29 tháng 2, 2012

Những con vật ngụy trang trong thiên nhiên



Tắc kè đuôi lá:
 

Tại vườn quốc gia Anda Spartak - Manta Diaz ở Madagascar,
một con tắc kè Sa-ta nằm trong đám lá, nếu không nhìn kỹ bạn rất dễ nhầm lẫn với một chiếc lá khô

Cóc mặt lõm:

Tại vườn quốc gia Armagh Kaya (Amacayacu), Colombia, một con cóc lõm mặt ẩn trong lá để trốn những kẻ săn mồi

Con nhện nằm trên thân cây địa y:

Tại vườn quốc gia Ira Wan, Thái Lan, một con nhện đang ẩn mình trên thân cây địa y, nếu không quan sát kỹ bạn khó phát hiện ra nó

Cá bơn chấm sống ở đáy biển:
 
Một chú cá bơn chấm nằm trên chiếc giường rải đầy các viên sỏi nhỏ

Con bọ chét ẩn mình trong cát hồng:
Con bọ chét ngụy trang trêm cát hồng giống cơ thể

Con bọ ngựa đứng trên nhành hoa phong lan:
Con bọ ngựa dường như đã trở thành một phần của của nhành hoa phong lan

Báo tuyết Himalaya:
 
Anh Chị Em có nhìn thấy chú báo tuyết Himalaya này không?

Bướm hoa Bạch Dương:
Con bướm hoa Bạch Dương này đã tìm thấy nơi ẩn náu thật lý tưởng

Cá Mục đại dương:
 
Ngụy trang hoàn hảo của chú cá Mục đại dương

Tắc kè đuôi lá phủ rêu:
 
Con tắc kè đuôi lá phủ rêu ở vườn quốc gia Amber, Madagascar. Thấy chết liền!

Châu chấu cây giống như chiếc lá:
 
Một con Châu chấu cây giống như chiếc lá ở Costa Rica

Ếch lá cao thủ:
Cao thủ ngụy trang

Ếch rêu Việt Nam:
Chú ếch rêu Việt Nam hòa mình vào thiên nhiên

Cú Brazil:
 
Cú Brazil ẩn mình trên cây, sẵn sàng tấn công con mồi

Ếch thủy tinh (kính):
 Một cặp ếch kính tại vườn quốc gia Manu Lu





XIN LỖI, THA THỨ VÀ CÁM ƠN



 xinloi

XIN LỖI
1. Xin lỗi cho những lời hứa tôi đã không thể nào thực hiện, dẫu rằng biết sẽ làm cho ai đó thấy thất vọng...
2. Xin lỗi cho những phút tôi vô tâm, thờ ơ với nỗi đau của bạn...
3. Xin lỗi vì những ích kỷ, những vụng về, những hiểu lầm của tôi đã làm phiền đến bạn.
4. Xin lỗi vì những lời nói, hành động dù vô tình hay cố ý tôi đã làm tổn thương đến bạn hay bất cứ ai.
5. Xin lỗi vì nhiều lúc tôi không giúp được bạn và về những điều tôi muốn mà không dám làm...
6. Xin lỗi vì những lần bất hòa, những cãi vã, những mâu thuẫn,...
7. Xin lỗi bản thân vì đôi lúc, chính mình khiến mình đau khổ và nghĩ xấu về người khác...
8. Xin lỗi vì tôi đã cố gắng mà vẫn chưa làm được nhiều điều tốt đẹp cho cuộc đời và cho xã hội.
9. Xin lỗi vì tôi đã làm cho nhiều người thất vọng, hụt hẫng, mệt mỏi...
10. Xin lỗi vì tôi đã quá khác, quá thay đổi, vì đã không thể làm khác được... 
Xin lỗi tất cả mọi người!
 ky-nang-song-tha-thu-la-thu-thai


THA THỨ
1. Tha thứ cho những dối gian mà người khác dành cho tôi.
2. Tha thứ cho những gì xấu xa nhất mà người khác đã nghĩ về tôi.
3. Tha thứ cho những ai làm tôi khóc, đau lòng và rạn vỡ.
4. Tha thứ cho sự không chân thành, thờ ơ, dẫu tôi đã dùng cả trái tim để quan tâm, lo lắng và đối xử.
5. Tha thứ cho những khi bạn thờ ơ, lạnh nhạt với những khó khăn của tôi.

6. Tha thứ cho những ai mà tôi thật sự trân trọng, lại chỉ giả vờ trân trọng tôi.
7. Tha thứ cho chính bản thân mình, vì có đôi khi thật tệ.
8. Tha thứ cho những lỗi lầm quá khứ của tôi, của bạn và của mọi người, để chúng ta có thể đổi mới, sửa đổi (những cái xấu thành tốt) và hướng tới tương lai tốt đẹp!
9. Tha thứ cho hết tất cả những ai làm tôi tổn thương, bởi những gì không vui nếu vứt bỏ được thì nên là như thế, để chính mình thanh thản. Con người ai cũng có khuyết điểm, sai lầm, nên cách tốt nhất là quên được thì hãy quên, tha thứ cho người để người tha thứ lại cho mình.

 gal_49398_4ee85e727a122

CẢM ƠN
1. Cám ơn những người đã luôn tin tưởng tôi, dẫu tôi biết mình không đáng được nhiều như thế!
2. Cám ơn những điều bạn và mọi người đã làm cho tôi, vì tôi.
3. Cám ơn bạn đã luôn chân thành với tôi, những gì mà bạn cho tôi như nụ cười, lời nói của bạn...
4. Cám ơn bạn và bất kỳ ai đã luôn quan tâm, sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu những gì tôi nói.
5. Cám ơn những va vấp, những giọt nước mắt để tôi trưởng thành hơn, cứng cáp hơn.
6. Cám ơn những dối gian, những ích kỷ, nhỏ nhen mà người khác dành cho tôi, để tôi có thể tỉnh táo hơn.
7. Cám ơn cuộc sống đã cho tôi những phút giây vui vẻ, bình yên, dầu ít nhưng thật sự hạnh phúc.
8. Cám ơn chính tôi đã không bỏ cuộc, đã biết đứng dậy và vượt qua.
9. Cám ơn những người đã trao truyền niềm tin cho tôi, giúp tôi hiểu và biết thêm về cuộc sống và tình người.
10. Cám ơn tất cả mọi người, những người đã từng giúp tôi, đã từng bên tôi, cho tôi thêm niềm tin và giúp tôi thêm vui vẻ...
 MTO_61217589
Những được mất của một năm đã không còn quan trọng, bởi chẳng thể làm lại từ đầu, nhưng năm cũ với tôi sẽ luôn có một vị trí nhất định, đánh dấu những ký ức của tôi, những cố gắng thiện lành mà tôi đã đạt được.
Cám ơn cuộc đời đã cho tôi thêm một năm tươi đẹp nữa để yêu thương, được yêu thương,
và làm thêm được nhiều điều tốt đẹp nữa cho tôi, cho bạn, và cho mọi người.
 1299590674_3631821324_03acc82211_o


28 tháng 2, 2012

Cây bút chì có tẩy


          Có người hỏi: vì sao bút chì có tẩy? Chẳng phải câu trả lời đã quá rõ ràng rồi sao: để xóa đi những chữ viết sai, viết chưa đẹp hoặc để xóa hoàn toàn một đoạn văn nào đó!

          Vậy có bao giờ bạn tự hỏi mình: phải chăng trong cuộc sống này, chúng ta cũng cần có một cục tẩy cho riêng mình? Để xóa đi những sai lầm của người khác và của chính bản thân ta! Có lúc chúng ta keo kiệt, không dùng đến cục tẩy đó khiến cho những trang giấy cuộc đời nhem nhuốc những dòng gạch và xóa!

          Bất cứ ai cũng có lúc gặp sai lầm, bất cứ ai cũng gây ra những lỗi lầm khắc sâu trong lòng người khác! Có người ghi nhớ để rồi mãi mãi khắc khoải vì vết thương đó! Có người để nó bị thời gian xóa đi, trống trơn phẳng lặng để viết lên những bài viết cuộc đời đặc sắc hơn, ý nghĩa hơn!

          Người ta nói rằng cuộc đời là một trang giấy trắng, và chính chúng ta sẽ quyết định viết nó như thế nào! Khi một đứa trẻ mới vào lớp  một, cô giáo không cho chúng viết bằng bút bi mà viết bằng bút chì! Bởi vì sao bạn nhỉ? Vì bàn tay yếu ớt của các bé nhất đính ẽ có lúc viết những nét nghuệch ngoặc, sai từ này từ khác! Và khi đó, bé sẽ dùng tẩy để tẩy đi những chữ viết chưa đúng, chưa đẹp của mình! Chúng ta cũng vậy, không ai sinh ra đã có thể viết lên những bài ca cuộc đời một cách  hoàn chỉnh! Có lúc chúng ta vì vội vã mà đi sai phương hướng dẫn đến những hậu quả khôn lường, có lúc vì chủ quan mà mắc sai lầm không thể sửa chữa! Làm thế nào đây? Ngồi trách móc bản thân và hứng chịu những lời trách móc của người khác? Như vậy có giải quyết được gì không?

          Lúc ấy chúng ta cần biết tẩy đi những sai lầm mắc phải và làm lại từ đầu với những bước đi thận trọng hơn! Không ai có thể trưởng thành mà chưa một lầm vấp ngã hay mắc sai lầm!
Mỗi em bé trước khi biết đi cũng trãi qua quá trình chập chững với không ít lần vấp ngã! Đừng tự trách bản thân mình quá nhiều bạn ạ! Cũng như đừng trách móc những người khác khiến họ cảm thấy mình kém cỏi mà mất hết niềm tin vào chính bản thân họ! Hãy biết chấp nhận sai lầm như một điều tự nhiên trong cuộc sống để đối mặt với sai lầm và thất bạ một cách nhẹ nhàng hơn! Bạn biết đấy, cục tẩy sinh ra để xóa đi những chữ viết chưa được tròn trịa, chưa được chính xác thì chúng ta cũng hãy dùng cục tẩy của mình – sự bao dung và thứ tha để tẩy đi những sai lầm của mình và người khác mắc phải!

          Đừng quá khắt khe với người khác, cũng đừng chỉ nhìn vào những sai lầm của họ mà đánh giá con người họ! Bất kỳ ai cũng có lúc mắc phải sai lầm quan trọng là họ biết mình sai để sửa, còn chúng ta đừng chỉ biết nhìn vào những sai lầm đó mà hãy nghĩ đến những gì họ đã cố gắng, đã nỗ lực để làm tốt công việc của mình!

          Hãy sống bao dung hơn bạn nhé, để cục tẩy của bạn mòn dần theo năm tháng, đừng bao giờ để cực tẩy của bạn mãi mãi như mới xuất xưởng! Bởi vì nếu không sử dụng đến nó cuộc đời của chúng ta sẽ chi chít những vết gạch xóa sau những lần mắc sai lầm! Một tờ giấy như vậy có đẹp đẽ gì không bạn? Hãy để nó là một tờ giấy được viết nên bởi những trãi nghiệm, những thử thách, quyết tâm và cả sự tha thứ và bao dung nữa, bạn nhé!



chiếc đàn piano màu gụ đỏ



          Khi tôi 20 tuổi, tôi bán hàng thuê cho một hiệu đàn piano ở St.Louis, thuộc tiểu bang Missouri.

          Một lần, chúng tôi nhận được một "đơn đặt hàng" là một bưu thiếp từ vùng Đông Nam Missouri. Trên bưu thiếp đó có viết : "Xin hãy mang một chiếc đàn piano màu gụ đỏ tới cho cháu tôi. Tôi sẽ trả góp 10 đôla mỗi tháng bằng tiền bán trứng gà." Qua nét chữ có thể đoán đó được người viết là một bà cụ. Bà ấy viết câu đó lặp đi lặp lại kín mít tấm bưu thiếp, viết cả ra những điểm giấy còn thừa ở mặt trước cho đến khi chỉ còn ra một khung nhỏ ghi địa chỉ.

          Tất nhiên công ty chúng tôi không thể bán piano trả góp 10 đô mỗi tháng. Nên chúng tôi lờ tờ bưu thiếp đi.

          Tuy nhiên, đến một ngày, ở vùng Đông Nam Missouri đó có thêm vài người đặt mua đàn piano và chúng tôi phải chở đàn đến đó. Vì tò mò, tôi muốn đến địa chỉ của bà cụ xem sao. Gần như giống hệt những gì tôi tưởng tượng, bà cụ sống trong một túp lều lụp xụp cạnh cánh đồng.

          Sàn căn lều rất bẩn. Gà thì chạy lung tung, không xe, không điện thoại, không nghề nghiệp. Chẳng có gì cả trừ một mái nhà, và đó cũng không phải là một cái mái tốt. Cháu gái của bá cụ khoảng 10 tuổi, đi chân đất và mặc váy vá chùm vá đụp.

          Tôi giải thích cho bà cụ rằng chúng tôi rất buồn vì không giúp được bà cụ. Nhưng dường như những gì tôi giải thích chẳng có hiệu quả. Cứ 6 tuần một lần, chúng tôi lại nhận được một cái bưu thiếp y như nhau : Cần có một cái đàn piano màu gụ đỏ, và thề thốt rằng bà sẽ trả 10 đôla/tháng. Khoảng hai năm sau, tôi mở được một công ty giao bán piano của riêng mình, và đôi khi tôi đăng quảng cáo trên báo địa phương Missouri. Tôi bắt đầu nhận được những bưu thiếp như từng nhận ở công ty cũ. Trong hàng tháng trời, tôi cũng lờ những tờ bưu thiếp đó đi, vì tôi biết làm gì cơ chứ ?

          Nhưng rồi, một hôm ở công ty tôi có nhập về một số đàn piano kiểu mới, trong đó có một chiếc đàn màu gụ đỏ. Dù biết mình có thể gây thua thiệt cho công ty, tôi vẫn quyết định đưa chiếc đàn lên xe ô tô chở tới nhà bà cụ và nói rằng nếu bà trả 10 đôla/ tháng thì bà sẽ phải trả 52 lần. Tôi đặt piano vào nơi ít có khả năng bị dột nhất. Tôi cũng dặn bà và cháu bé giữ cho Đàn gà đừng nhảy lên đàn piano. Rồi tôi lên xe về công ty đinh ninh rằng thế là coi như mình đã cho không một cây đàn.

          Nhưng cứ 10 đôla được gửi đến cho tôi rất đều đặn mỗi tháng. Cả 52 tháng. Đôi khi không chỉ là tiền giấy mà là những đồng xu được dùng băng dính đính vào bưu thiếp.

          Nhận đủ tiền tôi không có liên lạc gì với bà cụ nữa trong suốt 20 năm.

          Cho đến một ngày khi đi công tác ở Memphis, tôi ghé vào một nhà hàng để dùng bữa. Ở đó, tôi được nghe thấy tiếng đàn piano hay nhất mà tôi chưa từng được nghe. Và do một cô gái rất xinh đẹp đang chơi đàn .

