29 tháng 9, 2011

Hãy bao dung nếu bố mẹ già đi

.




          Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu giùm cho bố mẹ. Nếu như bố mẹ ăn uống rớt vun vãi... Nếu như bố mẹ gặp khó khăn ngay cả đến cái ăn cái mặc...Xin con hãy bao dung!

          Con hãy nhớ những ngày giờ mà bố mẹ đã trải qua với con, để dạy cho con bao điều lúc thuở bé.

          Nếu như bố mẹ cứ lập đi lập lại hàng trăm lần mãi một chuyện, thì đừng bao giờ cắt đứt lời bố mẹ... mà hãy lắng nghe!

          Khi con còn ấu thơ, con hay muốn bố mẹ đọc đi đọc lại mãi một câu truyện hằng đêm cho đến khi con đi vào trong giấc ngủ... và bố mẹ đã làm vì con.

          Nếu như bố mẹ không tự tắm rửa được thường xuyên, thì đừng quở trách bố mẹ và đừng nên cho đó là điều xấu hổ.

          Con hãy nhớ... lúc con còn nhỏ, bố mẹ đã phải viện cớ bao lần để vỗ về con trước khi tắm.

          Khi con thấy sự ít hiểu biết của bố mẹ trong đời sống văn minh hiện đại ngày hôm nay, đừng thất vọng mà hãy để bố mẹ thời gian để tìm hiểu.

          Bố mẹ đã dạy dỗ con bao điều... từ cái ăn, cái mặc cho đến bản thân và phải biết đương đầu với bao thử thách trong cuộc sống.

          Nếu như bố mẹ có đãng trí hay không nhớ hết những gì con nói... hãy để bố mẹ đôi chút thời gian để suy ngẫm lại và nhỡ như bố mẹ không tài nào nhớ nổi, đừng vì thế mà con bực mình mà tức giận... vì điều quan trọng nhất đối với bố mẹ là được nhìn con, đưọc gần bên con và được nghe con nói, thế thôi!

          Nếu như bố mẹ không muốn ăn, đừng ép bố mẹ!... vì bố mẹ biết khi nào bố mẹ đói hay không.

          Khi đôi chân của bố mẹ không còn đứng vững như xưa nữa... hãy giúp bố mẹ, nắm lấy tay bố mẹ như thể ngày nào bố mẹ đã tập tềnh con trẻ những bước đi đầu đời.

          Và một ngày như một ngày sẽ đến, bố mẹ sẽ nói với con rằng... bố mẹ không muốn sống, bố mẹ muốn từ biệt ra đi.

          Con đừng oán giận và buồn khổ... vì con sẽ hiểu và thông cảm cho bố mẹ khi thời gian sẽ tới với con.

          Hãy cố hiểu và chấp nhận, đến khi về già, sống mà không còn hữu ích cho xã hội mà chỉ là gánh nặng cho gia đình!... và sống chỉ là vỏn vẹn hai chữ "sinh tồn".

          Một ngày con lớn khôn, con sẽ hiểu rằng, với bao sai lầm ai chẳng vướng phải, bố mẹ vẫn bỏ công xây dựng cho con một con đường đi đầy an lành.

          Con đừng nên cảm thấy xót xa buồn đau, đừng cho rằng con bất lực trước sự già nua của bố mẹ.

          Con chỉ cần hiện diện bên bố mẹ để chia sẻ những gì bố mẹ đang sống và cảm thông cho bố mẹ, như bố mẹ đã làm cho con tự khi lúc con chào đời.

          Hãy giúp bố mẹ trong từng bước đi vào chiều...
          Hãy giúp bố mẹ trong phút sống còn lại trong yêu thương và nhẫn nại...

          Cách duy nhất còn lại mà bố mẹ muốn cảm ơn con là nụ cười và cả tình thương để lại trong con.

          Thương con thật nhiều...
          Bố mẹ...

 
          PIERRE ANTOINE (Việt kiều Pháp)


.

28 tháng 9, 2011

Học.... cách QUÊN.

 .

          Một buổi tối, tôi đi thăm người bạn từng bị vu cáo hãm hại. Lúc ăn cơm, anh nhận được một cuộc điện thoại, người đó muốn nói cho anh biết ai đã hãm hại anh.
 

          Nhưng anh bạn tôi đã từ chối nghe. Nhìn thấy vẻ mặt ngạc nhiên của tôi, anh nói “Biết rồi thì sao chứ? Cuộc sống có những chuyện không cần biết và có những thứ cần phải quên đi”.

          Sự rộng lượng của anh khiến tôi rất cảm kích. Đời người không phải lúc nào cũng được như ý, muốn bản thân vui vẻ, đôi khi việc giảm áp lực cho chính mình là điều cần thiết và cách để giảm áp lực tốt nhất chính là học cách quên, bởi trong cuộc sống này có những thứ cần nhặt lên và bỏ xuống đúng lúc. 

          Trong kinh Phật có một câu chuyện kể rằng: tiểu hòa thượng và lão hòa thượng cùng đi hóa duyên, tiểu hòa thượng lễ độ cung kính, việc gì cũng đều nhìn theo sư phụ. Khi tới bờ sông, một cô gái muốn qua sông, lão hòa thượng đã cõng cô gái qua sông, cô gái sau khi cảm ơn thì đi mất, tiểu hòa thượng trong lòng cứ thắc mắc “ Sư phụ sao có thể cõng một cô gái qua sông như thế?”. Nhưng cậu ta không dám hỏi, cứ thế đi mãi được 20 dặm, cậu ta thực sự không kìm được đành hỏi sư phụ: “Chúng ta là người xuất gia, sao thầy có thể cõng một cô gái qua sông?” Sư phụ điềm đạm nói: “Ta cõng cô gái qua sông thì bỏ cô ấy xuống, còn ngươi thì đã cõng cô gái ấy 20 dặm rồi vẫn chưa bỏ xuống.”
 
          Lời nói của lão hòa thượng đầy thiền ý, hàm chứa trong nó chính là nghệ thuật nhân sinh. Cuộc đời con người giống như một cuộc hành trình dài, không ngừng bước đi, ven đường nhìn thấy vô vàn phong cảnh, trải qua biết bao những gập ghềnh, nếu như đem tất cả những nơi đã đi qua đã nhìn thấy ghi nhớ hết trong lòng thì sẽ khiến cho bản thân mình chất chứa thêm rất nhiều gánh nặng không cần thiết. Sự từng trải càng phong phú, áp lực càng lớn, chẳng bằng đi một chặng đường quên một chặng đường, mãi mãi mang một hành trang gọn nhẹ trên đường. Quá khứ đã qua, thời gian cũng không thể quay ngược trở lại, ngoài việc ghi nhớ lấy những bài học kinh nghiệm, còn lại không cần thiết để cho lòng phải vướng bận thêm.
 
          Sẵn sàng quên đi là một cách cân bằng tâm lý, cần phải chân thành và thản nhiên đối mặt với cuộc sống. Có một câu nói rất hay rằng tức giận là lấy sai lầm của người khác để trừng phạt chính mình, cứ mãi nhớ và không quên khuyết điểm của người khác thì người bị tổn thương nhiều nhất chính là bản thân mình, bởi lẽ đó để có được niềm vui và cuộc sống thanh thản  ta không nên truy cứu lỗi lầm cũ của người khác.
 
          Rất nhiều người thích câu thơ :
           “Xuân có hoa bách hợp, thu có trăng. Hạ có gió mát, đông có tuyết”. 

          Trong lòng không có việc phải phiền lo mới chính là mùa đẹp của nhân gian. Nhớ những cái cần nhớ, quên những cái nên quên, sống cuộc sống cởi mở, trong lòng không vướng mắc thì cuộc sống này sẽ thật tươi đẹp. 

                                                                                     Giang Nhất Yến
 


Những Cái Cần Gạt Nước









           Bạn đã từng lái xe trong mưa, bạn có để ý đến cái cần gạt nước không? Trời mưa như trút nước, nước phủ mờ mặt kính, che khuất cả đường đi. May mắn thay chúng ta có những cái cần gạt nước: kiên trì và đều đặn, chúng xoá nhoà nước mưa trên kính, giúp ta nhìn thấy đường để lái xe. Thật tiện dụng tuyệt vời!

           Trên chuyến xe cuộc đời, có những nỗi buồn rơi rớt, những lo âu lất phất, những cơn giận vũ bão… chúng như cơn mưa cản trở hành trình của chúng ta, làm chúng ta không thấy đường đi, mất phương hướng, hoặc chán nản dừng xe lại, tự làm mất thời gian và công sức của mình, bạn có thấy lãng phí không? Này bạn, thay vì ngồi than thân trách phận hoặc tiêu cực chờ đợi, sao bạn không thẳng tay gạt những nỗi buồn, những điều không vừa ý sang một bên để tiếp tục đi, cho dù chậm thì cũng vẫn là đang tiến tới. Một u sầu gạt bỏ là bạn sẽ được nhìn rõ hơn và xa hơn một chút, tiến xa hơn một chút trên đường đi của mình.

           Dầu vậy, cũng có những niềm đau, những nỗi buồn như cơn mưa dai dẳng, khó có thể xoá nhòa trong chốc lát. Bạn phải đều đặn, đều đặn gạt bỏ chúng như… những cái cần gạt nước. Muốn vậy, bạn phải kiên trì, quyết tâm lập đi lập lại một động tác trong tư tưởng: đẩy sang phải, đẩy sang trái, cho những gì không vừa ý văng khỏi đời mình như những hạt mưa văng khỏi kính xe; hãy chiến đấu cho tương lai phía trước, để rồi những lo âu rơi rớt, những cơn giận tung toé, những phiền muộn đọng lại sẽ bị gạt bắn ra đằng sau từng phần, từng phần, và nhẹ dần đi cho tới khi mất hẳn. Quan trọng là bạn phải biết gạt bỏ chúng một cách đều đặn, kiên trì. Trời sẽ lại sáng sau cơn mưa.

           Người tài xế cẩn thận, dù biết rõ công dụng của chiếc cần gạt nước, cũng không dám khinh thường trời mưa. Đường trơn, tầm nhìn giới hạn, xe không thể chạy nhanh được; bạn cũng vậy, bạn có thể gạt bỏ được những điều tiêu cực, phật lòng, buồn đau, nhưng vẫn chịu những hậu quả tổn hại của chúng. Hãy tiến lên nhưng đừng phóng nhanh, chậm rãi chú ý xem xét để được an toàn cho lần sau. Và nếu tránh được thì nên tránh từ đầu, như người lái xe khi xem thời tiết, biết trời mưa thì có thể khởi hành sớm hơn hoặc muộn đi, có thể lái xe đi vòng hướng khác để tránh cơn bão dập vùi. Đừng tự chuốc lấy những điều không vừa ý khi mình có thể tránh được. Cuộc đời còn có bao việc phải làm; nếu không thật cần thiết thì cũng chẳng nên lái xe trong mưa.

           Và nếu nhỡ ra phải đi trong mưa, bạn có để ý thêm không? Trên kính xe có tới 2 cái cần gạt nước. Chúng làm việc chung với nhau thật hợp «rơ», lui tới đều đặn, song song, hỗ trợ cho nhau, để đẩy nước mưa ra ngoài. Trong cuộc đời, có những nỗi buồn, những lo âu thật khó xoá với sức của một người. Hãy cùng chia sẻ với người thân, với bè bạn: gánh nặng được san sẻ thì đôi vai sẽ bớt mỏi, đường đi sẽ bớt xa hơn, dễ đi hơn. Khi có sự đồng tâm hiệp lực thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn, niềm vui cũng sẽ lớn hơn, đủ để đánh bại những nỗi buồn lớn.

           Và sau hết, bạn hãy là người lạc quan. Hãy nhìn những cái cần gạt nước không chịu nằm im, chúng chuyển động không ngừng, cố đẩy nước đến từ mọi phía. Nếu bạn chỉ ngồi một chỗ mà lo âu thì bạn thật là người đáng lo, nếu bạn chỉ biết cằn nhằn những phiền toái thì chúng vẫn còn đó, nếu bạn đắm mình trong u sầu thì u sầu sẽ nhận chìm bạn. Hãy suy nghĩ cho lạc quan và hành động tích cực; Đối với người lạc quan, sớm hay muộn thì vấn đề cũng sẽ có giải pháp, điều cần là phải vui sống dù tạm thời chưa giải quyết chúng được.

           Xưa kia có một bà cụ hay ủ rũ khi nghĩ đến 2 người con ở xa : trời mưa thì bà nghĩ đến người con bán dép rơm bị ế ẩm vì không ai mua dép rơm để đi mưa; trời nắng thì bà lại nghĩ tới người con bán dù vì ai lại mua dù mùa nắng. Hàng xóm thấy vậy xúm vào khuyên bà hãy nghĩ ngược lại: trời nắng thì nghĩ tới người con bán dép rơm được đắt hàng, còn trời mưa thì nghĩ tới đứa con làm dù không đủ bán. Bà cụ nghe theo và từ đó sống thật vui vẻ. Bạn biết không, đời sống vui hay buồn nhiều khi không phải do những việc bên ngoài, mà lại tuỳ thuộc vào suy nghĩ và cách sống của chúng ta. Nhiều việc có cả mặt tốt lẫn mặt xấu, nhưng nếu nhìn mặt tốt có lẽ chúng ta sẽ sống hạnh phúc hơn, tội gì phải làm ngược lại. Những buồn khổ, lo âu, bất hạnh nhiều khi đến bất chợt như cơn mưa và ai cũng gặp phải. Dù sao trời cũng đã mưa và chúng ta phải lái «chuyến xe cuộc đời».

           Hãy vui vẻ lạc quan khi nghĩ đến… «những cái cần gạt nước».

          Tác giả: Hoài Nam
  
 



.,

Người Tài Xế và gã tâm thần




   
    Một anh tài xế xe tải làm công việc thường ngày giao hàng cho một bệnh viện tâm thần, đang đậu xe bên cạnh một ống cống nước.

     Lúc chuẩn bị rời bệnh viện, anh nhận thấy có một bánh xe bị xì hơi.

     Anh kích chiếc xe tải lên và tháo bánh xe xì hơi để thay vào đó một bánh xe dự phòng.

      Lúc sắp sửa gắn bánh xe mới vào, đột nhiên anh làm rơi cả bốn chiếc bù lon xuống ống cống nước.


     Anh không thể nào vớt những chiếc bù lon ra khỏi ống cống được, và bắt đầu hoảng lên vì không biết phải làm gì.


      Ngay lúc đó, một bệnh nhân đi ngang qua và hỏi anh tài xế tại sao trông anh có vẻ hốt hoảng như vậy.

      Người tài xế tự nghĩ, bởi vì mình mà còn không làm được huống gì cái gả điên này, nên để gã ta đi cho khuất mắt, người tài xế xe tải nói sơ qua tình hình và đưa một cái nhìn thất vọng. 

      Người bệnh nhân cười anh tài xế và nói:
          "Chỉ mỗi cái việc đơn giản như vậy mà anh còn không cách nào làm được. Không lạ gì anh sinh ra chỉ còn cái nghề tài xế xe tải để sống".

      Người tài xế lấy làm ngạc nhiên khi nghe lời nhận xét như vậy từ một gã tâm thần.

      "Đây là cái anh có thể làm", gã tâm thần nói.."tháo một cái bù lon từ mỗi trong ba bánh xe kia và gắn vô cái bánh xe này. Rồi lái xe xuống cửa tiệm gần nhất và thay những cái bù lon còn thiếu vô. Đơn giản quá phải không anh bạn?"

          Người tài xế quá cảm kích với lối giải quyết nhanh chóng này liền hỏi người bệnh:
      "Anh quá giỏi và thông minh như vậy sao lại có mặt ở cái bệnh viện tâm thần này nhỉ?"
       Người bệnh trả lời:
          "Anh bạn ạ! Tôi ở đây bởi vì tôi khùng chứ không phải tôi ngu".

       Chẳng có gì ngạc nhiên, có nhiều người, thái độ chẳng khác anh tài xế xe tải, cứ nghĩ rằng người khác toàn là ngu.

       Bởi vậy, các bạn ạ, mặc dầu tất cả các bạn được học hành và thông minh, nhưng cứ nhìn cho xem, có thể có nhiều gã điên quanh đời sống cá nhân và chỗ làm của chúng ta, họ có thể cho chúng ta nhiều cách giải quyết nhanh chóng và vượt qua cả sự khôn ngoan của chúng ta nữa.


.

25 tháng 9, 2011

Khi làm rách váy 1 cô gái

.




Mỗi đất nước có 1 truyền thống văn hóa riêng .
Khi gặp 1 tình huống bất ngờ họ sẽ xử lý thế nào?

 
          Tokyo - Nhật bản
          Tại Khu phố Ginza đông nườm nượp, một anh chàng Nhật chẳng may chạm vào làm toạc chiếc váy ngắn của một cô gái Nhật. Anh ta chưa kịp nói lời xin lỗi thì cô gái đã cúi rạp người nói: “Xin lỗi đã làm phiền anh, chỉ vì chất lượng chiếc váy này tồi quá.”

          New York - Mỹ
          Trên Quảng trường Time tấp nập người đi lại, 1 anh chàng Mỹ vô tình động vào làm toạc chiếc váy của một cô gái Mỹ Anh chàng này chưa kịp mở mồm thanh minh thì cô gái đã rút ngay 1 tấm danh thiếp và nói: “Đây là số phone của luật sư của tôi, ông ta sẽ tìm anh để bàn về việc quấy rối tình dục này, anh cứ chuẩn bị đi, chúng ta sẽ gặp nhau tại toà án…” Nói xong ghi lại số phone của anh chàng kia rồi ngẩng cao đầu bước đi.

          Paris - Pháp
          Trên Quảng trường Khải hoàn môn nổi tiếng TG, một chàng lãng tử Pháp không may làm toạc váy của một cô nàng Pháp. Chàng chưa kịp nói gì thì cô nàng đã cười hic hic, sau đó ghé vào tai chàng trai nói: “Nếu anh không ngại, thì tặng em một bông hồng để xin lỗi đi…” Sau khi mua một bông hồng tặng nàng xong, chàng bèn mời nàng đến 1 khách sạn nhỏ để cùng nghiên cứu vấn đề ẩn sau làn váy ngắn.

          London - Anh quốc
          Tại Quảng trường Church bên dòng sông Thames êm đềm, một chú Ăng-lê vô tình xé toạc chiếc mini skirt của một cô gái Anh. Anh chàng này chưa kịp thanh minh thanh nga thì cô gái đã vội vàng dùng tờ báo đang cầm che đi chỗ rách, mặt đỏ giừ nói: “Thưa ông, ông có thể đưa tôi về nhà được không? Nhà tôi ở phía trước, gần thôi…” Anh chàng này bèn cởi áo quấn lại cho cô gái rồi vẫy 1 xe taxi, đưa cô gái về nhà an toàn để thay một chiếc váy mới.

          Trùng Khánh - Trung Quốc
          Trước Tượng đài Giải phóng quân tại Trùng Khánh, một anh Tầu chẳng may làm rách toạc chiếc váy ngắn của một cô gái Trùng Khánh. Anh này chưa kịp mở miệng xin lỗi thì đã nghe tát bốp một cái bên tai. Cô gái tay thì túm chặt lấy cổ anh chàng, mồm thì rít lên: “Mày to gan nhỉ, dám ăn đậu phụ dai à? Đi gặp 110 cùng tao ngay…”

          Đài Bắc - Đài Loan
          Tại Quảng trường Tây môn, 1 anh chàng Đài vô tình cào rách chiếc váy ngắn của một cô gái Đài. Chàng trai chưa kịp nói gì thì cô gái đã cười ha ha nói: “Chưa kịp ngã giá mà đã đòi xem hàng rồi hả anh giai?”

          Hà Nội - Việt Nam
          Tại Vườn hồng trước cửa lăng Bác, một chàng thư sinh Hà Nội chẳng may động vào làm toạc chiếc váy ngắn của một em gái Hà Thành. Chàng này chưa kịp xua tay xin lỗi thì đã thấy quần của mình bị rách tơi tả rồi.


           Sưu  tầm


.

22 tháng 9, 2011

Bàn tay của mẹ, bài học của con

.




     Một thanh niên học hành xuất sắc nộp đơn vào chức vụ quản trị viên của một công ty lớn.

