.
31 tháng 12, 2017
Danh Ngôn và Cuộc Sống 159
Nhãn:
Danh Ngôn và Cuộc Sống
Điều ta không đạt được đôi khi lại là may mắn tuyệt vời
Nhiều khi chính thái độ ngưng
đối kháng và bình thản chờ đợi ấy lại là nhân duyên quan trọng để kết nối với
những nhân duyên tốt đẹp khác.
Ta đừng quên khi một việc
được thành tựu thì phải hội tụ hàng triệu nhân duyên, nếu chỉ thiếu một duyên
thì nó cũng có thể không tựu thành. Nếu ta có hiểu biết sâu sắc hay từng trải
nghiệm thì trong vài trường hợp ta có thể đoán biết được mình nên làm gì và
không nên làm gì để cho nhân duyên tốt hội tụ đầy đủ trở lại và nhân duyên xấu
sớm tan biến đi. Ta thường gọi nhân duyên tốt là thuận duyên, và nhân duyên xấu
là nghịch duyên, tức là những điều kiện có lợi và bất lợi cho ta. Có những
duyên thuận với ta, nhưng nghịch với kẻ khác và ngược lại. Đó chỉ là nói trong
phạm vi con người, trong khi nhân duyên luôn xảy ra với vạn vật trong khắp vũ
trụ.
Bản chất của nhân duyên thì
không có thuận nghịch, tốt xấu. Nó chỉ hội tụ hay tan rã theo sự thích ứng giữa
các tần số năng lượng phát ra từ mọi cá thể mà thôi. Ấy vậy mà thói quen của
hầu hết chúng ta khi đón nhận thuận duyên thì luôn cảm thấy sung sướng và rất
muốn duy trì mãi nhân duyên ấy, còn khi gặp phải nghịch duyên thì luôn cảm thấy
khó chịu và tìm cách tránh né hay loại trừ.
Nhưng chưa hẳn thuận duyên sẽ
đem lại giá trị hạnh phúc hay nghịch duyên sẽ mang tới khổ đau, bởi
có khi nghịch duyên đưa tới sự trưởng thành, còn thuận duyên sẽ khiến ta yếu
đuối. Và nhiều khi thuận duyên ban đầu nhưng lại biến thành nghịch duyên sau
này, có khi nghịch duyên bây giờ nhưng lại biến thành thuận duyên trong tương
lai. Tất cả đều tùy thuộc vào bản lĩnh và thái độ sống của ta.
Do đó, ta không cần phải khẩn
trương thay đổi những nhân duyên mà mình không hài lòng, hay cố gắng tìm kiếm
những nhân duyên mà mình mong đợi. Khi tâm ta đã vững chãi đủ để tạo ra những
nhân duyên an lành thì những nhân duyên tương ứng sẽ tự động kết nối. Mà sự
thật khi tìm được sức sống từ nơi chính mình rồi thì ta sẽ không còn coi là
quan trọng những giá trị bên ngoài nữa. Nhân duyên nào cũng được cả, thong dong
tự tại.
Mọi sự vật trên thế gian và
cả vũ trụ này đều được tạo thành bởi rất nhiều điều kiện.
Ngay cả hạt điện tử là đơn vị
cực nhỏ cũng không phải là một thực thể riêng biệt, chúng luôn ở vào tình trạng
liên kết. Chính vì mọi cá thể đều phải nhờ vào vô số điều kiện mới có thể biểu
hiện và tồn tại, nên ta gọi đó là duyên sinh. Nhìn một cơn mưa, ta biết cánh
đồng lúa vừa tiếp nhận thêm duyên là nước và trên bầu trời cũng bớt đi duyên là
mây.
Tiến trình đến đi của duyên
sinh vô cùng kỳ bí. Chúng không hề có tướng trạng cố định, hoặc khi chúng ở
dạng không hình tướng. Vì vậy, ta không thể dùng con mắt bình thường hay kỹ
thuật của khoa học mà có thể thấy rõ sự vận hành của chúng. Trừ phi, ta có thể
vượt thoát được ý niệm sai lầm về cái tôi riêng biệt và phá vỡ được ranh giới
hạn hẹp ấy, tầm nhìn của ta có thể vượt qua phạm vi thời gian và không gian có
thể tính được thì ta mới thấy rõ tiến trình hoạt động của mọi duyên từ nơi
chính mình và vạn vật xung quanh. Tuy nhiên, mọi duyên đều tuân theo nguyên tắc
nhân quả, nên còn gọi là nhân duyên. Nhân là cái đã xảy ra trước đó. Nghĩa là
không bao giờ có cái duyên hoàn toàn mới lạ, mà luôn có một số duyên nhỏ trong
đó đã từng gặp gỡ và liên kết với nhau rồi. Vì thế, duyên hôm nay cũng chính là
nhân của tương lai.