T
          ôi lại gần cô ấy và đứng nghe nhạc. Khi chơi xong bản nhạc, chúng tôi nói chuyện với nhau, và thật như một điều kỳ diệu, đó chính là cô bé mặc váy vá trong căn lều nhỏ 20 năm trước.

          Cô gái kể từ khi được bà đã đặt mua cho chiếc đàn piano màu gụ đỏ, cô đã giành được nhiều giải thưởng âm nhạc ở trường và địa phương. Bây giờ cô đã có gia đình còn bà cô đã mất.

          Tôi hỏi cô có biết chiếc đàn piano màu gụ đỏ có ý nghĩa như thế nào không. Cô gái nói hồi đó cô còn quá nhỏ, chỉ biết có một chiếc đàn mà không hiểu gì nhiều. Nhưng tôi thì hiểu.

  Cuối cùng, tôi bảo cô:
- Tôi rất mừng được gặp lại cô, còn bây giờ tôi phải đi về.

          Và tôi thực sự phải đi về, vì bạn biết đấy, đàn ông không bao giờ muốn bị nhìn thấy mình khóc ở nơi công cộng.



26 tháng 2, 2012

Câu chuyện về một tấm lòng

 
          Chú bé Lula ,sinh ra vào tháng 10 năm 1945, tại  1 gia đình nông dân ở Ba-Tây ( Brazil ) .

           Vì nhà nghèo ,nên từ lúc mới 4 tuổi ,thằng nhỏ đã phải đi bán đâu-phụng ngoài đường , nhưng vẫn quần áo tả tơi ,và  thiếu ăn . Sau khi được lên tiểu học ,l úc đó đã dọn lên thủ đô Rio de Janeiro, sau buổi học chú bé thường hay cùng với 2 người bạn cùng lứa đi đánh giầy ở đâu đường , hôm nào không có khách , thì coi như là nhịn đói.

          Năm 12 tuổi , vào 1 buổi xế chiều , có 1 người khách , là chủ 1 tiệm giặt ủi và nhuộm áo quần  đến chiếu cố, 3 đứa trẻ chạy lại chào hàng. Ông chủ tiệm nhin vào  3 cặp mắt van xin khẩn khoản đó , không biết quyết định chọn đứa nào. Cuối cùng ông ta nói : Đứa nào cần tiền nhất , thì tôi cho nó đánh giầy , và sẽ trả công 2 đồng
Công đánh 1 đôi giầy chỉ có 20 xu , 2 đồng đúng là 1 món tiền rất lớn . 3 cặp mắt đều sáng lên.   Một đứa nhỏ nói : từ sáng đến giờ cháu chưa được ăn gì cả , nếu không kiếm được tiền hôm nay , cháu sẽ chết đói ! Đứa khác nói:  "Nhà cháu đã hết thức ăn từ 3 ngày nay , mẹ cháu lại đang bệnh, cháu phải mua thức ăn cho cả nhà tối nay , nếu không thì lại bị ăn đòn…“ .

          Cậu Lula nhìn vào 2 đồng bạc trong tay ông chủ-tiệm , nghĩ ngợi 1 lúc , rồi nói : “Nếu cháu được  ông cho kiếm 2 đồng này , thì cháu sẽ chia cho 2 đưá đó mỗi đứa 1 đồng !!”Câu nói của Lula làm Ông chủ Tiệm và 2 đứa nhỏkiarất là ngạc nhiên.Cậu giải thích thêm: “Tụi nó là bạn thân nhất của cháu, đã nhịn đói hết 1 ngày rồi , còn cháu thì hồi trưa còn ăn được ít đậu phụng, nên có sức đánh giầy hơn chúng nó, Ông cứ để cháu đánh đi , chắc chắn Ông sẽ  hài lòng” Cảm động trước câu nói của thằng nhỏ, Ông chủ tiệm đã trả cho hắn 2 đồng bạc , sau khi được hắn đánh bóng đôi giầy. Và thằng nhỏ Lula giữ đúng lời , đã đưa ngay cho 2 đứa bạn mỗi đứa 1 đồng.

           Vài ngày sau, Ông chủ Tiệm đã tìm đến thằng nhỏ Lula, nhận chú bé cứ sau buổi tan học là đến học nghề ở tiệm giặt nhuộm của ông ta , và bao cả bữa cơm tối . Tiền lương lúc học nghề tuy là rất thấp , nhưng so với đánh giầy thì khá hơn rất nhiều.Thằng bé hiểu rằng : Chính vì mình đã đưa tay giúp đỡ những người khốn đốn , nên mới đem đến cho mình cơ hội làm thay đổi cuộc đời.
Từ đó , miễn là có khả năng, chú bé Lula không ngần ngại giúp đỡ những người sống khốn khổ hơn mình.Sau , Lula nghỉ học đi làm thợ trong 1 nhà máy, để bênh vực cho quyền lợi của những  người thợ , cậu ta tham gia vào công-đoàn , năm 45 tuổi , Lula lập ra đảng Lao-Công.

          Năm 2002 , trong cuộc ứngcử tổng-thống , khẩu hiệu của Lula là : Ba bữa cơm no cho tất cả những người trong quốc gia này . Và đắc cử làm Tổng Thống  xứ Brazil.  Năm 2006 đắc cử nhiệm kỳ 2 , cho 4 năm tới.

          Trong 8 năm tại chức, Ông ta đã thực hiện đúng lời mình đã hứa :-93% trẻ em và 83% người lớn ở nước này được no ấm. Thực hành đúng tâm niệm : giúp đời !!Và nước Ba-tây dưới sự lãnh đạo của Ông đã không còn là "con khủng long nhai cỏ" mà đã trở nên "Con mãnh sư Mỹ Châu".  Và xây nên  nền kinh tế đứng thứ 10 trên thế giới. 

         Luiz Inácio Lula da Silva : đó là tên của vị tổng thống Brazil ( 2002 - 2010 ) 



ĐỪNG VỘI XÉT ĐOÁN



           "Một người bạn của tôi trên chuyến trở về Nam Phi sau một thời gian sống ở Âu Châu, đã phải chờ khá lâu ở phi trường Heathrow của London. Sau khi mua một ly cà phê và một gói bánh quy, cô kéo lê hành lý lỉnh kỉnh tới một cái bàn trống để đọc báo và ăn bánh trong khi chờ máy bay.

           Khi đang đọc tờ báo buổi sáng, cô nhận ra có người làm gì đó sột soạt ở bàn mình. Liếc nhìn qua tờ báo, cô sửng sốt thấy một anh chàng ăn mặc lịch sự đang với tay lấy bánh của cô, bỏ vào miệng. Không muốn làm ầm ĩ, cô chỉ nghiêng mình để lấy một cái cho mình. 
Một phút sau, cô lại nghe tiếng sột soạt. Anh chàng kia lại lấy thêm bánh để ăn.

           Cho đến lúc cả hai đã ăn đến cái bánh cuối cùng trong gói, cô đã tức giận hết cỡ nhưng vẫn không nói được câu nào. Rồi chàng trai bỗng bẻ cái bánh làm hai, đẩy một nửa về phía cô và ăn nửa còn lại, rồi bỏ đi.

           Lát sau, khi loa phóng thanh gọi tên cô, và yêu cầu cô xuất trình vé, cô vẫn còn bừng bừng cơn giận. Tuy nhiên, các bạn hãy thử tưởng tượng sự xấu hổ của cô khi cô mở túi xách ra và khám phá ra rằng gói bánh của mình vẫn còn nằm nguyên trong đó. Thì ra từ nãy tới giờ cô đã ăn bánh của người ta. Chàng kia đã chia sẻ với cô đến miếng bánh cuối cùng. Thật là một con người tốt bụng"

(Reader's Digest)

           Suy nghĩ: Câu chuyện cho thấy cái nhìn của chúng ta về người khác không luôn luôn chính xác, thậm chí nhiều khi còn nhầm lẫn nữa. Vì thế đừng vội xét đoán, kết án. Và cũng phải sẵn sàng thay đổi cái nhìn của mình khi chúng không còn đúng với sự thật nữa. Quan trọng hơn nữa, nếu chúng ta muốn có những thay đổi lớn trong cuộc đời mình thì trước hết phải thay đổi cách nhìn về người khác. Hãy đeo cặp kính khác rồi mọi sự sẽ thay đổi theo ta.




25 tháng 2, 2012

Cậu Bé câu cá


          

           Cậu bé 11 tuổi và rất thích câu cá. Căn lều nhà cậu, nằm trên một đảo nhỏ giữa hồ.

          Một lần, cậu theo bố đi câu cá vào buổi chiều tối. Cậu mang theo ít giun làm mồi với hy vọng bắt được vài con cá. Cậu móc mồi rồi bắt đầu tập quăng mồi. Lưỡi câu đập thẳng vào mặt nước và tạo ra những gợn sóng nhiều màu sắc trong ráng chiều. Ngồi khá lâu, bỗng cậu cảm thấy cần câu rung lên, rõ ràng có cái gì đó rất nặng móc vào cần câu. Bố cậu quan sát đứa con khéo léo giật cần câu, nhấc lên một con cá đang vùng vẫy. Đó là con cá to nhất cậu bé từng nhìn thấy. Hai bố con nhìn con cá to bự đang quẫy. Người cha nhìn đồng hồ. Mới 8 giờ tối. Còn 4 tiếng nữa mới bắt đầu mùa câu(chú thích: ở Mỹ bị phạt rất nặng nếu chưa tới mùa câu, mùa săn, một lần đi câu ghẹ trong đất tư nhân bị cảnh sát phạt 150 đô đã hơn 20 năm, ra tòa năn nỉ bớt xuống còn 50 đô). Ông bảo:

- Con trai, con phải thả nó ra đi. Chưa đến mùa câu.

- Kìa bố!- Cậu con trai kêu lên.

- Sẽ có những con cá khác- Bố cậu bình tĩnh nói.

- Nhưng không to như con này!- Cậu bé rên lên.

          Cậu nhìn quanh hồ. Không có ai, cũng chẳng có tàu thuyền tuần tra(chú thích: tàu tuần tra đi bắt những người vi phạm luật trên nước như luật lái xe trên công lộ, con nít dưới 15 tuổi phải luôn mặc áo phao, người lớn không cần mặc nhưng trên tàu phải luôn có áo phao bằng số người trên tàu). Cậu lại ngước nhìn bố. Không ai nhìn thấy họ, tức là sẽ không ai biết họ câu được cá. Và dù có người biết, người đó cũng không thể biết cậu câu được cá lúc mấy giờ. Nhưng cậu bé, qua sự rõ ràng trong giọng nói của bố cậu, biết rằng quyết định của ông sẽ không thay đổi. Cậu chậm chạp gỡ con cá ra và thả nó xuống mặt hồ đen lóng lánh. Con vật quẫy thật mạnh và lao biến đi. Cậu bé biết rằng rồi cậu sẽ chẳng bao giờ bắt được con cá to như thế nữa.

         Đó là câu chuyện 34 năm về trước. Bây giờ, cậu bé đã là một kiến trúc sư thành đạt. Cái lều của gia đình anh vẫn ở trên hòn đảo nhỏ giữa hồ New Hampshire. Và anh cũng đưa con trai, con gái của mình đi câu. Anh đã đoán đúng. Anh không bao giờ bắt được một con cá to và đẹp như hồi nhỏ nữa. Nhưng anh luôn nhìn thấy con cá đó, từ lần này sang lần khác, mỗi khi anh đặt ra một câu hỏi về đạo đức. Vì, như cha anh đã dạy   đạo đức là những vấn đề đơn giản: đúng hay sai. Chỉ có điều: hành động đạo đức- ngay cả khi không có ai quan sát mình- mới là khó mà thôi.



24 tháng 2, 2012

Lời nói hay


Khỏe, không phải là nhấc lên Mạnh, mà là để xuống Nhẹ
Kính, không phải là đối với Trên, mà là xử với Dưới 
Ðẹp, không phải là hút Người Vào, mà là giữ người Ở Lại 
Xấu, không phải tại Gương Mặt, mà ở tại Cách Sống 
Khéo, không phải tạo điều To, mà là làm điều Nhỏ 
Hay, không phải là Ngạc Nhiên, mà là sự Thú Vị 
Buồn, không phải do Bên Ngoài, mà vì ẩn ở Bên Trong 

Đức Đạt Lai Lạt Ma



23 tháng 2, 2012

Cậu Bé dưới gốc cây

    

          Trong mùa hè giữa năm thứ nhất và năm thứ hai đại học, tôi được mời vào làm phụ trách một trại hè cho học sinh trung học thuộc một trường đại học ở Michigan. Tôi đã từng tham gia rất nhiều hoạt động của trại nên tôi nhận lời ngay lập tức.

          Một giờ sau khi tôi bắt đầu ngày đầu tiên ở trại hè, giữa một đám ồn ào hỗn loạn các anh phụ trách và học sinh, tôi nhận ra một cậu bé ở dưới bóng cây. Cậu rất nhỏ bé và gầy guộc. Rõ ràng việc cậu đang mất tự nhiên và xấu hổ rụt rè càng làm cho cậu trở nên yếu đuối, mỏng manh. Chỉ 50 bước gần đó, 200 trại viên đang hăm hở rượt đuổi, chơi đùa, và gặp gỡ lẫn nhau như đã thân nhau từ lâu lắm chứ không phải chỉ mới quen. Nhưng cậu bé dưới bóng cây dường như đang ở một thế giới khác. Vẻ cô đơn đến tột độ của cậu đã làm tôi khựng lại, nhưng nhớ lại lời những anh chị phụ trách lớn tuổi hơn rằng phải chú ý đến các trại viên có vẻ tách biệt ra, thế là tôi bước đến.

          Đến gần cậu bé, tôi nói "Chào em, anh tên là Kevin. Anh là một trong các phụ trách ở đây. Anh rất vui được gặp em. Em khỏe không vậy?" Với một giọng nói run run bẽn lẽn, cậu bé cố sức trả lời, "Dạ em bình thường." Tôi nhẹ nhàng hỏi cậu rằng cậu muốn tham gia những sinh hoạt và gặp các bạn bè mới không. Cậu trả lời nhỏ "Dạ không, em không thích lắm."

          Tôi có thể cảm nhận được rằng cậu đang ở trong một thế giới hoàn toàn riêng tư. Trại hè quá mới, quá xa lạ đối với cậu. Nhưng bằng cách nào đó, tôi cũng biết rằng cũng không nên ép cậu bé. Cậu không cần một lời cổ vũ, cậu cần một người bạn. Sau một lúc lâu im lặng, câu chuyện của chúng tôi chấm dứt.

           Sau bữa trưa ngày thứ hai, tôi hét bể cuống họng của mình để điều khiển cả trại hát. Tất cả trại đều tham gia hăm hở. Ánh mắt tình cờ xuyên qua đám đông ồn ào lộn xộn và thấy hình ảnh cậu bé đó đang ngồi một mình, nhìn ra ngoài cửa sổ. Tôi suýt nữa đã quên mất lời bài hát đang phải hướng dẫn. Khi lại có cơ hội gặp cậu bé, tôi cố thử một lần nữa, với những câu nói hệt như trước "Em có khỏe không? Em có sao không?" Và cậu bé lại trả lời "Dạ vâng, em khỏe. Em chỉ chưa quen thôi." Khi tôi rời nơi cậu bé ngồi, tôi hiểu rằng để cậu bé hòa đồng phải tốn nhiều thời gian và công sức hơn tôi tưởng – dù tôi không biết rằng tôi và cậu bé có thể cởi mở được với nhau hay không nữa.

          Vào buổi tối hôm đó khi họp với những người phụ trách của trại, tôi kể ra những điều lo lắng của mình về cậu bé. Tôi giải thích cho các bạn phụ trách ấn tượng của tôi về cậu bé, yêu cầu họ chú ý và dành thêm thời gian cho cậu nếu có dịp.
           Những ngày ở trại trôi qua nhanh hơn tôi tưởng. Thật là tiếc, nhưng rồi đêm cuối cùng ở trại cũng đến và tôi đang theo dõi "bữa tiệc chia tay". Các học sinh đang tận hưởng những giây phút cuối cùng của mình với các "bạn tốt nhất" của họ - những người bạn mà có thể họ sẽ chẳng bao giờ gặp lại.

          Ngắm nhìn các trại viên cùng nhau chia sẻ những giây phút cuối bên nhau, tôi bất ngờ thấy được một hình ảnh mà sẽ lưu mãi trong cuộc đời tôi. Cậu bé mà từng ngồi một mình dưới gốc cây đó đang làm một điều kỳ diệu. Cậu đang chia xẻ cùng hai cô bé khác những món quà lưu niệm. Tôi nhìn cậu đang có nhưng giây phút thân mật đầy ý nghĩa với những người mà cậu chưa bao giờ gặp chỉ mấy ngày trước đó. Tôi không thể tin nổi đó chính là cậu bé dưới bóng cây.

          Vào một đêm tháng 10 năm đó, tiếng chuông điện thoại kéo tôi ra khỏi cuốn sách hóa học. Giọng một người lạ, rất nhẹ nhàng và lịch sự hỏi tôi "Dạ có phải là anh Kevin không ạ?"

"Dạ chính là tôi, xin lỗi ai đầu dây đó ạ?" "Tôi là mẹ của Tom Johnson. Cậu có nhớ Tommy từ trại hè không ạ?" Cậu bé dưới bóng cây! Làm sao tôi có thể quên được? "Dạ cháu nhớ rồi," tôi nói. "Cậu bé rất dễ thương. Bây giờ cậu bé ra sao ạ?"

          Chợt lặng đi một hồi lâu, sau đó bà Johnson nói,”Tuần này trên đường từ trường về, Tommy của tôi đã bị một chiếc xe đâm phải… Tommy đã không còn nữa rồi”

Bàng hoàng, tôi chia buồn cùng bà mẹ.
"Tôi muốn gọi cho cậu," bà ta nói, "bởi vì Tommy nhắc đến cậu nhiều lần. Tôi muốn cậu biết rằng nó đã trở lại trường mùa thu rồi như một con người mới. Nó đã có nhiều bạn mới. Kết quả học tập lên cao. Và nó còn hò hẹn với bạn gái vài lần nữa. Tôi chỉ muốn cám ơn cậu đã làm cho Tom thay đổi như vậy. Những tháng cuối cùng là khoảng thời gian đẹp nhất của cuộc đời nó."

          Vào lúc đó tôi đã nghiệm ra: hãy dành sự quan tâm, đồng cảm, sẻ chia với mọi người quanh bạn. Bạn sẽ không thể ngờ được mỗi cử chỉ ần cần, chân thành của bạn có thể sẽ có ý nghĩa với người khác đến như thế nào đâu. Tôi kể lại chuyện này mỗi lần có dịp, và khi tôi kể xong, tôi thôi thúc người khác nhìn ra bên ngoài và tìm cho mình một "cậu bé dưới bóng cây".

                                                         David Coleman and Kevin Randall




Cuộn Chỉ thời gian

spool of thread


Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy,
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
( Kahlil Gibran )

          Chuyện gì nhắc chúng ta biết rằng một ngày đã qua: Tiếng đồng hồ báo thức mỗi buổi sáng hay khi chúng ta mở vòi nước để làm vệ sinh khi ra khỏi giường? Chuyện gì nhắc chúng ta một tuần lễ đã qua: Sáng Thứ Bảy này dậy trễ hay có hẹn đưa gia đình đi chơi cuối tuần ?

          Chuyện gì nhắc chúng ta hai tuần đã qua: Ðến kỳ lãnh check lương hay ngày rằm hay mồng một ăn chay? Chuyện gì nhắc chúng ta một tháng đã qua: Trả các thứ bill nhà, bill điện, bill nước? Chuyện gì nhắc chúng ta sáu tháng đã qua: Vặn đồng hồ lui hay tới một giờ? Chuyện gì nhắc một năm đã trôi qua: Phải chăng là những khúc ca Giáng Sinh rộn ràng và các thương xá giăng đèn kết hoa, và với người Việt là hoa cúc, hoa mai, bánh chưng, bánh tét và những bài hát về Mùa Xuân đã trở lại?

          Trọn một năm rồi, hôm nay tôi trở lại văn phòng dịch vụ khai thuế mà cảm thấy như mới đến đây hôm qua, cũng anh chàng khai thuế vui tính, những chồng hồ sơ ngổn ngang, trên vách chiếc đồng hồ tròn chậm rãi đếm giây... Cách đây một năm tôi đã ngồi trên chiếc ghế này, hôm nay tôi lại đến đây. Mùa khai thuế đã tới. Một năm nữa đã qua. Ði khai thuế mỗi năm hẳn lòng ta chẳng có cảm xúc gì, nhưng bạn cứ tưởng tượng, nào ngày con cháu chúng ta tốt nghiệp, nào ngày tan trường, ngày tựu trường, Mùa Thu lá rụng, rồi Mùa Ðông tuyết rơi.

          Không những một giờ, một ngày qua rất nhanh, mà một năm, mười năm cũng như phút chốc. Phương Ðông nói: “Thời gian như bóng câu qua cửa sổ” (câu quang quá khích). Ca dao Việt Nam lại nói: “Thời giờ thấm thoắt thoi đưa -Nó đi đi mãi chẳng chờ đợi ai!” Thời gian có những bước đi cố định của nó, nhưng qua chủ quan, nhanh chậm hay dài ngắn lại “tùy người đối diện”, dù Lamartine đã thốt nên lời: “Thời gian ơi, xin hãy ngừng cánh bay.” (Ô temps, suspends ton vol!), cũng như chúng ta vẫn thường than vãn: “Ngày vui qua mau!” Trái lại, Kim Trọng tương tư Thúy Kiều thì một ngày cũng dài bằng ba năm: “Sầu đong càng lắc càng đầy- Ba thu dọn lại một ngày dài ghê!” Người bị gông cùm, lao lý thì “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại.” Phải chăng vì: “Người vui thì than đêm ngắn- Kẻ buồn lại hận canh dài.” Những ngày ở trong tù 35 năm về trước, hằng ngày phải lao động khổ sai vất vả, chúng tôi thấy ngày quá dài, chỉ mong đến lúc có tiếng kẻng “thu dụng cụ” để ra về, kiếm chén khoai lửng dạ và ngã tấm thân gầy guộc mệt nhoài trên chiếc chõng tre. Ðêm là lúc tự do, riêng rẽ một mình thì quá ngắn, vì người tù cảm thấy sợ hãi khi nghe tiếng kẻng đánh thức mỗi buổi sớm mai để thức dậy trước một ngày nữa, vất vả và vô vọng.

          Bây giờ đến lúc tóc đã hoa râm, ngoảnh mặt nhìn lại: “Hồng Hồng! Tuyết Tuyết! Mới ngày nào còn chữa biết chi chi!” (Nguyễn Công Trứ), con cháu ngày nào, còn bồng bế nay đã trưởng thành, nghĩ lại “đời người như giấc mộng.” Nghĩ lại, thời hoa niên, rồi chiến tranh, tù đày, lưu lạc quê người cũng qua nhanh. Bây giờ không còn nói chuyện một ngày qua, một tuần qua, một tháng qua, mà nói chuyện mười năm, ba mươi năm, sáu mươi năm qua. Nhìn lại quá khứ, hình như chúng ta đều mang trong lòng nỗi tiếc nuối hơn là vui mừng vì chúng ta đã làm được điều gì đó trong những ngày tháng cũ.

          Ai cũng nói được câu “dĩ vãng là lịch sử,” là những điều đã qua, nhưng tất cả văn thơ, âm nhạc đều khóc lóc, thương tiếc những ngày tháng cũ. Người thì xin đi lại từ đầu, người thì gọi ngày xưa là hoa bướm... Hiện tại là món quà Trời cho (Present) nhưng ít ai biết giá trị mà nâng niu nó, để khi nó đã trở thành dĩ vãng mới buồn bã khóc than. Phật Pháp cũng có nói đến: “Quá khứ đã qua, tương lai chưa tới, hãy sống tỉnh thức trong giờ phút hiện tại!”

Ðể biết giá trị của thời gian, phương Tây nói :
"- Ðể biết giá trị của một năm, hãy hỏi một sinh viên vừa thi trượt năm cuối
- Ðể biết giá trị của một tháng hãy hỏi một người mẹ sanh non.
- Ðể biết giá trị của một tuần hãy hỏi chủ bút của một tuần báo.
- Ðể biết giá trị của một giờ, hãy hỏi những người yêu đang chờ đợi gặp nhau.
- Ðể biết giá trị của một phút, hãy hỏi người vừa lỡ chuyến tàu.
- Ðể biết giá trị của một giây, hãy hỏi người vừa thoát chết trong đường tơ kẽ tóc
- Ðể biết giá trị của một phần nghìn giây hãy hỏi người vừa nhận huy chương bạc trong cuộc thi Olympic. ''

          Thời gian đi những bước đều đặn, như tiếng đồng hồ kêu “tic-toc” nhịp từng giây, nó chẳng bao giờ có thể chạy nhanh hơn theo ý ta, hay chậm lại để chờ đợi ai. Trong những chuyện cổ tích của Ðông Âu, ông Tiên cho mỗi con người một “cuộn chỉ thời gian”, chiều dài của cuộn chỉ là chiều dài của mỗi đời người. Ai thấy đời khổ đau thì cứ kéo vội sợi chỉ đi nhanh, ai muốn hưởng hạnh phúc thì kéo cuộn chỉ chậm lại.

          Này người bạn già của tôi ơi! Khổ đau hay hạnh phúc, bạn đã kéo “cuộn chỉ đời” bạn, nhanh hay chậm, thì chúng ta chỉ còn lại mươi vòng chỉ nữa thôi. Vì thời gian vẫn trôi đi, nên chúng ta không thể dừng lại, mà vẫn phải tiếp tục kéo sợi chỉ ra khỏi cái lõi của nó, cho đến lúc thở ra hơi thở... cuối cùng. Liệu trong mươi vòng chỉ còn lại này, chúng ta có thể làm gì để bù đắp cho gần cả một “cuộn chỉ đời” dài dằng dặc của những ngày tháng đã qua từ bao lâu nay không ?

                                                           Huy Phương


Cái nút áo



          Giật mình thức giấc. Cảm thấy khát khô ở cổ, tôi lồm cồm ngồi dậy mở tủ lạnh nốc một hơi.

          Nước lạnh làm tôi tỉnh người. Nhìn đồng hồ đã hơn 4g sáng. Tôi đến bên máy vi tính bật máy lên. Mở chương trình Nhật Ký định nhập vào những việc mình đã làm hoặc những suy nghĩ về một ngày đã qua. Nhưng chương trình lại bật lên thông báo nhấp nháy màu đỏ chói: "Tuần sau là đến ngày đầu tiên quen M". Tôi chỉnh chương trình để xem lại cái ngày đầu tiên đó và mĩm cười khi thấy lúc đó mình trẻ con hết sức.

          Tôi quyết định sẽ lục tung hết Internet để tìm ra một cái thiệp độc chiêu gửi nàng. Cuối cùng tôi cũng mãn nguyện với một cái thiệp nhiều ý nghĩa. Tôi kéo ngăn tủ ra để lấy cái đĩa CD hình mình để ghép vào thiệp, nhưng chợt nhìn thấy trong đó có một gói quà xinh xắn. Biết là của M tôi hồi hộp mở gói quà. Bên trên là một tấm thiệp to, còn bên dưới là một chiếc đồng hồ để bàn rất dễ thương và một cái nút áo. Hơi ngạc nhiên khi nhìn cái nút áo, tôi vội mở thiệp ra xem.

"Anh thân mến !
Thế là chúng mình quen nhau đã 3 năm rồi. Trong 3 năm qua em rất vui vì đã quen được anh. Em đã học được rất nhiều điều từ anh.
Anh là người rất giỏi, làm được rất nhiều việc lại sống rất tốt với mọi người. Anh sống hết sức chan hoà không câu nệ giàu nghèo, chức vị. Anh hết lòng với mọi người và được rất nhiều anh em bè bạn mến yêu, kính nể.
Tối nay, cũng như bao ngày em đến nhà anh, đã 9g tối anh vẫn chưa về nhà. Khi đến nhà anh, em nhìn thấy mẹ đang khâu lại chiếc áo bị bỏng thuốc lá của anh. Nhìn mẹ chợt em nhớ đến anh, rồi nhớ đến những gì em đã thấy ở nhà anh. 
Em xin phép được tặng cho anh cái đồng hồ với lời nhắn :
"Thời gian luôn trôi đi lạnh lùng. Có những thứ ngày mai làm được, nhưng có những thứ ngày mai không thể nào làm được".
Và một cái nút áo với lời nhắn chân tình :
"Đôi khi người ta biết được rất nhiều điều nhưng lại không biết một điều đơn giản là áo mình đang mặc có bao nhiêu cái nút !".
Anh đã sống vì mọi người nhưng trong mọi người lại thiếu một người quan trọng nhất. Anh hãy xem tờ giấy bên dưới. Chúc Anh luôn vui vẻ và thành đạt".


          Tôi cầm đồng hồ và cái nút lên, bên dưới có một tờ giấy xếp làm tư nằm ngay ngắn, tôi mở ra xem và thấy ngẩn ngơ với những dòng chữ dưới đây :

- Em thấy anh rủ bạn về nhà cùng vui vẻ, làm xả láng mấy thùng Ken, anh em bàn tán chuyện đời, chuyện cơ quan, chuyện nhà sếp, chuyện quan trường, đủ thứ chuyện nhậu hoài bàn hổng hết.
- Em thấy mẹ cặm cụi dọn dẹp thức ăn dư, lom khom nhặt từng vỏ lon xếp lại, sáng mai ra chợ đổi lấy chục chanh pha nước, cho thằng con tỉnh rượu mỗi khi say.
- Em thấy anh sáng ra sạp gom gần hết báo, đọc ngấu nghiến từng bài từng mục. Ngẫm chuyện đời, chuyện quan liêu, chuyện cửa quyền, chuyện Mỹ, chuyện I rắc, chuyện SEA Games...
- Em thấy mẹ cẩn thận sắp từng tờ báo, lựa riêng ra những phần quảng cáo rồi ngập ngừng hỏi cái này cân ký bán được hông con?
- Em thấy anh chơi hết lòng với bạn, chẳng bỏ về dù tăng 4 hay tăng 3...
- Em thấy mẹ cứ trằn trọc ra vô mãi, 2g rồi mà phòng nó vắng tanh
- Em thấy anh sau một ngày làm mệt mỏi, về nhà bật máy lạnh, bật quạt, ngã lưng nằm thẳng chân, chẳng muộn phiền.
- Em thấy mẹ ra hiên nằm những ngày trời nóng, rồi lẩm bẩm xem điện tháng này có quá định mức chưa.
- Em thấy anh ghiền chơi vi tính, cứ băn khoăn hoài chuyện nâng cấp CPU lên 2 hay 3 Gb
- Em thấy mẹ rất ghiền xem cải lương, cứ chặm nước mắt, cứ cười vui thoải mái kh

xem hoài cái tivi cà giật, cái Tivi từ lúc anh tắm mưa.
- Em thấy anh chuyên viên vi tính, viết phần mềm để quản lý công ty, xem công nợ, lãi lỗ, bấm một phát là có ngay. Thế mà chẳng thể nào tính đúng được tình thương của người mẹ.
- Em thấy mẹ chẳng cần vi tính, vẫn âm thầm lập trình cá, cơm, rau. Biết chị Hai cái áo ủi không ngay, còn anh nữa đôi giày cả tuần chưa chịu đánh!
- Em thấy anh chuyện làm chuyện lớn mà quên đi những chuyện nhỏ xung quanh.
- Em thấy mẹ suốt đời vụn vặt mà dạy con mình những bài học lớn lao...


Hi vọng qua câu chuyện này tôi và các bạn có thể tìm lại được những bài học về sự quan tâm mà các bạn đã lỡ đánh mất.
Hãy dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho những người người mẹ, người cha, những người luôn ở bên các bạn, luôn hướng sự quan tâm về phía các bạn mà không cần đòi hỏi điều đó từ các bạn!

                                                                                                    Khuyết Danh



22 tháng 2, 2012

Người đàn bà trên bải biển

     
    Môt gia đình gồm 2 vợ chồng và 4 đứa con nhỏ. Dịp hè, cùng đi nghỉ mát ở một bãi biển. Bọn trẻ rất thích tắm biển và xây những tòa lâu đài trên cát. Bố mẹ chúng thuê một cái lều và ngồi uống nước trên bờ, dõi nhìn các con vui đùa không quá xa ngoài kia phía trước mặt.

         Thế rồi chợt trông thấy một bà cụ nhỏ nhắn, ăn mặc xuyềnh xoàng, trên tay cầm một chiếc túi cũ đang tiến lại. Tóc bà đã bạc trắng, bị gió biển thổi tốc lên càng làm cho khuôn mặt nhăn nheo của bà càng khó coi. Bà cụ lẩm bẩm một điều gì đó, dáo dác nhìn rồi thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt những thứ gì đó trên bãi biển, bỏ vào cái túi.

         Hai vợ chồng không hẹn mà cùng vội chạy ra gọi các con lại, căn dặn chúng phải tránh xa người đàn bà khả nghi kia. Dường như họ cố ý nói to cho bà ta nghe thấy để bà ta đi chỗ khác kiếm ăn.

         Cụ già không biết có nghe thấy gì không giữa tiếng sóng biển ì ầm, chỉ thấy bà từ từ tiến về phía hồ. Thế rồi cụ bà dừng lại, nhìn mấy đứa trẻ dễ thương đang ngơ ngác nhìn mình. Bà mỉm cười nhưng không ai đáp lại, chỉ giả vờ ngó lơ đi chỗ khác. Bà cụ lẳng lặng làm công việc khó hiểu của mình. Còn cả gia đình kia thì chẳng còn hứng thú tắm biển nữa, họ kéo nhau lên quán nước phía trên bãi biển.

         Trong lúc chuyện trò với người phục vụ bàn ăn cùng những khách hàng trong quán, hai vợ chồng quyết định hỏi thăm xem bà cụ khả nghi kia là ai và họ... sững sờ : Bà cụ ấy là người dân ở đây, từng có một đứa cháu ngoại vì bán hàng rong trên bãi biển, vô tình đạp phải một mảnh chai rồi bị nhiễm trùng, sốt cao, đưa đi bệnh viện cấp cứu không kịp và đã chết không lâu vì bệnh uốn ván. Từ dạo ấy, thương cháu đến ngẩn ngơ, bà cứ lặng lẽ đi dọc bãi biển, tìm những mảnh chai, mảnh sắt hoặc hòn đá có cạnh sắc. Mọi người hỏi lý do thì bà đáp mà đôi mắt ướt nhòe: "Ồ tôi chỉ làm một việc nhỏ thôi ấy mà, để các cháu bé có thể vui chơi trên bãi biển mà không bao giờ bị chết như đứa cháu đáng thương của tôi !".

         Nghe xong câu chuyện người chồng vội vã chạy xuống bãi biển mong có thể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành, nhưng bà cụ đã đi rất xa rồi. Bóng bà chỉ còn là một cái chấm nhỏ trên bãi biển vắng người khi chiều đang xuống


