Nói một cách đơn giản, “nhân quả báo ứng”
chính là làm thiện được quả báo thiện, còn làm các điều ác bị quả báo ác. “Luật
nhân quả” chính là phương thức, qui tắc cùng định luật cố định của nhân quả báo
ứng.
Còn nói rõ hơn, những hành vi thuộc
ác chủ yếu là “thập ác và ngũ nghịch”. Mỗi hành vi xấu ác, đều phải chịu ác báo
tương xứng với hành vi đó. Vả lại, căn cứ vào những hành vi xấu ác nặng hay nhẹ
mà có quả báo khác nhau. Làm mười điều ác, sau khi chết chắc chắn phải thọ khổ
trong địa ngục, còn tạo ác nhẹ hơn, sau khi chết chuyển sinh thọ khổ trong loài
ngạ quỉ, nếu tạo ác nhẹ hơn nữa, thọ khổ trong loài súc sinh. Sau khi thọ hết tất
cả thống khổ trong các đường này rồi, sẽ được chuyển sinh trở lại làm người, và
tiếp tục bị thọ các quả báo.
Đời người, ai cũng khó tránh khỏi việc
va chạm và làm tổn thương người này người kia. Có đôi khi việc làm tổn thương
người khác là một việc vô ý nhưng cũng có khi là vì tâm tính không tốt mà cố ý
làm hại người ta. Thế nhưng, xét về phúc đức, theo nhân quả báo ứng thì
có một số người bạn nhất định không được làm hại họ.
Làm tổn thương họ, nếu nhẹ thì có thể
bị hao tổn phúc đức của bản thân mình, nặng thì có thể bị quả
báo ngay trong đời này. Hãy cùng xem bốn người mà vị lão hòa thượng
khuyên đừng làm hại dưới đây là những ai nhé!
1. Người có đức
lớn
Người có đức lớn chính là người tốt, rất
lương thiện, chân thật và nhẫn nhịn. Những người như vậy họ đã làm rất nhiều
việc tốt, không phải chỉ đơn thuần là được mọi người xung quanh biết rõ mà cả
Thần linh cũng biết rõ “như trong lòng bàn tay.” Những âm đức của
họ đều được Thần linh lưu ghi lại.
Nếu như bạn cố tình hay vô tình làm tổn
hại, xúc phạm đến những người này thì ngay trong đời sống thực tế là bạn
đã chiêu mời sự tức giận, phẫn nộ của rất nhiều người đã biết rõ người đó
là tốt. Còn ở sâu thẳm bên trong là bạn đã đi ngược lại với Thiên ý, khiến trời
đất phẫn nộ mà bị báo ứng.
2. Người mà mình
mang ơn
Ví dụ: Cha mẹ là người có công ơn, đã
sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta. Hay những người đã giúp đỡ chúng ta vượt qua
kiếp nạn đều là người mà chúng ta mang ơn.
Hãy ghi nhớ rằng, đối với những người
này chúng ta nên tình nguyện nhận lấy sự tổn thương, đừng làm tổn hại hay xúc
phạm họ. Bởi vì, ở sâu thẳm bên trong là chúng ta đã thiếu nợ họ rất rất nhiều.
Về lý thiếu nợ là phải trả, cho nên nếu
như lại làm tổn hại họ tức là chúng ta lại mắc thêm nợ với họ. Một khi báo ứng
đến thì sẽ rất nhanh, hơn nữa còn vô cùng nghiêm trọng. Có khi sẽ khiến bạn chỉ
trong một thời gian ngắn lâm vào hoàn cảnh “muôn đời muôn kiếp không đứng dậy được.”
3. Người đồng
cam cộng khổ
Người đồng cam cộng khổ với mình phần
lớn là vợ chồng, những người đã từng vì mình mà phải trả giá rất nhiều.
Họ sẵn sàng một lòng một dạ chịu thiệt
về bản thân để luôn ở bên khích lệ, giúp đỡ mình. Giống như người xưa đã dạy: “Người
vợ thuở bần hàn là không thể bỏ.”
4. Người tu luyện tu hành chân chính
Trước đây
tại Trung Quốc, có một câu chuyện kể như thế này: Có một người đàn ông vì
gặp một sự việc buồn phiền nên đã uống rượu để “giải sầu”. Sau khi uống rượu
xong, ông ta đến một ngôi chùa trên núi thắp hương.
Vị hòa thượng trong chùa khuyên bảo
ông ta mấy câu, nhưng ông ta mượn rượu để nổi nóng, nói lời lỗ mãng, không
kiêng nể “động tay động chân” và làm náo loạn cả chùa. Kết quả trên đường trở về,
ông ta bị rơi xuống khe núi khiến bộ mặt gần như bị hủy hoại trong đó nghiêm trọng
nhất là tổn thương miệng. Cũng có thể có người cho rằng đây là một việc
trùng hợp, không tin nhưng xét về nghiệp thì việc nói những lời ác chính là một
loại khẩu nghiệp và sẽ phải chịu báo ứng. Cho nên mọi người cần ghi
nhớ rằng đừng làm tổn thương người tu luyện chân chính hay có lời nói, hành vi
bất kính với Phật.
Con người không khổ, nhưng tự mình
làm mình khổ. Nói như vậy đôi khi Phật tử thấy lạ, nhưng suy nghĩ kỹ sẽ nhận ra
lời Phật dạy là đúng. Đức Phật dạy rằng nỗi khổ của con người phát xuất từ sự
ham muốn, vì ham muốn không được nên khổ gọi là cầu bất đắc khổ. Vì vậy, Phật bảo
chỉ cắt bỏ ham muốn, chúng ta sẽ hết khổ liền. Ham muốn cái gì? Tất cả mọi người
trên cuộc đời này thường ham muốn tiền tài, địa vị, danh vọng là ba điều ham muốn
căn bản nhất. Người có ham muốn như vậy thì dù địa vị cao tới đâu, hay tiền bạc
có nhiều bao nhiêu cũng khổ. Cứ như vậy mà nỗi khổ tăng lên, không giảm được. Nếu
cắt được ham muốn phần nào sẽ hết khổ phần đó. Như vậy, thấy cái quả thì sẽ biết
được cái nhân gì mà mình đã làm. Thấy Phật được người cung kính, thử nghĩ xem
Phật đã làm gì để được như vậy. Đức Phật cho biết Ngài đã trải qua vô số kiếp
thực hiện những việc làm của Thánh La-hán, của Bích chi Phật, của Bồ-tát. Hoặc
thấy người người kính trọng Bồ-tát Quan Âm, ta cũng muốn được như vậy. Phật dạy
rằng tất yếu phải làm như Quan Âm mới được kính trọng, nếu không có việc làm
nào giống ngài mà muốn hưởng quả tốt đẹp như ngài chỉ là nấu cát muốn thành
cơm.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét