Hôm rồi tôi đọc báo có bài nói về
người phụ nữ tiếp thị bán bò cạp và các loại côn trùng khác
như bửa củi, bìm bịp, nhện hùm, kỳ nhông, rắn hổ, mối chúa, tắc kè… có thể làm thức
ăn hoặc ngâm rượu làm “thần dược” tăng cường bản lĩnh đàn ông.
Trước đó tôi cũng nghe nói ngành chăn nuôi côn trùng đang có xu thếphát triển, vì người ta bắt đầu nhận ra rằng những loài này không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng. Biết thế nhưng tôi vẫn không nghĩ gì nhiều, chỉ chặc lưỡi rằng con người ngày càng biết… thưởng thức. Thì cũng giống như hồi đó mình hay đi câu cá, tát mương để kiếm thức ăn vậy. Đâu có khái niệm gì về cái gọi là sát sanh đâu. Ai cũng làm thế thì mình cũng làm thế, vậy thôi.
Trước đó tôi cũng nghe nói ngành chăn nuôi côn trùng đang có xu thếphát triển, vì người ta bắt đầu nhận ra rằng những loài này không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng. Biết thế nhưng tôi vẫn không nghĩ gì nhiều, chỉ chặc lưỡi rằng con người ngày càng biết… thưởng thức. Thì cũng giống như hồi đó mình hay đi câu cá, tát mương để kiếm thức ăn vậy. Đâu có khái niệm gì về cái gọi là sát sanh đâu. Ai cũng làm thế thì mình cũng làm thế, vậy thôi.
Thế nhưng sáng nay tôi nhận được một email kể một câu chuyện làm tôi phải suy nghĩ. Chuyện kể rằng, một số người Việt ở Úc làm việc tại một nông trại dâu. Chủ nông trại là hai vợ chồng kỹ sư rất tốt bụng. Bà cho phép những người hái dâu có thể tự do ăn những quả dâu ngon nhất nếu họ thích. Vì thế những nhân công vừa hái dâu, vừa thưởng thức những trái dâu thượng hạng ngon lành. Bỗng dưng họ phát hiện một số trái dâu chín đỏ đã bị con gì ăn loang lổ, rồi cả một vạt dâu chín trái nào cũng bị cắn nham nhở. Thế là họ truy tìm và phát hiện ra thủ phạm là một con kỳ nhông xanh thật to đang thoải mái bò giữa những luống dâu với những trái dâu bị cắn. Theo phản ứng tự nhiên, những người hái dâu hè nhau rượt đuổi và đánh đập chú kỳ nhông không chút nương tay.
Nghe tiếng ồn ào, nhốn nháo
ngoài nông trại, bà chủ vội chạy ra xem và hỏi chuyện gì thế. Khi nhìn
thấy những nhân công mặt mày hớn hở vì đã lập được thành tích với chú
kỳ nhông đang quằn quại, bà sững sờ nhìn họ và thốt lên “Ối, trời ơi!”. Một
người trong đám nhân công nói: ‘Bà xem đây, may mà chúng tôitìm thấy nó, nếu
không thì nó sẽ còn phá hoại dâu của bà không biết bao nhiêu nữa
đấy!’ - Ồ, không, bà trả lời, nó không phá hoại gì cả! Bà bồng
con kỳ nhông lên khóc nức nở: “Xin lỗi cưng, sao họ có thể đánh cưng ra nông
nổi này…”.
Bà quay sang các nhân công nói: “Nó
là một con vật rất dễ thương, nó không cắn hay làm hại ai cả. Tại sao các
bạn đánh nó và làm nó bị thương trầm trọng thế này? Nó không hề phá
hoại, nó chỉ đi kiếm ăn thôi mà. Mà dầu cho nó vừa ăn vừa cắn phá chút ít thì
cũng không làm hại ai cả. Nó cũng không làm cho tôi nghèo đi. Nó là người bạn
rất dễ thương của chúng tôi, chúng tôi mời nó cứ thoải
mái ăn kia mà...)”. Rồi bà vội bồng chú kỳ nhông vào nhà và gọi chồng tức
tốc lái xe đưa chú kỳ nhông đến bác sĩ thú y để chăm sóc và trị liệu vết
thương cho nó.