Người thợ làm bánh

                                               
          Một người thợ làm bánh( ông chủ) có bốn người giúp việc, một người chuyên múc nước, một người chuyên nhào bột, một người chuyên nặn bánh và một người chuyên rán bánh.
Người rán bánh thường bảo với ông chủ về người thợ nặn bánh:
- Anh nặn bánh làm việc rất ẩu, anh ta để vỏ bánh quá mỏng nên khi rán tôi phải hết sức khéo léo bánh mới không bị vỡ.
Người nặn bánh lại nói với chủ:
- Anh nhào bột hay để bột nhão nên rất khó nặn bánh, mà thưa ông chủ, anh rán bánh rất hay ăn vụng ở mẻ bánh đầu tiên.
Người nhào bột mách:
- Thưa ông, anh nặn bánh thường để tay bẩn khi làm việc, anh rán bánh rất hay nói xấu ông bà chủ, còn thằng múc nước, nó đang tòm tem con gái ông bà đấy ạ ...
Anh múc nước thì chẳng nói gì, mỗi khi xong việc anh ta mắc võng nằm đọc sách.
Nhìn vẻ mặt của ba người giúp việc khi đến tố cáo anh thấy hình như họ đều rất trung thực, đáng tin, đáng quý, anh hứa sẽ chấn chỉnh ngay mọi việc.
Từ đó anh ta bắt đầu để ý, săm soi mọi việc. Tuy nhiên do khối lượng công việc quá nhiều, nên anh ta không thể theo sát tất cả các công đoạn được, vì vậy anh ta nghi ngờ tất cả.
          Anh nghĩ: “Thằng rán bánh cái mặt tham thế kia thì chắc chắn là hay ăn vụng rồi, mắt gian mà mỏ nhọn thì việc nó nói xấu vợ chồng mình là có chứ không sai. Còn thằng nặn bánh, thằng này luộm thuộm, việc để tay bẩn là đúng đây. Thằng nhào bột … hừ .. thằng này làm việc bê bết thật, nhưng nó biết ghét thằng nói xấu mình, cũng được. Còn thằng múc nước… giúp việc mà suốt ngày giả vờ sách với vở, không phải để lừa con gái mình thì là làm gì…hừm…lũ chúng mày…hỏng…hỏng ! phải quản lý thật chặt bọn này !!!”
          Anh ta bắt đầu đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn với cả 3 người, duy có người nhào bột là được thả lỏng.
Một thời gian sau anh thợ làm bánh thấy những lời tố cáo ngày càng nhiều thêm từ ba người giúp việc, anh đi kiểm tra mặt này thì họ lại tố cáo nhau về mặt khác. Mỗi khi thấy họ nói chuyện với ai, anh đều có cảm giác họ đang làm gì gian dối hoặc có thể đang nói xấu anh. Chỉ có người múc nước thì vẫn vậy, xong việc lại bình thản mắc võng nằm đọc sách, mà anh lại thấy ngứa mắt nhất là người này.
Do suy nghĩ, nghi ngờ quá nhiều nên anh thợ làm bánh dần cảm thấy mệt mỏi, không buồn ăn, lúc nào cũng cảm giác mọi người đang chống lại mình, đang nói xấu mình, anh uất ức, thấy đau ngực, đau sườn. Cuộc sống của anh lúc này là những chuỗi ngày dài bực dọc.
          Một hôm, đứng trước cửa nhà, anh thợ làm bánh thấy từ xa có một nhà sư khất thực đang tiến lại. Nhà sư dáng điệu trang nghiêm, bước đi rất thong thả nhưng vững vàng, vẻ mặt thanh thản với đôi mắt hiền hòa như một ông tiên thoát tục.
Sinh lòng kính ngưỡng, anh thợ làm bánh đi vào nhà cầm mấy chiếc bánh ra, cung kính đặt vào bình bát cúng dường.
Nhà sư không đi ngay mà chăm chú nhìn người thợ làm bánh rồi hỏi:
- Thí chủ có phải đang thấy trong người không được khỏe ?
- Vâng !
Anh thợ làm bánh ngạc nhiên nói ấp úng:
- Thời gian này quả thực con thấy trong người rất khó chịu, cứ đau ốm luôn… không biết… không biết … thầy…
- Bệnh này ta có thể chữa được, nếu thí chủ không ngại thì để ta bắt mạch xem sao.
- Vậy mời thầy vào nhà, xin thầy giúp con ạ.
          Anh thợ làm bánh vui mừng rước nhà sư vào nhà.
Nhà sư để bình bát và tay nải xuống bàn, ngồi xuống, nhẹ nhàng đón lấy chén nước mà anh thợ làm bánh vừa rót vội, uống một hớp, xong ông từ từ đặt chén xuống và lấy trong tay nải ra một chiếc khăn mềm, gấp lại làm tư, đặt lên bàn. Ông cầm tay anh thợ, để ngửa cổ tay trên chiếc khăn, rồi đặt 3 ngón tay của mình vào các vị trí thốn, quan, xích, trầm ngâm nghe mạch. Chừng 3 phút sau nhà sư nhấc tay lên, nhìn anh thợ, nói:
- Thí chủ bị đau và tức ở hai vị trí ngực và sườn, bệnh này chữa ngọn không khó, nhưng gốc bệnh là do tâm nên chữa ngọn rồi lại phát. Nguyên nhân bệnh do uất ức lâu ngày mà gây ra, nếu không giải tỏa được thì bệnh không thể lành, lại có thể sinh thêm các bệnh khác.


          Anh thợ hết sức ngạc nhiên trước tài năng của nhà sư. Anh kể hết mọi chuyện của gia đình, những phiền muộn mà 4 người giúp việc gây ra, sự nghi ngờ, mệt mỏi và uất ức của mình.
Nhà sư im lặng lắng nghe rồi nói:
- Như vậy nguyên nhân ban đầu là do sự nghi ngờ của thí chủ, nghi ngờ lâu ngày không được giải tỏa bị dồn nén lại nên sinh ra bực dọc, uất ức mà gây thành bệnh.
- Dạ, quả thật con rất nghi ngờ bọn chúng, thằng nào trước mặt con cũng khép nép, vâng lời, nhưng không biết sau lưng con bọn chúng làm bậy bạ những gì, mà chúng nó tố cáo nhau ngày càng nhiều thầy ạ.
Nhà sư lặng lẽ suy nghĩ, rồi ông chợt chỉ tay vào lọ đường mà anh làm bánh để ở góc nhà:
- Thí chủ hãy mang lọ đường kia lại đây.
Anh làm bánh hơi ngạc nhiên nhưng cũng đứng dậy, cầm lọ đường mang đặt lên bàn.
Do nhà làm bánh, lúc nào cũng cần đường nên lọ đường chỉ được đậy nắp sơ sài, có đàn kiến bâu quanh miệng lọ, vài con còn chui hẳn vào bên trong, quanh lọ có vài chú ruồi, đậu rồi lại bay.
Nhà sư nói:
- Thí chủ hãy quan sát lọ đường này, thí chủ có biết vì sao đàn kiến và lũ ruồi bâu quanh lọ không ?
- Dạ, vì chúng ngửi thấy mùi đường, thích ăn đường nên chúng bâu quanh ạ.
- Vậy bây giờ thí chủ làm cách nào để đuổi ruồi và kiến đi ?
Người thợ làm bánh liền lấy khăn lau thật sạch lọ đường và vặn chặt nắp lại, nhưng chỉ một lát sau lũ ruồi lại bay quanh còn đàn kiến thì tiếp tục leo lên.
- Bây giờ thí chủ làm thế nào ? – nhà sư hỏi
- Dạ, con không biết ạ.
Nhà sư đứng dậy, lặng lẽ cầm lọ đường bước ra sân, đổ hết đường đi , lấy nước rửa và lau sạch lọ đường. Quả nhiên, kiến và ruồi không còn bâu vào lọ nữa. Nhà sư bảo anh thợ làm bánh:
- Sự tức giận và nghi ngờ của thí chủ cũng giống như đường ở trong lọ, thí chủ đã biết do ruồi và kiến thích mùi đường nên bâu quanh, vậy những người kia chính vì thích nhìn thấy thí chủ tức giận và nghi ngờ người khác nên mới đến tố cáo. Nếu trong thí chủ không còn tồn tại dạ nghi ngờ và lòng tức giận thì sự tố cáo kia cũng như lũ ruồi nhặng, dần bay đi hết thôi.
Khi xung quanh không còn đàn kiến nhộn nhạo, lũ ruồi ồn ào, thí chủ sẽ được tĩnh tâm, và trong 4 người làm, ai hơn ai kém, sai, đúng thế nào thí chủ sẽ thấy dễ dàng như soi gương vậy.


          Nói rồi nhà sư viết một đơn thuốc đưa cho người thợ làm bánh:
- Ta viết cho thí chủ thang thuốc này để trị ngọn của bệnh, còn gốc bệnh thì thí chủ phải tự chữa từ tâm mình thôi.
Nhà sư từ biệt ra đi, miệng ngâm mấy câu thơ:

Lâu ngày uất ức khổ mà thôi
Biết gốc giờ đây chữa được rồi
Quyết xét việc làm hay xác thực
Không nghe lời nói ngọt đầu môi
Xuyên khung, Thần khúc cùng Chi tử
Thương truật lại thêm Hương phụ bồi
Mỗi thứ đem cân đều số lượng
Sắc lên uống đủ bệnh liền trôi”

          Người thợ làm bánh từ đó nghe theo lời khuyên của nhà sư khất thực, uống thuốc và bỏ ngoài tai những lời dèm pha, tố cáo lẫn nhau của người làm, bản thân chăm chỉ đi xem xét công việc. 

          Quả nhiên sau một thời gian, thấy ông chủ dửng dưng, thản nhiên khi nghe mình nói tố người khác, ba anh giúp việc có tật xấu bỗng giật mình, có cảm giác hình như ông chủ biết tất cả những việc xấu của mình, nên không dám dèm pha nhau nữa mà bắt đầu chú tâm vào công việc. Bệnh của anh thợ làm bánh cũng do đó mà khỏi hẳn.