. Trong lòng tôi có một cảm giác rất khó chịu, tôi luôn ngồi trong cửa tiệm nhìn ngó khắp bốn phía với hy vọng cậu bé sẽ đến. Nhưng càng chờ đợi tôi lại càng thất vọng, chỉ còn biết đợi đến ngày 22 tháng 9, tôi nhất định phải đích thân đến nhà cậu bé, tôi nhất định phải nói với mẹ cậu bé rằng: “Con trai chị thật đáng yêu!”.


           Ngày 22 tháng 9 hôm đó, tôi tỉ mỉ chọn những bông hoa cẩm chướng đẹp nhất. Địa chỉ mà cậu bé đưa cho, tôi sớm đã ghi nhớ trong lòng. Tôi vừa đi vừa nghĩ, nếu cậu bé nhìn thấy hoa tôi chuyển đến nhất định sẽ rất vui và mẹ của cậu nhất định cũng sẽ hạnh phúc. Có lẽ, hôm nay cậu bé đã ngồi chờ sẵn ở nhà đợi tôi đến.
          Tôi bấm chuông, một người phụ nữ trung niên ra mở cửa, khuôn mặt hốc hác.
           “Chị là chị Đặng Vĩ Cầm đúng không ạ?”.
          Tôi hỏi, chị gật đầu.
           “Đây là hoa mà con trai chị đã đặt cho chị, chúc chị sinh nhật vui vẻ!”.
           “Cô…có phải cô đã nhầm rồi không, con trai tôi đã đặt hoa sao?”, chị tỏ vẻ vô cùng ngạc nhiên.
           “Hai tháng trước có một cậu bé tên là Bạch Vĩ có đến đặt hoa ở tiệm chúng tôi, cậu bé nói rằng hoa này dùng để tặng mẹ, cậu bé nói rằng chị là mẹ cậu”, tôi giải thích.
          Chị im lặng không nói, tôi bỗng nhìn thấy những giọt nước mắt chảy đầy nơi đôi mắt của chị. Tôi luống cuống không biết làm thế nào, trong lòng thấp thỏm không yên. Chị ấy khóc vì quá xúc động chăng?
          Chị lau nước mắt sau đó dẫn tôi vào nhà, vừa rót nước cho tôi vừa kể: “Cảm ơn cô, tôi thật sự không ngờ tới”.
           “Đúng rồi, con trai chị vô cùng đáng yêu, cậu bé cùng một lúc đặt hoa cho 60 năm và nhờ tôi mỗi năm đúng vào ngày sinh nhật của chị thì đưa hoa đến tặng chị đấy”.
           “Cái gì? 60 năm ư? Tôi đã hiểu rồi”, chị nói. Tôi thấy bàn tay chị đang run rẩy, lời của tôi khiến chị bị kích động.
           “Con trai chị rất đáng yêu, cậu bé còn vẽ tranh cho tôi nữa”.
           “Đúng vậy, nó rất đáng yêu…con trai tôi, nhưng...”. Nói rồi, chị chợt òa khóc không thành tiếng, tôi có cảm giác gì đó rất bất an, chẳng lẽ cậu bé Bạch Vĩ đáng yêu này…
           “Nó mắc phải căn bệnh máu trắng, tôi đưa nó đi chữa trị khắp nơi nhưng đều vô ích…Chắc chắn nó biết mình sắp phải rời xa thế giới này nên mới đi đặt hoa cho tôi. Ba năm trước, vào ngày sinh nhật tôi, nó tặng tôi một bó hoa cẩm chướng. Tôi vui mừng khôn xiết rồi nói với nó rằng được nó tặng hoa là niềm hạnh phúc của tôi. Nó đáp lại rằng mỗi năm nó sẽ tặng hoa cho tôi bởi nó muốn nhìn thấy tôi hạnh phúc. Nó còn ngoắc tay với tôi…Thế nhưng, năm sau đó, nó bị chẩn đoán mắc bệnh máu trắng…Đứa con trai tội nghiệp của tôi…”.

          Lời nói của chị như sét đánh ngang tai tôi, đầu tôi như ù đi, nước mắt chảy dài Tôi không biết rằng tôi đã tạm biệt mẹ cậu bé và ra về như thế nào. Trong đầu tôi tràn ngập hình ảnh của Bạch Vĩ, khuôn mặt xanh xao, nụ cười rạng rỡ,…
          Tôi không biết rằng mình có thể duy trì cửa tiệm cho đến 60 năm hay không nhưng tôi dám bảo đảm rằng, chỉ cần một ngày còn sống, tôi nhất định sẽ đưa hoa đến tặng mẹ cậu vào ngày 22 tháng 9 hàng năm. Tôi cầu mong ông trời có thể cho tôi sống 60 năm nữa và mẹ cậu bé cũng vậy để tôi có thể giúp cậu hoàn thành tâm nguyện của mình.

          Theo Blogtamsu


.

30 tháng 3, 2016

Hạn hán & sự lạc quan của người miền Tây










.

Bí mật trong bát cơm trắng.