Tại sao cùng sự việc, sự vật như nhau
mà cách hành xử lại trái ngược nhau như thế? Một bên là tận diệt để thưởng
thức, bồi bổ cho bản thân, còn một bên thì yêu thương, bảo
vệ. Là do bản chất con người hay do môi trường văn hóa, giáo
dục? Không hẳn “lành dữ phải đâu là tính sẵn” nhưng chắc chắnlà “phần
nhiều do giáo dục mà nên”. Thế giới này được hình thành do
cộng nghiệp của tất cả chúng sinh, nghĩa là tất cả chúng sinh đều
có quyền sinh sống và chia sẻ thế giới này một cách bình đẳng.
Đứng về phương diện phát
triển thì đúng là con người cao hơn các loài khác, nhưng đứng về phương
diện Chân như thì tất cả đều bình đẳng. Mạng sống của thượng
đế và mạng sống của con dế là đồng nhau, bởi vì “ai cũng thích sống và ai
cũng sợ chết”. Vậy mà, do tính ích kỷ của mình, con người coi
mình là trung tâm, là chủ nhân của thế giới, có quyền bắt các loài
khác phải phục vụ, cung phụng mình.
Nói đến đây tôi lại nhớ đến một câu
chuyện khác. Có lần tôi tiếp một vị khách viếng chùa. Trong lúc nói
chuyện, vị ấy nói có chút hơi tự hào rằng, vị ấy đối xử với mọi người rất
tử tế, nhưng đối với các loài vật như ruồi, muỗi, chuột… là vị ấy tiêu diệt không thương
tiếc, vì “chúng đâu có lợi ích gì mà còn có hại cho con người nữa,
phải không thầy?”. Vâng, lý lẽ ấy rất hợp lý nếu chúng ta đứng
trên lập trường của con người, lấy con người làm trung
tâm; nhưng thử hỏi các loài ấy chúng có nghĩ như vậy không, chúng có thừa
nhận vị trí trung tâm của con người không? Chắc
chắn là không rồi. Vì nếu chúng nghĩ rằng chúng có bổn phận phục vụ con
người thì chúng không phải kêu gào khi bị người giết.
Đâu phải con người chỉ đối
với loài vật như thế, mà con người còn tàn nhẫn với đồng loại nữa.
Tôi từng nghe những chiến binh của IS bắt và chặt đầu các con tin. Họ không xử
trảm theo cách nhanh gọn của Bao Thanh Thiên, một đao là hồn lìa khỏi xác, mà
chặt bằng dao phay bình thường, phải đến năm bảy nhát mới xong như người
ta chặt dừa vậy. Trong khi đó nạn nhân đã bị trói chặt thì còn vùng vẫy gì
được. Tôi dẫn sự kiện này ra là để muốn nói rằng, người giết không
bao giờ cảm nhận được sự đau đớn về thể xác của kẻ bị giết.
Con gà con heo bị giết đâu
phải là chúng không biết đau, nhưng bị trói chặt rồi thì đành chịu đau cho
đến chết. Cái đau của con vật bị giết có khác gì cái đau của con
người bị giết đâu.
Khi chưa đi tu, tôi như bao đứa trẻ
khác cũng làm ná bắn chim, tát mương, câu cá; có khi vì để kiếm cái ăn nhưng
cũng có khi chỉ là để vui chơi mà thôi. Thuở ấy, giết một con
rắn mối bình thường như ngắt một cọng rau. Tôi làm thế, mọi người làm
thế, và cả thế giới này đều làm thế, mà không hề có khái niệm gì về
sự tổn thương, không hề đặt câu hỏi rằng con vật có biết đau không? Và
cũng không hề có khái niệm gì về cái gọi là ăn chay. Mỗi bữa cơm phải có
thịt cá thì mới gọi là một bữa cơm tươm tất. Còn bữa cơm mà chỉ có rau thôi thì
được xem là nhà nghèo, và có thể bị coi thường nữa.
Vâng, cuộc đời tôi cũng sẽ
như thế nếu như tôi không gặp Phật pháp. Khi học Phật pháp rồi
mình mới thấy cái mà con người gọi là cuộc sống bình thường đó,
thật ra rất là vô minh. Do vô minh mà không cảm được nỗi đau của
kẻ khác, do vô minh mà không thấy được quả báo của việc
mình làm. Một vị thầy nào đó đã nói rất đúng rằng, muốn biết thế giới này
có còn chiến tranh, tranh đấu hay không, chỉ cần nhìn vào bữa ăn của mọi
người cũng đủ biết. Câu nói ấy không hề quá đáng chút nào, rất thực
tế và chính xác.
Mỗi ngày bao nhiêu sinh mệnh đã bị
giết để nuôi sống ta, thì tương lai chắc chắn ta không thể nào
tránh được chuyện ân đền oán trả. Nếu tâm ta được thanh tịnh một
chút, có thể ta sẽ nghe hay cảm nhận được lời than tiếng oán của muôn loài đã
và đang bị giết mỗi ngày. Người, vật ăn giết lẫn nhau thì hỏi làm sao thế
giới không chất chồng đau thương và oán hận. Tại sao xã
hội càng giàu có, cuộc sống vật chất càng đầy đủ thì lòng sân
hận và độc ác của con người ngày càng tăng, con
người thích đấu đá, gây chiến với nhau? Câu trả lời không có gì
khó: Hãy nhìn vào bữa ăn của mọi người mỗi ngày thì biết.
Một đứa trẻ từ khi sinh ra đã được ăn
toàn thịt cá để cho… đủ chất, và người ta nghĩ rằng như vậy là thương con, muốn
con được ăn sung mặc sướng. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là, ngay từ nhỏ,
đứa trẻ đã bị dạy sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến nhu cầu bản thân mà
không màng đến tổn hại của kẻ khác. Không hề có ai dạy cho chúng biết tôn
trọng loài vật hay biết ăn chay dù chỉ một ngày thì làm gì chúng
có khái niệm về yêu thương. Ăn chay để nuôi dưỡng tâm
từ bi, điều này là thật. Dù bạn chưa thể ăn chay, nhưng chỉ cần bạn
khởi lên ý nghĩ mình sẽ ăn chay thì cũng đủ cảm thấy an
lạc ngay tại đó, cũng đã gieo vào tâm mình hạt giống yêu thương.
Vì ăn chay chính là dấu hiệu của tình yêu thương.
Ngược lại, khi đã có tình yêu thương rồi thì tự nhiên bạn không thể ăn thịt các loài. Nếu như mọi ngườiđều ý thức được việc ăn chay và có thể ăn chay ít nhất một lần một tháng thì chắc chắn rằng thế giới sẽ dần dần giảm bớt chiến tranh và thù hận. Hòa bình thế giới không phải không làm được, chỉ bắt đầu từ bữa ăn của mỗi người chúng ta mà thôi.
Tôi luôn luôn mơ ước rằng, đến một lúc nào đó, vào ngày mùng một và rằm, ở các chợ ở Việt Nam không bán đồ mặn. Vì những ngày ấy ai cũng ăn chay. Những ngày ấy không có tiếng kêu la của súc sinh bị giết. Thật tình mà nói, dù có ai đó có cố đưa ra nhiều lý do để giải thích như thế nào đi nữa thì tôi vẫn cho rằng, nếu bạn chưa nghĩ đến việc ăn chay, hay chưa từng ăn chay lần nào, thì bạn chưa có gì gọi là tu cả.
Ngược lại, khi đã có tình yêu thương rồi thì tự nhiên bạn không thể ăn thịt các loài. Nếu như mọi ngườiđều ý thức được việc ăn chay và có thể ăn chay ít nhất một lần một tháng thì chắc chắn rằng thế giới sẽ dần dần giảm bớt chiến tranh và thù hận. Hòa bình thế giới không phải không làm được, chỉ bắt đầu từ bữa ăn của mỗi người chúng ta mà thôi.
Tôi luôn luôn mơ ước rằng, đến một lúc nào đó, vào ngày mùng một và rằm, ở các chợ ở Việt Nam không bán đồ mặn. Vì những ngày ấy ai cũng ăn chay. Những ngày ấy không có tiếng kêu la của súc sinh bị giết. Thật tình mà nói, dù có ai đó có cố đưa ra nhiều lý do để giải thích như thế nào đi nữa thì tôi vẫn cho rằng, nếu bạn chưa nghĩ đến việc ăn chay, hay chưa từng ăn chay lần nào, thì bạn chưa có gì gọi là tu cả.
ĂN CHAY LÀ BIỂU HIỆN CỦA YÊU
THƯƠNG
Thích Trung Hữu
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét