31 tháng 7, 2016

Xăm gì chỗ đó?





          Mới sáng sớm, một phụ nữ đã hối hả gõ cửa một tiệm xăm. Chủ tiệm càu nhàu:
          - Trời ơi, giờ này đã đi xăm mình!
          Khách nài nỉ:
          - Bác ơi, em phải xăm gấp nếu không sẽ nguy hiểm tới tính mạng! Giá bao nhiêu em cũng chịu mà...
          Nghe vậy chủ tiệm lục đục soạn đồ nghề:
          - Nào, thế cô muốn xăm hình gì, xăm ở đâu?
          - Em không xăm hình mà chỉ xăm chữ, xăm toàn thân! Này nhé: bác xăm cho em ở cánh tay phải chữ “tay phải”, xăm ở cánh tay trái chữ “tay trái”, ở hai chân cũng tương tự như thế...
          Chủ tiệm cười ngất:
          - Hiểu rồi! Cô sợ mai mốt vào bệnh viện bị mổ nhầm bên nên xăm cho ê kíp mổ đỡ phải xin lỗi rồi rút kinh nghiệm về sau chứ gì!
          - Bác thông minh ghê! Chưa hết, xong rồi bác lật em lại rồi xăm tiếp ở chân phải dòng chữ “chân trái nếu nằm sấp”, ở chân trái dòng chữ “chân phải nếu nằm sấp”...
          - Cẩn thận nhỉ. Nếu thế thì cô cũng nên xăm ở ngực, ở tai, ở bàn tay rồi bàn chân nữa chứ?
          Khách hoan hỉ gật liền:
          - Mông nữa! Cho em hai chữ “mông trái” và mông phải”!
          Sau một ngày làm việc cật lực, thân hình cô khách kín mít chữ từ trên xuống dưới. Tưởng đã xong thì khách lại ngần ngừ:
          - Bác ơi, còn một chỗ nữa... Chỗ này không xăm không được... Lỡ bác sĩ tưởng nó là... cái môi của em mà cắt nhầm là em hết ăn cơm!
          Chủ tiệm xăm hiểu liền:
          - Với trình độ bác sĩ bây giờ thì lo xa thế cũng phải. Nhưng nên xăm chữ gì bây giờ? Xăm thẳng tên thì sợ thô tục, vậy phải dùng chữ nào cho ai cũng hiểu đó là cái có người thích rước về nhưng cũng lắm người ghê tởm vì chuyên thải nước bẩn?
          Nghe đến đó khách buột miệng:
          - “Formosa”!

          Người già chuyện


.

30 tháng 7, 2016

Hại 4 Người Này Mất Ngay Phúc Báo Trong Đời



          Nói một cách đơn giản, “nhân quả báo ứng” chính là làm thiện được quả báo thiện, còn làm các điều ác bị quả báo ác. “Luật nhân quả” chính là phương thức, qui tắc cùng định luật cố định của nhân quả báo ứng.
          Còn nói rõ hơn, những hành vi thuộc ác chủ yếu là “thập ác và ngũ nghịch”. Mỗi hành vi xấu ác, đều phải chịu ác báo tương xứng với hành vi đó. Vả lại, căn cứ vào những hành vi xấu ác nặng hay nhẹ mà có quả báo khác nhau. Làm mười điều ác, sau khi chết chắc chắn phải thọ khổ trong địa ngục, còn tạo ác nhẹ hơn, sau khi chết chuyển sinh thọ khổ trong loài ngạ quỉ, nếu tạo ác nhẹ hơn nữa, thọ khổ trong loài súc sinh. Sau khi thọ hết tất cả thống khổ trong các đường này rồi, sẽ được chuyển sinh trở lại làm người, và tiếp tục bị thọ các quả báo.
          Đời người, ai cũng khó tránh khỏi việc va chạm và làm tổn thương người này người kia. Có đôi khi việc làm tổn thương người khác là một việc vô ý nhưng cũng có khi là vì tâm tính không tốt mà cố ý làm hại người ta. Thế nhưng, xét về phúc đức, theo nhân quả báo ứng thì có một số người bạn nhất định không được làm hại họ. 
          Làm tổn thương họ, nếu nhẹ thì có thể bị hao tổn phúc đức của bản thân mình, nặng thì có thể bị quả báo ngay trong đời này. Hãy cùng xem bốn người mà vị lão hòa thượng khuyên đừng làm hại dưới đây là những ai nhé!


1. Người có đức lớn
          Người có đức lớn chính là người tốt, rất lương thiện, chân thật và nhẫn nhịn. Những người như vậy họ đã làm rất nhiều việc tốt, không phải chỉ đơn thuần là được mọi người xung quanh biết rõ mà cả Thần linh cũng biết rõ “như trong lòng bàn tay.” Những âm đức của họ đều được Thần linh lưu ghi lại.
          Nếu như bạn cố tình hay vô tình làm tổn hại, xúc phạm đến những người này thì ngay trong đời sống thực tế là bạn đã chiêu mời sự tức giận, phẫn nộ của rất nhiều người đã biết rõ người đó là tốt. Còn ở sâu thẳm bên trong là bạn đã đi ngược lại với Thiên ý, khiến trời đất phẫn nộ mà bị báo ứng.

2. Người mà mình mang ơn
          Ví dụ: Cha mẹ là người có công ơn, đã sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta. Hay những người đã giúp đỡ chúng ta vượt qua kiếp nạn đều là người mà chúng ta mang ơn.
          Hãy ghi nhớ rằng, đối với những người này chúng ta nên tình nguyện nhận lấy sự tổn thương, đừng làm tổn hại hay xúc phạm họ. Bởi vì, ở sâu thẳm bên trong là chúng ta đã thiếu nợ họ rất rất nhiều.
          Về lý thiếu nợ là phải trả, cho nên nếu như lại làm tổn hại họ tức là chúng ta lại mắc thêm nợ với họ. Một khi báo ứng đến thì sẽ rất nhanh, hơn nữa còn vô cùng nghiêm trọng. Có khi sẽ khiến bạn chỉ trong một thời gian ngắn lâm vào hoàn cảnh “muôn đời muôn kiếp không đứng dậy được.”

3. Người đồng cam cộng khổ
          Người đồng cam cộng khổ với mình phần lớn là vợ chồng, những người đã từng vì mình mà phải trả giá rất nhiều.
          Họ sẵn sàng một lòng một dạ chịu thiệt về bản thân để luôn ở bên khích lệ, giúp đỡ mình. Giống như người xưa đã dạy: “Người vợ thuở bần hàn là không thể bỏ.”

4. Người tu luyện tu hành chân chính
          Trước đây tại Trung Quốc, có một câu chuyện kể như thế này: Có một người đàn ông vì gặp một sự việc buồn phiền nên đã uống rượu để “giải sầu”. Sau khi uống rượu xong, ông ta đến một ngôi chùa trên núi thắp hương.
          Vị hòa thượng trong chùa khuyên bảo ông ta mấy câu, nhưng ông ta mượn rượu để nổi nóng, nói lời lỗ mãng, không kiêng nể “động tay động chân” và làm náo loạn cả chùa. Kết quả trên đường trở về, ông ta bị rơi xuống khe núi khiến bộ mặt gần như bị hủy hoại trong đó nghiêm trọng nhất là tổn thương miệng. Cũng có thể có người cho rằng đây là một việc trùng hợp, không tin nhưng xét về nghiệp thì việc nói những lời ác chính là một loại khẩu nghiệp và sẽ phải chịu báo ứng. Cho nên mọi người cần ghi nhớ rằng đừng làm tổn thương người tu luyện chân chính hay có lời nói, hành vi bất kính với Phật.


           Con người không khổ, nhưng tự mình làm mình khổ. Nói như vậy đôi khi Phật tử thấy lạ, nhưng suy nghĩ kỹ sẽ nhận ra lời Phật dạy là đúng. Đức Phật dạy rằng nỗi khổ của con người phát xuất từ sự ham muốn, vì ham muốn không được nên khổ gọi là cầu bất đắc khổ. Vì vậy, Phật bảo chỉ cắt bỏ ham muốn, chúng ta sẽ hết khổ liền. Ham muốn cái gì? Tất cả mọi người trên cuộc đời này thường ham muốn tiền tài, địa vị, danh vọng là ba điều ham muốn căn bản nhất. Người có ham muốn như vậy thì dù địa vị cao tới đâu, hay tiền bạc có nhiều bao nhiêu cũng khổ. Cứ như vậy mà nỗi khổ tăng lên, không giảm được. Nếu cắt được ham muốn phần nào sẽ hết khổ phần đó. Như vậy, thấy cái quả thì sẽ biết được cái nhân gì mà mình đã làm. Thấy Phật được người cung kính, thử nghĩ xem Phật đã làm gì để được như vậy. Đức Phật cho biết Ngài đã trải qua vô số kiếp thực hiện những việc làm của Thánh La-hán, của Bích chi Phật, của Bồ-tát. Hoặc thấy người người kính trọng Bồ-tát Quan Âm, ta cũng muốn được như vậy. Phật dạy rằng tất yếu phải làm như Quan Âm mới được kính trọng, nếu không có việc làm nào giống ngài mà muốn hưởng quả tốt đẹp như ngài chỉ là nấu cát muốn thành cơm.


.

Danh Ngôn và Cuộc Sống 135








.

29 tháng 7, 2016

Người mẹ rách rưới



          Sinh ra đã bị mù bẩm sinh, tưởng cuộc đời với mình chỉ là một màu đen u ám nhưng không ngờ tới hơn 40 tuổi bà Hồi lại được một người đàn ông hỏi cưới. Ông cũng không lành lặn như bà, ông bị tai nạn và mất một chân nhưng bù lại ông là người đàn ông tuyệt vời, yêu thương vợ con vô bờ bến. Cũng từ khi đó ông trở thành đôi mắt của vợ mình.
          Hạnh phúc đến muộn nhưng may mắn chỉ 1 năm sau bà đã hạ sinh một cô con gái rất xinh. Phải nói là con gái đã lấy hết nét đẹp của bố và mẹ nên đáng yêu vô cùng. Cứ ngỡ hạnh phúc đã mỉm cười trọn vẹn với bà Hồi thì không ngờ khi con gái tròn 5 tuổi, chồng bà đột ngột qua bời vì tai biến.
          Bà đau đớn tưởng có thể chết đi được, ông đi mà chưa kịp trăn trối điều gì với vợ con, hai vợ chồng nằm cạnh nhau mà lúc bà thức giấc đã thấy chồng cứng đờ từ khi nào. Nỗi đau quá lớn nhưng lại diễn ra bất ngờ khiến bà Hồi suy sụp hẳn, tưởng không thể gượng dậy được.


           Nhưng đúng lúc bà đang ủ rũ, nằm bẹp trên giường cả tuần thì thấy đứa con gái 5 tuổi khóc mếu kêu đói: “Con không ăn khoai nữa đâu, con muốn ăn cơm cơ mẹ ơi”. Bà bật dậy, cả tuần qua vì thương nhớ chồng bà đã chẳng thiết tha gì tới cơm nước và chăm sóc đứa con nhỏ, cứ luộc nồi khoai rồi để đó cho con ăn dần.
Lúc còn sống chồng bà thương và chiều chuộng con lắm, đi làm có tiền là cố gắng mua con cá con tôm về cho con liền. Bà phải dậy thôi, phải cố gắng nuôi con khôn lớn trưởng thành thì dưới suối vàng chồng bà mới có thể mỉm cười và thanh thản được.
          Vậy là từ lúc đó, một mình bà Hồi tần tảo nuôi con gái khôn lớn. Biết gia cảnh nhà mình nghèo khó, lại chỉ có mình mẹ nuôi dạy nên từ bé Vi đã rất chịu khóc học và giúp đỡ mẹ công việc gia đình. Ai cũng khen bà Hồi có cô con gái vừa xinh lại học giỏi hát hay và họ vô cùng cảm phục nghị lực của bà.
          Nuôi con một mình bình thường đã khó, với một người mù như bà Hòa lại càng khó hơn. Vậy mà bà vẫn có thể lo cho con gái ăn học đàng hoàng cho tới hết 4 năm đại học thì quả là một tấm gương để không ít người phải kính nể. Vi vừa tốt nghiệp ra trường đã được công ty nơi cô thực tập nhận vào làm ngay. Ngày cô nhận được tháng lương đầu tiên Vi cả cô và mẹ đã ôm nhau khóc nức nở. “Mẹ ơi, từ giờ con đã làm ra tiền rồi, con sẽ lo cho cuộc sống của hai mẹ con mình, mẹ sẽ không phải khổ vì con nữa”.
          Bà Hồi hạnh phúc biết bao khi nghe được những lời nói đó từ đứa con gái của mình. Tuy nhiên, mỗi lần con lấy lương bà Hồi đều bảo con gái tiêu từng nào còn từng nào thì gửi tiết kiệm để còn lấy chồng chứ không phải đưa cho mẹ. Bà thấy sức mình vẫn có thể tự lo cho mình được, hàng ngày bà vẫn ra chợ bán rau và có thể lo được tiền ăn hàng ngày.
          Tuy nhiên từ ngày đi làm, Vi nhiều bạn bè hơn, quan hệ rộng hơn, cô lại có khiếu hát hò nên hay tham gia các chương trình văn nghệ của công ty. Cô ăn mặc cũng đẹp hơn, diện hơn và có rất nhiều chàng theo đuổi. Cô không muốn người ta biết cô có một bà mẹ mù lại cứ mò mẫm ra chợ bán rau nên Vi bắt mẹ phải ở nhà:
“Mẹ ở nhà đi, con sẽ đưa tiền cho mẹ, chứ mẹ ra ngoài ấy nhỡ bạn bè của công ty con nhìn thấy thì con còn mặt mũi nào nữa. Mà mẹ vất hết mấy bộ đồ cũ rách này đi, áo mới con mua cho mẹ đâu. Nhìn thế này người ta lại tưởng con không biết thương mẹ”. Nghe con nói vậy thì bà Hồi đành ở nhà. Chẳng có việc gì suốt ngày quanh quẩn ở nhà bà cũng buồn chân buồn tay lắm nhưng thôi, gần 70 tuổi rồi, cũng là lúc bà được nhờ con gái, được ở nhà an hưởng tuổi già rồi.


          Sáng nào bà Hồi cũng dậy thật sớm để nấu cơm cho con gái mang đi làm ăn
          Sáng nào bà Hồi cũng dậy thật sớm để nấu cơm cho con gái mang đi làm ăn trưa. Bà tuy không nhìn rõ nhưng nấu ăn rất ngon và rất khéo, chưa bao giờ bà đổ lẫn mọi thứ vào nhau hay nấu mặn, nấu nhạt. Chính vì mẹ khéo nấu ăn nên Vi luôn muốn mang cơm mẹ nấu đi làm.
          Hôm ấy bà Hồi thấy trong người hơi mệt nên không dậy được sớm nấu cơm cho con gái. Nằm tới gần 10 giờ thấy người khỏe hơn lại bò dậy, rồi lịch kịch lấy đồ nấu nấu nướng nướng. Bà sợ hôm nay không có cơm con gái bà lại phải ăn ngoài hàng, mà con bé khái tính, hơn 20 năm nay chỉ thích ăn cơm mẹ nấu, ăn một bữa bên ngoài là nó kêu ca liền. Mà trời lại mưa, có khi con gái lại nhịn ăn luôn, như thế thì hại sức khỏe lắm.
          Nấu xong cơm là 10 rưỡi, bà hồi cho cơm và thức ăn vào cạp lồng mọi khi Vi vẫn mang đi làm, bọc trong túi bóng cẩn thận rồi bà khoác áo mưa, chống gậy mang cơm tới cho con gái. Vội đi nên bà cũng quên luôn thay cái áo khác, vẫn mặc trên người cái áo đã rách vai. Đoạn đường vi đi làm cũng là đoạn đường mà mấy chục năm qua bà vẫn gánh hoa quả đi bán rong nuôi con nên bà đã thuộc lòng đường.
          Thế nên không nhìn thấy gì nhưng bà vẫn bước đi rất vững. Những cơn gió kèm mưa tấp vào người liên hồi cũng không cản được bước của bà Hoa, chắc cũng gần tới giờ con được nghỉ ăn rồi. Nhờ người đi đường dẫn bà Hoa đã có mặt trước cổng công ty của con gái. Bác bảo vệ nhìn thấy bà cụ lòa chống gậy thì chạy ra đỡ bà vào rồi hỏi:
          - Bà tìm ai vậy?
          - Tôi mang cơm cho con gái. Cháu tên là Vi nhờ bác gọi cháu xuống lấy giúp tôi được không?
          - Có phải cô Vi xinh xinh, có hai má lúm đồng tiền không bà.
          - Đúng rồi bác.
          Bác bảo vệ nhấc máy gọi điện cho Vi xuống có người cần gặp. Chỉ 5 phút sau Vi đã xuống tới nơi. “Cô vi ơi, mẹ cô mang cơm cho cô, bà đang ở trong này”. Nhìn thấy người mẹ rách rưới, tay cầm cái gậy ôm khư khư hộp cơm vị khựng người lại.
          - Đây có phải mẹ cháu đâu chú. Chắc bà này đi ăn xin lại bị mù nên lạc vào đây đấy ạ. Có lẽ con bà ấy cũng tên Vi như cháu. Bà ra ngoài mà tìm con bà đi, ở trong này không có con bà đâu.
           “Xin lỗi bác có lẽ tôi vào nhầm chỗ, cô gái đó không phải con tôi”. (Ảnh minh họa)
          Nói rồi Vi chạy vụt vào bên trong, cô không thể nhận mẹ cô được. Nếu cô nhận người đàn bà ấy là mẹ thì chỉ 10 phút nữa thôi, cả công ty sẽ biết cô có một bà mẹ mù lòa rách rưới, rồi bạn trai cô có dám yêu cô nữa không? Không thể, cô không thể nhận mẹ.
          Dù đã nhận ra đúng là giọng con gái mình nhưng bà Hậu quay lại xin lỗi bác bảo vệ: “Xin lỗi bác có lẽ tôi vào nhầm chỗ, cô gái đó không phải con tôi”. Rồi bà lẳng lặng bước ra ngoài, trời mỗi lúc một mưa to.


           Bà vừa đi nước mắt vừa rơi, bước chân nặng trĩu chứ không nhanh nhẹn như lúc bà đến nữa. Rồi chợt vèo một cái, hộp cơm trong tay bà rơi ra cơm bắn tung tóe khắp đường, một chiếc xe tải lướt qua bà ngã nhào bất động.
          Vi chạy lên phòng làm việc, bạn bè rủ đi ăn nhưng chợt cô thấy lòng như có lửa đốt. Cô chạy xuống lấy xe phóng ra ngoài tìm mẹ, tới đoạn đường ấy thấy vài người đang xúm lại dưới đường. Nhìn thấy hộp cơm quen thuộc, Vi vội vã dừng xe rồi lao lại đám đông. Mẹ cô đang nằm bất động, máu và nước mưa hòa lẫn với nhau. Mi gào lên trong đau đớn: “Mẹ ơi, mẹ ơi, con giết mẹ rồi”.
          Nếu chỉ 10 phút trước đó, nếu lúc đối diện với mẹ nhìn thấy hộp cơm nóng mẹ mang cho cô, cô đón nhận nó thì chắc chắn đã không có sự việc đau lòng thế này. Mẹ cô tần tảo vất vả một đời vì con nhưng chỉ một phút nông nổi vì sĩ diện bản thân mình mà Vi đã mất mẹ mãi mãi. Đây không chỉ là bài học cho Vi mà cũng là một bài học lớn cho tất cả chúng ta. Đừng để đến khi cha mẹ mất đi rồi mới nhỏ giọt nước mắt hối hận vì khi đó tất cả đã quá muộn rồi.


.

28 tháng 7, 2016

Những cây bút chì "CŨ & CỤT"



          Vài năm trước khi dạy ở Ấn Độ, tôi thấy Prasad Mehta, một sinh viên năm thứ tư thường viết bằng bút chì. Ngày nay sinh viên đại học không dùng bút chì, phần lớn dùng laptop và nếu phải viết, họ dùng bút bi.
          Tôi ngạc nhiên hơn khi không thể dùng được bút chì thêm nữa, anh để nó vào trong túi nhỏ nơi có nhiều bút chì, tất cả đều ngắn và dường như chúng đã được dùng rồi. Bút chì là rẻ và thường được dùng cho tới khi ngắn vài phân rồi vứt đi. Tôi tưởng Prasad là sinh viên nghèo không thể mua được bút bi nên hôm sau tôi cho anh ta một gói sáu bút bi và nói: “Em có thể dùng các bút này nên không phải dùng bút chì nữa.” Prasad cám ơn tôi về những bút bi rồi giải thích tại sao anh ta thích dùng bút chì.
          Khi Prasad bắt đầu kể, tôi thấy cả lớp đều im lặng lắng nghe. Anh nói: “Em thích dùng bút chì vì nó nhắc em về một sự việc quan trọng làm thay đổi đời em.” Qua một vài chi tiết lúc đó, tôi mới biết Prasad xuất thân từ một gia đình rất giầu. Cha anh ta sở hữu công ty thương mại rất lớn và anh có mọi thứ vật chất xa hoa như máy nghe nhạc, ti vi màn hình phẳng, laptop, iPhone, iPad, xe máy, xe hơi và thường mặc những bộ quần áo thời trang rất đắt tiền của những nhà thiết kế quần áo. Anh thường đi dự tiệc tùng cuối tuần với bạn bè toàn con nhà giàu có cho tới một hôm…


           Anh nói: “Bà ấy là người quét rác trong trường tiểu học. Hai vợ chồng bỏ quê lên tỉnh kiếm ăn nhưng người chồng chết sớm. Bà ấy không có họ hàng thân thích để nương tựa trong thành phố lớn như Mumbai nên gặp rất nhiều khó khăn với đời sống nơi đây. Trong 40 năm qua, bà ấy đã quét lớp học tại trường tiểu học, lương đạm bạc của bà ấy chỉ đủ cho bà ấy ăn ngày hai bữa mà thôi. Bà ấy được phép sống trong một chiếc lều nhỏ đằng sau trường. Tuy bà cũng muốn giúp đỡ người khác nhưng như một người rất nghèo, bà ấy chẳng có gì để cho.”
          Prasad tiếp tục: “Là sinh viên, chúng em thường tình nguyện làm công tác xã hội. Vài năm trước, chúng em được phái tới trường tiểu học để hướng dẫn học sinh giúp cho trường. Em được phân công đọc chuyện cho trẻ con. Em lấy một cuốn sách từ thư viện, câu chuyện là về Gandhi. Khi trẻ em tụ tập quanh em ở thính phòng của trường, em bắt đầu đọc:
           “Gandhi thường viết nhiều thư. Một hôm, Kalelkar, một tác giả Ấn Độ nổi tiếng, thấy ông đang viết bằng chiếc bút chì ngắn và lập tức tặng đưa cho Gandhi chiếc bút chì dài hơn từ túi ông ta. Gandhi lễ phép nói rằng ông ấy không cần nó. Ngày hôm sau, Kalelkar thấy Gandhi lục túi tìm bút chì cũ nên ông ta lại đưa ra chiếc bút chì dài hơn: ‘Dẫu sao bút chì của ông ngắn quá rồi, viết rất khó khăn’ Gandhi dịu dàng đáp, ‘Nhưng một đứa trẻ đã cho tôi bút chì đó.’ Và ông ấy cứ tìm chiếc bút chì đó. Điều Gandhi dạy là ở một nước nghèo, người ta phải tằn tiện, không nên phí phạm bất cứ gì và không nên cư xử như các nước giầu khác…”
          Prasad mỉm cười: “Câu chuyện này được viết ra cho học sinh tiểu học. Nó không quan trọng với em vào lúc đó nhưng điều em không chú ý là người đàn bà quét rác cũng nghe em đọc. Câu chuyện mà em đọc có tác động lên bà ấy.
          Bà ấy nghĩ “Mình quét trường mọi ngày và thấy trẻ con vứt đi nhiều cây bút chì ngắn. Sao mình không thu nhặt các bút chì đó và đem cho trẻ con nghèo, những đứa không có được bút chì để chúng có thể học viết hay vẽ.” Thầy cần biết rằng ngay cả ngày nay, vẫn có rất nhiều người nghèo khổ sống chui rúc trong những đống rác, trong những khu nhà ổ chuột, và con cái của những người đó không được đi học, chúng phải giúp cha mẹ kiếm sống bằng cách lượn lặt các phế thải có thể bán được trong các đồng rác.
          Người đàn bà quét rác bắt đầu thu thập bút chì, tẩy, cái gọt bút chì và bất kì cái gì học sinh vứt đi trong lớp. Khi đầy túi, bà ấy đem tới các khu nhà ổ chuột cho trẻ em nghèo nơi đây. Đó là việc làm hàng tuần của bà ấy và bà ấy vẫn tiếp tục làm cho đến nay.”
           “Đầu năm nay, chúng em quay lại trường tiểu học đó. Khi thấy em, bà ấy cám ơn em vì đã giúp cho bà ấy một ý tưởng mà trong nhiều năm bà vẫn có ý định giúp gười khác nhưng không có phương tiện. Em ngạc nhiên khi nghe câu chuyện đó và để cảm ơn, bà ấy khẩn khoản mời em tới nhà ăn cơm. Em không thể đến vào hôm đó nhưng hứa tới hôm sau chỉ để làm hài lòng bà già. Bà ấy nấu cho em một bữa ăn thanh đạm đơn giản nhưng ngon tuyệt.”
          Prasad tiếp tục: Em là một một sinh viên đại học con nhà giầu thường tiêu hàng trăm đô la chỉ cho một bữa tiệc cuối tuần. Nhưng ngồi trong chiếc lều rách tả tơi cùng một bà già quét trường với số lượng chưa đến trăm đô la một năm. Em lắng nghe câu chuyện của bà ấy với nước mắt lưng tròng.
          Bây giờ em mới nhận minh triết của câu chuyện Gandhi trong sách giáo khoa tiểu học. Em nhận ra lòng từ bi với người khác của người quét trường nghèo khổ này. Khi em ra về, bà ấy đưa cho em một túi nhựa nhỏ gần rách. Em mở ra và thấy toàn những bút chì ngắn với những cái tẩy đã mòn và cái gọt bút chì. Bà ấy nói: “Tôi muốn đi tới khu nhà ổ chuột ở cuối thành phố và trao cho trẻ con nghèo. Gần đây, tôi bị viêm khớp nên không thể đi bộ tới miền tây nam thành phố (nơi có khu nhà ổ chuột) nên phiền anh giúp tôi làm điều đó vì anh có xe máy.”
          Prasad kết luận: “Khó mà kìm được cơn xúc động của em trong sự hiện diện của cái gì đó hào phóng vô giá như thế. Nếu thầy có thể biết rằng là con nhà giàu, từ nhỏ đến lớn, em có đủ mọi thứ em muốn. Em chưa bao giờ biết đến việc đói nghèo. Ngay như hiện nay, ở Ấn Độ có hai thế giới rất rõ rệt dựa trên sự phân chia giai cấp của người giầu và người nghèo. Em may mắn sinh ra trong giai cấp quyền quý giàu sang nhưng kinh nghiệm này đã dạy cho em bài học giá trị về cuộc sống.

 

           Không thành vấn đề giầu hay nghèo, lòng cảm thông và từ bi với người khác là quan trọng. Không phải cứ giầu mới cho được người khác. Chừng nào còn biết quan tâm tới người khác, chừng nào trái tim còn biết rung cảm với sự khổ đau của người khác nó là trái tim thuần khiết. Tất nhiên, em hoàn thành lời hứa với bà ấy bằng việc phân phối món quà của bà cho trẻ em nghèo ở khu nhà ổ chuột.
 Từ đó, em không bao giờ vứt đi bất kì gì, kể cả những chiếc bút chì đã dùng rồi. Em giữ chúng trong túi để cho em cũng có thể đem chúng cho trẻ em nghèo nữa. Hành động khiêm tốn đầy vị tha của bà ấy đã làm thay đổi cuộc đời em. Bà ấy đã làm thay đổi cách suy nghĩ của em về cuộc sống và hành vi của em cũng thay đổi hoàn toàn. Cha mẹ em đã vui mừng khi thấy em chăm chỉ học hơn trong trường và đã thôi đi dự tiệc tùng ăn nhậu cuối tuần.”
          Việc bố thí khiêm tốn của bà lão quét trường nghèo tả tơi có sức mạnh nào đó không thể mô tả được. Tôi cảm thấy có một bầu không khí lạ lùng nào đó trong lớp học và mọi người trong lớp có lẽ cũng cảm thấy như vậy.
          Tôi để ý rằng sau câu chuyện của Prasad, nhiều sinh viên dường như cẩn thận hơn về thói quen của họ trong lớp. Trong suốt hai tuần dạy học học tại đây, tôi không thấy các sinh viên vứt rác, quẳng đồ bừa bãi hay hút thuốc trong hàng hiên trường. Tôi mong những sinh viên cũng học được bài học quý giá này và sẽ đóng góp nhiều cho đất nước của họ để xoá đói, giảm nghèo.


.