          Có đôi vợ chồng kinh doanh quán ăn tự chọn (tạm gọi là quán cơm chỉ, nghĩa là tay chỉ món nào thì người ta múc món đó) Một ngày kia, có một chàng trai đến quán chỉ mua bát cơm trắng, nhưng vợ chồng chủ quán dường như thông cãm được hoàn cảnh của chàng trai, nên họ âm thầm cho thêm một chút thức ăn vào trong bát cơm trắng của anh. Việc làm của 2 vợ chồng chủ quán lâu dần cũng quen, rồi chìm vào quên lãng. Thế nhưng chàng trai lại ghi lòng tạc dạ đối với ân tình này.
          Một việc lành nhỏ nhặt lại có thể thay đổi cả một cuộc đời của người khác
Vào những buổi xế chiều của hơn hai mươi năm trước, trên đường phố Saigon, có một chàng trai với dáng dấp sinh viên đại học, cứ đi đi lại lại trước cửa một quán cơm chỉ, đợi đến khi quán gần hết thực khách, anh mới bước vào khẽ nói : “Làm ơn cho cháu một bát cơm trắng được không? Cám ơn!”
          Vợ chồng chủ quán lúc đó vẫn còn rất trẻ không khỏi ngạc nhiên, bởi vì chàng trai chỉ gọi cơm trắng chứ không gọi thức ăn, nhưng họ cũng không thắc mắc, xới ngay một tô cơm trắng tràn đầy cho anh.
          Chàng trai ăn cơm đến nửa bát, lại gọi mua thêm 1 tô nữa, anh muốn đem về bỏ vào trong hộp cơm, để dành ngày mai đem đến lớp làm cơm trưa”.


          Ông chủ thấy thế, thầm nghĩ chàng trai này ắt hẳn là gia cảnh không được tốt lắm, nhưng vẫn không bỏ học.
          Thế là ông chủ lặng lẽ cho thêm mấy miếng thịt nướng, còn có một quả trứng kho vào dưới đáy của hộp cơm.
          Sau đó mới lấy cơm trắng đắp lên trên, xem ra có vẻ chỉ như chỉ là có cơm trắng thôi vậy.
          Giúp người vốn là cái gốc của niềm vui
          Sau khi bà chủ nhìn thấy, hiểu rõ là ông chồng muốn giúp đỡ chàng trai kia, nhưng bà lại không hiểu được vì sao ông chồng lại giấu miếng thịt ở dưới đáy. Ông chủ khẽ nói với vợ rằng:
           “Cậu ấy nếu như nhìn thấy miếng thịt, có lẽ sẽ cho rằng chúng ta đang thương hại cậu ấy, bố thí cho cậu ấy, đây cũng giống như làm tổn thương lòng tự trọng của cậu ấy vậy. Như vậy cậu ấy nhất định sẽ xấu hổ mà không đến đây nữa, thế thì cậu ấy sẽ đi đến quán ăn khác, nếu như cứ mãi chỉ ăn cơm trắng như vậy hoài, thử hỏi làm sao còn có sức khỏe để học hành nữa đây?”.
          Bà chủ thấu hiểu lòng bác ái của chồng nên rất đồng tình, 2 vợ chồng
chìm đắm trong niềm vui vì được giúp đỡ người khác.


.

29 tháng 3, 2016

Danh Ngôn và Cuộc Sống 96








.

Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười


           Bố tôi là một bác sĩ phẫu thuật giỏi, ông đã từng phẫu thuật cho rất nhiều  người, có những người rất bình thường, có những người nổi tiếng, có  những người giàu có và cả những người nghèo. Có người nhiều năm sau vẫn đến cảm ơn cha tôi vào những ngày lễ tết, có những người không bao giờ gặp lại . Trong số những người không bao giờ quay lại có một cậu bé mà cha tôi luôn nhắc đến mỗi khi nhớ lại những kỷ niệm về nghề nghiệp của mình với tất cả tình âu yếm.


            Cậu bé ấy bị mù, một buổi sáng cậu được đưa đến phòng khám của bố, ở bàn chân có một vết thương lâu ngày và trở nên nguy hiểm đến không chỉ đôi chân mà cả tính mạng của cậu. Mọi người xung quanh cậu đã không quan tâm săn sóc cậu đúng mức, còn cậu bé thì rụt rè, có lẽ cậu đã không muốn làm những người xung quanh phải bận tâm về mình nên đã cố chịu đựng vết thương cho đến khi nó trở nên đau đớn không chịu được.           Trong một năm liền cứ ba lần một tuần cậu đến chỗ bố tôi và bố cắt bỏ hết những chỗ thịt bị hư hại, rồi bôi thuốc, băng bó mà không lấy tiền. Bố nói rằng ước muốn của bố là có thể cứu được đôi chân của cậu bé mù đó bởi bố đoán rằng trong cuộc sống cậu đã gặp khá nhiều thiệt thòi và bất hạnh, bố không muốn phải cưa chân cậu. Nhưng rồi bố thất bại, vết hoại thư đã lan rộng đến mức không cắt bỏ nhanhchóng cậu bé sẽ chết. Bố rất buồn vì điều đó, thậm chí cảm thấy thất vọng về bản thân mình.
           Rồi ngày phẫu thuật cũng đến. Bố đứng bên cạnh cô y tá gây mê khi cô ta làm công việc của mình, lặng nhìn cơ thể bé nhỏ ấy đang chìm dần vào giấc ngủ. Sau đó ông chầm chậm giở miếng vải phủ chân cậu bé lên, và ở đó, trên ống chân gầy gò của cậu, bố nhìn thấy một hình vẽ mà cậu đã mò mẫm vẽ trong bóng tối của mình để tặng bố, đó là một gương mặt hay đúng hơn là một hình tròn có hai mắt, hai tai, một cái mũi, một cái miệng đang mỉm cười, ở bên cạnh là một dòng chữ nguệch ngoạc:
            “Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười”.


.