     Anh ta vừa xong đợt phỏng vấn đầu tiên, ông giám đốc công ty muốn gặp trực tiếp để có quyết định nhận hay không nhận anh ta. Và ông thấy từ học bạ của chàng thanh niên, tất cả đều tốt và năm nào, từ bậc trung học đến các chương trình nghiên cứu sau đại học cũng đều xuất sắc, không năm nào mà anh chàng thanh niên này không hoàn thành vượt bực.

     Viên giám đốc: “Anh đã được học bổng của những trường nào?” Chàng thanh niên đáp “Thưa không” “Thế cha anh trả học phí cho anh đi học sao?” “Cha tôi chết khi tôi vừa mới một tuổi đầu. Mẹ tôi mới là người lo trả học phí.” Viên giám đốc lại hỏi: “Mẹ của anh làm việc ở đâu?” Chàng thanh niên đáp: “Mẹ tôi làm công việc giặt áo quần.”

     Viên giám đốc bảo chàng thanh niên đưa đôi bàn tay của anh cho ông ta xem. Chàng thanh niên có hai bàn tay mịn màng và hoàn hảo.
Viên giám đốc: “Vậy trước nay anh có bao giờ giúp mẹ giặt giũ áo quần không?” “Chưa bao giờ. Mẹ luôn bảo tôi lo học và đọc thêm nhiều sách. Hơn nữa, mẹ tôi giặt áo quần nhanh hơn tôi.” Chàng thanh niên đáp.
Viên giám đốc: “Tôi yêu cầu anh một việc. Hôm nay khi trở lại nhà, lau sạch đôi bàn tay của mẹ anh, và rồi ngày mai đến gặp tôi.”
 
     Ðến lúc ấy thì chàng thanh niên có cảm tưởng là công việc tốt này đang sẵn sàng là của mình. Về đến nhà, chàng ta sung sướng khoe với me, và chỉ xin được cầm lấy đôi bàn tay của bà. Mẹ chàng trai cảm thấy có điều gì đó khác lạ. Với một cảm giác vừa vui mà cũng vừa buồn, bà đưa đôi bàn tay cho con trai xem.
 
     Chàng thanh niên từ từ lau sạch đôi bàn tay của mẹ.Vừa lau, nước mắt chàng tuôn tràn. Ðây là lần đầu tiên chàng thanh niên mới có dịp khám phá đôi tay mẹ mình: đôi bàn tay nhăn nheo và đầy những vết bầm đen. Những vết bầm làm đau nhức đến nỗi bà đã rùng mình khi được lau bằng nước. Lần đầu tiên trong đời, chàng thanh niên nhận thức ra rằng, chính từ đôi bàn tay giặt quần áo mỗi ngày này đã giúp trả học phí cho chàng từ bao nhiêu lâu nay.
 
     Những vết bầm trong đôi tay của mẹ là giá mẹ chàng phải trả dài đăng đẳng cho đến ngày chàng tốt nghiệp, cho những xuất sắc trong học vấn và cho tương lai sẽ tới của chàng.

     Sau khi lau sạch đôi tay của mẹ,chàng thanh niên lặng lẽ giặt hết phần áo quần còn lại cho mẹ.
 
      Tối đó, hai mẹ con tâm sự với nhau thật là lâu.
 
     Sáng hôm sau, chàng thanh niên tới trụ sở công ty.
Viên giám đốc còn thấy những giọt nước mắt chưa ráo hết trong đôi mắt của chàng thanh niên, ông hỏi: “Anh có thể cho tôi biết những gì anh đã làm và đã học được hôm qua ở nhà không?”
 
     Chàng thanh niên đáp: “Tôi lau sạch đôi tay của mẹ, và cũng giặt hết phần áo quần còn lại.” “Cảm tưởng của anh ra sao?” “Thứ nhất, bây giờ tôi mới thấu hiểu thế nào là ý nghĩa của lòng biết ơn: Không có mẹ, tôi không thể thành tựu được như hôm nay. Thứ hai, qua việc hợp tác với nhau, và qua việc giúp mẹ giặt quần áo, giờ tôi mới ý thức được rằng thật khó khăn và gian khổ để hoàn tất công việc. Thứ ba, tôi hiểu sâu xa được tầm mức quan trọng và giá trị của liên hệ gia đình.”

     Viên giám đốc nói: “Ðây là những gì tôi cần tìm thấy ở nơi con người sẽ là quản trị viên trong công ty chúng tôi. Tôi muốn tuyển dụng một người biết ơn sự giúp đỡ của những người khác, một người cảm thông sự chịu đựng của những người khác để hoàn thành nhiệm vụ, và một người không chỉ nghĩ đến tiền bạc là mục đích duy nhất của cuộc đời. Em được nhận.”
 
     Sau đó, chàng thanh niên làm việc hăng say, và nhận được sự kính trọng của các nhân viên dưới quyền. Tất cả nhân viên làm việc kiên trì và hợp tác như một đội. Thành tựu của công ty mỗi ngày mỗi được cải thiện.
 
     Thưa quí vị. Một đứa bé luôn luôn được che chở và có thói quen muốn gì được nấy, có thể sẽ phát triển “tâm lý đặc quyền” và nó sẽ chỉ luôn luôn nghĩ đến mình nó trước hết. Nó sẽ thờ ơ về các nỗ lực của cha mẹ trong suốt thời gian nuôi dưỡng nó thành người.
 
     Khi làm việc, nó giả thiết rằng mọi người phải vâng lời nó; và khi trở thành một quản trị viên, nó có thể sẽ không bao giờ biết đến sự chịu đựng của các nhân viên dưới quyền và luôn sẵn sàng đổ thừa cho người khác những khiếm khuyết và sai sót trong sinh hoạt của công ty.
 
     Ðối với loại người này, họ có thể học giỏi, có thể thành công một thời gian ngắn nhưng thật sự trong đời họ sẽ không bao giờ họ có cơ hội thực sự cảm nhận được ý nghĩa của thành tựu. Họ sẽ cằn nhằn, lòng họ luôn chất đầy oán ghét và đấu tranh để có được nhiều thứ cho mình.
Nếu chúng ta thuộc loại cha mẹ chuyên bao che con cái như thế này, phải chăng chúng ta đang cho chúng thấy tình thương của cha mẹ hay là đang tàn phá chúng, tạo điều kiện cho chúng phát triển tối đa tính ích kỷ vô nhân?
 
     Bạn có thể cho con cái bạn sống trong những căn nhà lớn, ăn thức ăn ngon, học dương cầm, xem TV màn ảnh rộng... Nhưng khi chúng ta cắt cỏ, xin bạn vui lòng cho chúng cùng làm việc đó. Sau bữa cơm, hãy để chúng rửa chén bát cùng với anh chị em chúng. Không phải vì bạn không có tiền để mướn người làm trong nhà, nhưng bởi vì bạn nên thương con đúng cách.
 
     Bạn muốn chúng hiểu rằng bất kể cha mẹ giàu có cỡ nào, một ngày kia tóc chúng ta rồi cũng sẽ bạc như mẹ của người bạn trẻ kia. Ðiều quan trọng nhất là con cái của bạn có học để hiểu biết hơn về thái độ chân thành của một con người sống ở đời, và tự khả năng của chúng phải biết cùng làm việc với những người khác để hoàn thành mọi công tác mà chúng gặp phải trong cuộc sống.

     Bài này được lược dịch từ nguyên bản 
     “The Story of Apprecication” từ trên Internet.



.

21 tháng 9, 2011

Một thế kỷ trên đường phố Sài Gòn



          Đầu thế kỷ 20 đàn ông Nam bộ không còn búi tóc củ hành nên nghề cắt tóc ra đời; giày dép bắt đầu phổ biến làm xuất hiện nghề sửa giày... Ngày nay trên vỉa hè vẫn còn ông thợ hớt tóc dạo, người thợ sửa giày lâu năm...



          1. Từ những năm 1910-1930, nam giới đã không còn búi tóc củ hành mà bắt đầu cắt tóc ngắn. Theo đó, nghề hớt tóc dạo đường phố ra đời. Đến nay, các tiệm cắt tóc, salon tóc đã chuyên nghiệp hơn, tích hợp nhiều dịch vụ tiện ích, nhưng thỉnh thoảng đâu đó trên vỉa hè đường phố Sài Gòn, dưới những bóng cây mát vẫn còn những người thợ cắt tóc bình dị, với những dụng cụ hành nghề rất đơn giản, nhỏ gọn....




          2. Là phương tiện vận chuyển tiện lợi, taxi bắt đầu xuất hiện ở Sài Gòn - Chợ Lớn vào khoảng cuối những năm 40 và thịnh hành những năm 50 của thế kỷ 20. Trong ảnh là chiếc taxi năm 1970 (ảnh trên) và hiện nay (ảnh dưới).




          3. Sài Gòn xưa có hàng nước, quán cóc bán trà đá, trà chanh…thì trên phố Sài thành hiện nay cũng phổ biến gánh hàng, bàn giải khát với đủ loại nước có ga, nước chanh, sâm lạnh, nước dừa...




          4. Nghề đưa thư ở Sài Gòn bắt đầu phát triển từ đầu thế kỷ 20, chủ yếu là bằng chân, do các đoàn người vận chuyển từ nơi này đến nơi khác, chỉ một số ít thư được vận chuyển bằng xe. Khi đó đất phương Nam còn nhiều rừng rậm thú dữ nên nghề đưa thư khá nguy hiểm. Ngày này nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, máy móc thiết bị hiện đại nên việc thông tin liên lạc đã nhanh chóng, tiện lợi hơn nhiều lần




          5. Hình ảnh chiếc xe đẩy bán hủ tíu dạo gắn liền với văn hóa ẩm thực Sài Gòn hơn 100 năm nay. Những chiếc xe bán hủ tíu đến nay gần như vẫn còn giữ nguyên cách buôn bán lề đường, đặc biệt là là tiếng gõ “lách cách” đặc trưng. Ngày nay vẫn còn những tiệm bán hủ tíu trên 50 năm tuổi như các tiệm của người Hoa ở khu Chợ Lớn, trên đường Triệu Quang Phục (quận 5), đường Gia Phú (quận 6),..




          6. Là một nghệ thuật dân gian đường phố, múa lân rồng ở Sài Gòn đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong các dịp lễ hội truyền thống, với ý nghĩa cầu mong sự bình an, thịnh vượng, hạnh phúc... Hiện nay ngoài múa lân còn có múa sư tử, múa rồng. Các đội múa lân cũng ngày càng chuyên nghiệp và trang phục đẹp, bắt mắt hơn.




          7. Xích lô được xem là phương tiện để thay thế cho xe kéo. Chiếc xe kéo xuất hiện lần đầu tiên ở Hà Nội vào năm 1883, và khoảng 15 năm sau thì bắt đầu phổ biến trên đường phố Sài Gòn. Từ khi xuất hiện đến bây giờ, hình dáng của xe vẫn không thay đổi nhiều. Hiện nay xích lô chỉ còn dùng để phục vụ khách du lịch nước ngoài muốn tham quan thành phố.




          8. Gánh hàng rong đã có từ rất lâu đời, và trở thành một nét văn hóa đặc trưng rất Sài thành. Trải bao thăng trầm dâu bể của thời cuộc, gánh hàng rong ngày nay không khác xưa là mấy, vẫn đơn sơ quà vặt, bình dị những tiếng rao.




          9. Nghề sửa giày bắt đầu xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, cho đến nay đã trở thành một trong những nghề thủ công lâu đời nhất tại Sài Gòn. Sửa giày được xem là một nghề khá nhàn nhã, thu nhập không cao nhưng ổn định, bất cứ khi nào cũng có việc để làm. Ngày nay, nghề sửa giày ít nhiều đã bị mai một, nhưng vẫn có thể bắt gặp những người thợ già đang miệt mài đóng giày trên hè phố, nhất là ở các đường Lê Thánh Tôn, Hai Bà Trưng (quận 1)..


          Lê Phương - Mai Nhật thực hiện (Ảnh tư liệu Sài Gòn xưa tổng hợp từ nhiều nguồn).



.

19 tháng 9, 2011

Bác sĩ khám bệnh miển phí …



          Bệnh nhân : Thưa Bác sĩ tôi nghe nói tập thể dục, thể thao cho tim, giúp mình sống thọ hơn, có phải không ạ ?
          Bác sĩ : Thượng Đế cho mỗi người 1 trái tim chỉ có thể đập tổng cộng bao nhiêu nhịp đó rồi sẽ hư. Không cần tập thể dục cũng không cần chơi thể thao. Tập thể dục thể thao làm cho tim đập mạnh hơn, nhanh hơn, chẳng khác gì anh nói tôi muốn cho xe tôi bền hơn bằng cách rú ga dzọt mạnh. Muốn sống lâu hơn hả ? Cứ ngủ nghê thoải mái, không vận động gì hết ?

          Bệnh nhân : ăn rau cỏ nhiều, thân hình sẽ thon thả, ăn nhiều thịt thì sẽ mập ù, phải không Bác sĩ ?
          Bác sĩ : Sao cô ngu quá vậy, con voi ăn toàn cỏ mà sao nó mập thù lù vậy?Con cọp, con beo ăn toàn thịt mà sao nó mảnh dẻ thon gọn vậy ?

          Bệnh nhân : Tôi có nên ăn bớt thịt và thêm nhiều rau cải hay không ?
          Bác sĩ : Anh phải nhớ điều này, bò ăn cái gì ? Cỏ và bắp, đúng không ? Cỏ và bắp thuộc loại gì ? Rau và ngũ cốc, phải không ? Vậy thì ăn thịt bò chẳng phải là một phương cách hữu hiệu và chí lý để chuyển rau vào cơ thể anh chứ là gì ?
          Cơ thể cần ngũ cốc ư ? Thì ăn thịt bò. Thịt bò cũng là nguồn thực phẩm tốt từ rau lá xanh, vì bò ăn cỏ. Vậy thì 1 miếng thịt bò cũng đủ cung cấp 100% năng lượng cần thiết cho cơ thể trong ngày rồi, bớt thịt là làm sao ?

          Bệnh nhân : Tôi có nên giảm uống rượu mỗi ngày không ?
          Bác sĩ : Không, không nên. Rượu vang làm từ trái cây. Rượu brandy làm từ rượu vang nguyên chất, có nghĩa là nước được chắt ra khỏi trái cây để làm rượu, chỉ còn lại cốt tốt của trái cây, cho nên anh lại càng hưởng được các chất bổ nguyên chất của hoa qủa khi uống brandy. Bia cũng vậy, làm từ ngũ cốc.

          Bệnh nhân : Ăn đồ chiên xào nhiều qúa cũng không tốt phải không Bác sĩ ?
          Bác sĩ: Nãy giờ tôi nói anh có nghe không ? Đồ chiên xào ngày nay dùng dầu rau cải (vegetable oil), vậy thì làm sao ăn nhiều đồ chiên bằng dầu mà lại hại cho anh ?

          Bệnh nhân : Tập thể dục vùng bụng như hít đất giúp cho bụng nhỏ lại phải không ?
          Bác Sĩ : Không, không là không! Khi một bắp thịt nào đó vận động nhiều qúa, nó sẽ sưng vù lên. Có thấy bắp tay của vận động viên thể hình chưa ? Nếu anh muốn bụng to thì cứ tập thể dục bụng.

          Bệnh nhân : Bơi lội cũng giúp cho thân hình đẹp ?
          Bác sĩ : Nếu bơi lội giúp cho thân hình đẹp, anh hãy nhìn mấy con cá voi rồi giải thích cho tôi nghe coi.



.

15 tháng 9, 2011

CÁC MÃ VẠCH : Made In…


                         00 ~ 13 : USA & CANADA  
                         30 ~ 37 : FRANCE  
                         40 ~ 44 : CHLB Đức  
                         49 ~ : NHẬT BẢN  
                         50 ~ : Vương quốc Anh  
                         57 ~ : Đan Mạch  
                         64 ~ : Phần Lan  
                         76 ~ : Thụy Sĩ và Liechtenstein  
                         628 ~ : Ả-Rập Saudi  
                         629 ~ : United Arab Emirates
                         740 ~ 745 : Trung Mỹ  
                         480 : Philippine
                         471 : Đài Loan

           Tất cả các mã vạch bắt đầu bằng 690, 691, 692... lên đến 695 là LÀM TẠI TRUNG QUỐC.  

 

                         Mã số mã vạch các nước

                         000 - 019 GS1 United States
                         020 - 029 Restricted distribution (MO defined, usually for internal use)
                         030 - 039 GS1 United States
                         040 - 049 Restricted distribution (MO defined, usually for internal use)
                         050 - 059 Coupons
                         060 - 139 GS1 United States
                         200 - 299 Restricted distribution (MO defined, usually for internal use)
                         300 - 379 GS1 France
                         380 GS1 Bulgaria
                         383 GS1 Slovenia
                         385 GS1 Croatia
                         387 GS1 BIH (Bosnia-Herzegovina)
                         400 - 440 GS1 Germany
                         450 - 459 &490 – 499 GS1 Japan
                         460 - 469 GS1 Russia
                         470 GS1 Kurdistan
                         471 GS1 Taiwan
                         474 GS1 Estonia
                         475 GS1 Latvia
                         476 GS1 Azerbaijan
                         477 GS1 Lithuania
                         478 GS1 Uzbekistan
                         479 GS1 Sri Lanka
                         480 GS1 Philippines
                         481 GS1 Belarus
                         482 GS1 Ukraine
                         484 GS1 Moldova
                         485 GS1 Armenia
                         486 GS1 Georgia
                         487 GS1 Kazakhstan
                         489 GS1 Hong Kong
                         500 - 509 GS1 UK
                         520 GS1 Greece
                         528 GS1 Lebanon
                         529 GS1 Cyprus
                         530 GS1 Albania
                         531 GS1 MAC (FYR Macedonia)
                         535 GS1 Malta
                         539 GS1 Ireland
                         540 - 549 GS1 Belgium & Luxembourg
                         560 GS1 Portugal
                         569 GS1 Iceland
                         570 - 579 GS1 Denmark
                         590 GS1 Poland
                         594 GS1 Romania
                         599 GS1 Hungary
                         600 - 601 GS1 South Africa
                         603 GS1 Ghana
                         608 GS1 Bahrain
                         609 GS1 Mauritius
                         611 GS1 Morocco
                         613 GS1 Algeria
                         616 GS1 Kenya
                         618 GS1 Ivory Coast
                         619 GS1 Tunisia
                         621 GS1 Syria
                         622 GS1 Egypt
                         624 GS1 Libya
                         625 GS1 Jordan
                         626 GS1 Iran
                         627 GS1 Kuwait
                         628 GS1 Saudi Arabia
                         629 GS1 Emirates
                         640 - 649 GS1 Finland
                         690 - 695 GS1 China
                         700 - 709 GS1 Norway
                         729 GS1 Israel
                         730 - 739 GS1 Sweden
                         740 GS1 Guatemala
                         741 GS1 El Salvador
                         742 GS1 Honduras
                         743 GS1 Nicaragua
                         744 GS1 Costa Rica
                         745 GS1 Panama
                         746 GS1 Dominican Republic
                         750 GS1 Mexico
                         754 - 755 GS1 Canada
                         759 GS1 Venezuela
                         760 - 769 GS1 Switzerland
                         770 GS1 Colombia
                         773 GS1 Uruguay
                         775 GS1 Peru
                         777 GS1 Bolivia
                         779 GS1 Argentina
                         780 GS1 Chile
                         784 GS1 Paraguay
                         786 GS1 Ecuador
                         789 - 790 GS1 Brazil
                         800 - 839 GS1 Italy
                         840 - 849 GS1 Spain
                         850 GS1 Cuba
                         858 GS1 Slovakia
                         859 GS1 Czech
                         860 GS1 YU (Serbia & Montenegro)
                         865 GS1 Mongolia
                         867 GS1 North Korea
                         868 - 869 GS1 Turkey
                         870 - 879 GS1 Netherlands
                         880 GS1 South Korea
                         884 GS1 Cambodia
                         885 GS1 Thailand
                         888 GS1 Singapore
                         890 GS1 India
                         893 GS1 Vietnam
                         899 GS1 Indonesia
                         900 - 919 GS1 Austria
                         930 - 939 GS1 Australia
                         940 - 949 GS1 New Zealand
                         950 GS1 Global Office
                         955 GS1 Malaysia
                         958 GS1 Macau
                         977 Serial publications (ISSN)
                         978 - 979 Bookland (ISBN)
                         980 Refund receipts
                         981 - 982 Common Currency Coupons
                         990 - 999 Coupons


 .