Người xưa hay nói muốn làm nên
việc gì cũng phải hội đủ ba yếu tố quan trọng: thiên thời, địa lợi và nhân hòa.
Thiên thời là điều kiện thích
hợp từ vũ trụ đưa tới.
Địa lợi là hoàn cảnh xã hội phù
hợp với việc ta làm.
Nhân hòa là sự yểm trợ nhiệt
tình của mọi người xung quanh.
Nhưng người xưa còn cho rằng
thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi lại không bằng nhân hòa. Có nhân hòa thì
sẽ dễ dàng có được hai yếu tố còn lại, vì yếu tố nhân hòa nằm ngay trong chính
ta, ta có thể chủ động để tạo ra nó. Chỉ cần ta buông bỏ bớt tâm cao ngạo và đố
kỵ, hết lòng kính trọng và nâng đỡ mọi người xung quanh – tức là sống có phước
có đức – thì tự nhiên ta sẽ kết nối được với hai yếu tố kia.
Dù ta có tài năng và bản lĩnh
đến đâu mà thiếu một trong ba yếu tố này, đặc biệt là không thu phục được lòng
người, thì ta không thể nào thành công được. Nếu có thì cũng mau chóng sụp đổ.
Nên nhớ duyên có hợp có tan, có đến có đi. Ta đừng tin chắc rằng những gì mình
có được hôm này sẽ tồn tại mãi mãi. Tuy ta không thể hoàn toàn chủ động tạo ra
hết mọi nhân duyên cho mình, nhưng ta có thể tạo ra sự liên kết để nhân duyên
duy trì hay tan rã.
Đức Đạt-lai Lạt-ma có dạy: ”Hãy
nhớ rằng khi không đạt được những gì bạn muốn, đôi lúc, lại là sự may mắn tuyệt
vời.”
.
Danh Ngôn và Cuộc Sống 158
Nhãn:
Danh Ngôn và Cuộc Sống
30 tháng 12, 2017
Giải thoát những sân hận, để tiến gần hơn với hạnh phúc
Lời Phật dạy:
Chìa khóa của hạnh phúc luôn
ở sẵn trong tay mỗi người, hãy dùng nó để khai mở những điều tuyệt diệu của
cuộc sống.
Bất cứ ai đã hay đang có điều khúc mắc trong lòng, xin tìm đến học Phật
cách sống hạnh phúc, thoát khỏi vọng tưởng và giận hờn.
Vì sao sau hàng ngàn năm, nhân loại đã có những bước tiến dài trên con
đường khoa học và công nghệ, vẫn có hàng triệu triệu tín đồ tin sùng Phật giáo,
tuân lời Đức Phật, theo đuổi Phật học? Vì Phật giáo không chỉ là tôn giáo với
những triết lý tâm linh sâu sắc mà còn chứa đựng những phương pháp thực tiễn để
giải quyết các vấn đề khó khăn trong cuộc sống.
Con người sống trên đời, dễ
mê lầm bởi tham, sân, si, vướng phải “bát khổ” không thoát ra được. Đó là vì
tâm chưa đủ tĩnh, lòng chưa đủ rộng, hiểu biết chưa đủ bao quát. Học Phật cách
sống hạnh phúc, chân tâm không chỉ với những giáo lý, lời răn, lời khuyên mà
còn thông qua phương thức tập luyện đơn giản, hiệu quả.
Mỗi khi trong lòng nổi lên
sóng gió, định giận hờn ai đó, định tham lam điều gì đó, mỗi khi cuộc sống là
thử thách, mỗi ngày sống là khổ đau, hãy chú tâm làm theo 4 bước dưới đây:
Bước 1: Ngồi tĩnh tọa trong
tư thế thiền bán già hoặc kiết già của Phật giáo, lưng thẳng, cả người nâng lên
gối, thả lỏng toàn bộ cơ thể và các giác quan.
Bước 2: Khép nhẹ mắt, tưởng
tượng đang nhìn xuống miệng, tưởng tượng đang nhìn xuống cằm, tưởng tượng đang
nhìn xuống tim, tập trung tinh thần, thâu tóm hơi thở.
Bước 3: Quán niệm hơi thở,
thở ra là 1, hít vào là 2, đế tới 10 lại quay lại; hoặc hít vào niệm Nam mô,
thở ra niệm A Di Đà Phật. Quán niệm dài hay ngắn tùy thuộc vào thời gian của
bản thân
Bước 4: Mở mắt, duỗi chân,
xoa bóp cho khí huyết lưu thông, gân cốt thư giãn.
Cách này có thể thực hiện
hàng ngày, sáng tối hai lần, thực hiện ngay khi nảy sinh tâm khổ hoặc lúc bình
thường đều có tác dụng tốt. Một khi đã tu tâm tới bình thản thì sóng gió ập tới
cũng không làm ta nao núng, cơn giận bị dập tắt ngay từ lúc khởi sinh.
Học Phật cách sống hạnh phúc
bằng phương pháp thiền này không những tốt về tinh thần mà còn cải thiện sức khỏe, nắm vững hơi thở, thư giãn toàn thân. Sau một
thời gian thực hành, tinh thần phấn chấn, tính cách hướng thiện, kìm chế giận
dữ, ắt hẳn hạnh phúc không còn quá xa xôi.
Mỗi người đều chỉ có thời
gian hữu hãn và bất kì ai đều vướng phải những khổ buồn tự nhiên. Quan trọng
nhất là biết cách điều chỉnh, định hướng ý chí, biết bản thân nên và không nên
làm gì. Chìa khóa của hạnh phúc luôn ở sẵn trong tay mỗi người, hãy dùng nó để
khai mở những điều tuyệt diệu của cuộc sống.
.
Sống thiện, sống lành, bao giờ mới được hưởng phúc báo?
Phật giáo luôn nhấn mạnh tới nhân quả
báo ứng, lấy thuyết nhân quả là cội nguồn của mọi thuyết pháp, đạo lý. Nhưng
nhiều người thắc mắc, nếu sống thiện, sống lành vậy bao giờ mới được hưởng phúc
báo? Xin trích ý trong “Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện kinh huyền” để trả lời cho
câu hỏi này.
“Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện kinh huyền” là
kinh nguyện của Địa Tạng Bồ Tát, vị Bồ tát được coi như Thần Đất, có tấm lòng
rộng mở, trí đức sáng ngời, hướng chúng đệ tử tới con đường tu tập chân chính,
che chở nhân sinh khỏi khổ ải yêu ma, tai chướng. Trong quyển kinh có nhắc
nhiều tới hưởng phúc báo, luật nhân quả, thiện giả thiện báo, ác giả ác
báo, đúng như đạo lý của Phật giáo.
Ngày hôm nay chúng ta nhìn thấy người
đại phú đại quý trên thế gian, đều là kiếp trước đoạn ác tu thiện, nhận được
phúc báo, hiện tại đang hưởng phúc. Người đang hưởng phúc báo mà biết
tu lành, khiêm cung thì tiếp tục có phúc, người vì hưởng phúc mà u mê, hồ đồ
thì hết phúc đã tu kết thêm nghiệp báo, sau này phải gánh chịu.
Vì thế, Phật pháp luôn nhắc nhở, duy
trì độ cao cảnh giác, phúc hưởng có thì, tạo phúc mới bền lâu. Người tạo nghiệp
khi phúc hết thì nghiệp đến, không thể dài lâu được. Kiếp trước tu nhân tích
đức, có thiện căn mà kiếp này vì phú quý mà gieo ác nghiệp thì đến khi hưởng
thọ hết phúc chẳng được bao lâu sẽ lại quay về chịu tội.
Phật hiệu thường xuyên dạy chúng đệ
tử, tam thế oán, đệ nhất sinh tu phúc, đệ nhị sinh hưởng phúc, đệ tam sinh sa
đọa. Hưởng phúc mà không biết tu phúc, vì lẽ đó phúc không thể hưởng.
Lúc nào có thể hưởng phúc? Đến chừng
nào không mê muội, mức độ thấp nhất là được La Hán quả chứng, có thể hưởng
phúc. Pháp thân đại sĩ hưởng đại phúc báo, tiến tới Thế Giới Cực Lạc. Lúc mà ta
có thể hưởng phúc tốt nhất chính là lúc ta đang tiếp tục tạo phúc, vì cái phúc
ấy là cái phúc lâu dài, bền vững, không bao giờ vơi cạn.
Phúc báo đến khi phúc duyên đủ
đầy, chưa chắc giàu có nhà cao cửa rộng đã là phúc. Bình an, mạnh khỏe, hạnh
phúc cũng là phúc. Phúc là không mê, phúc là tạo thêm phúc, lúc ấy hưởng vô
tận, vừa hưởng vừa xây, đời đời tốt lành.
.
Báo ứng của thiện và ác
Người xưa thường nói rằng, thiện ác
đến cuối cùng sẽ có báo, cho dù kiếp này không thể hoàn báo thì kiếp sau cũng
phải trả, dù con người có tin hay không thì đó đã là Thiên lý. Dưới đây là câu
chuyện như thế.
Ở một ngôi làng nhỏ miền núi nọ có
một gia đình vô cùng nghèo khổ. Trong gia đình ấy chỉ có một người mẹ trung
tuổi sống cùng người con trai hơn 10 tuổi. Trên khuôn mặt của người mẹ ấy
thường xuyên biểu hiện ra một nỗi thống khổ. Cậu bé hơn 10 tuổi hàng
ngày lúc cười lúc khóc, ngay cả đi tiểu tiện cũng lại bê lên uống. Chứng kiến
con trai ngây ngốc như vậy, nỗi lòng của người mẹ chẳng khác nào bị kim đâm.
Người mẹ lương thiện ấy chấp
nhận thực tại nhưng trong lòng vẫn không khỏi băn khoăn than thở: “Rốt
cuộc không biết kiếp trước mình đã làm gì mà lại làm mẹ của đứa con trai
khổ sở như thế này? Bản thân thì phải chịu dày vò như thế này?”
Càng quan tâm chăm sóc con trai, nhìn
con ngây ngốc so với chúng bạn, cô lại càng cảm thấy thống khổ và phiền não vô
cùng. Cô tự xét thấy mình không hề làm điều gì ác hại ai, mà lại phải chịu cảnh
này, cho nên cô đâm ra chán cuộc đời, than trách ông trời bất công với mình.
Hôm ấy có một vị phương trượng nhà
chùa đi ngang qua ngôi làng ấy. Người mẹ hướng đến hỏi vị lão hòa thượng
hỏi: “Thưa ngài, không hiểu tôi đã làm việc gì mà kiếp này số tôi khổ sở
như vậy?”
Vị lão hòa thượng nhìn người mẹ khổ
sở và nói: “Nữ thí chủ, xin đừng oán trách trời đất. Người xưa có câu:
“Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”.
Con trai của thí chủ ở kiếp trước là
một người vô cùng thông minh. Nhưng đáng tiếc là sự thông minh của anh ta lại
dùng sai chỗ. Anh ta buôn bán thuốc phiện, ma túy, nha phiến được vô cùng nhiều
tiền nhưng cũng khiến nhiều người thân tàn ma dại, nhiều gia đình tan cửa nát
nhà, vợ chồng ly hôn, con cái mồ côi cha mẹ. Hại người tức là hại mình, cuối
cùng anh ta cũng bị nghiện mà chết.”
Nhân quả báo ứng, không phải vì Thần Phật không từ bi, mà là để người tốt làm việc thiện, người xấu cũng hành thiện, tích đức, trả nghiệp mà quay trở về.
Người mẹ nghe thấy vị hòa thượng nói
như vậy thì không cam lòng hỏi lại: “Nếu đúng như ngài nói, thì kiếp trước cậu
ta đã phải chịu quả báo mà chết rồi, sao kiếp này lại…“
Vị lão hòa thượng thở dài một tiếng
rồi nói: “Bởi vì tội nghiệp mà cả đời anh ta tạo ra là vô cùng nhiều, cho
nên phải trả trong nhiều kiếp luân hồi mới hết được. Hơn nữa, chính vì thuốc
phiện mà anh ta buôn bán đã làm cho thần kinh của rất nhiều người bị tê liệt,
cho nên kiếp này phải chịu quả báo ngu dại ngây ngốc, trì độn về trí tuệ.”
Người mẹ vô cùng đau đớn nói: “Đứa
con tội nghiệp của tôi bị quả báo như vậy thật đáng thương, không biết đến khi
nào mới dứt. Hòa thượng, ngài nói xem kiếp trước tôi đã làm gì mà kiếp này cũng
phải chịu tội như vậy?”
Vị lão hòa thượng dừng lại một lát
nhìn người mẹ khốn khổ kia rồi lại thở dài một tiếng trong im lặng. Một lát sau
ông mới nói: “Về phần thí chủ, kiếp trước thí chủ là kẻ đồng lõa với anh
ta. Cho dù kiếp trước thí chủ không phải là người chủ, người quyết định nhưng
thí chủ lại hỗ trợ giúp đỡ anh ta làm việc ác hại người.
Nhân quả được phân thành nghiệp
riêng và nghiệp chung. Nghiệp riêng là cá nhân đó tự mình tạo
nghiệp thì tự mình gánh lấy, tự làm tự chịu. Còn nghiệp chung chính là cả
nhóm cùng nhau tạo nghiệp thì cùng nhau nhận lấy báo ứng. Bởi vì nghiệp này mà
nhân duyên kiếp này giữa hai người lại tiếp tục. Thí chủ kiếp này làm mẹ
để cùng hoàn trả cái nghiệp chung này!”
Người mẹ nghe xong tự lẩm bẩm trong
miệng rằng: “Xem ra không phải là số phận bất công, đừng đỗ lỗi oán trách
ai, tất cả là lỗi của mình… tự oán trách mình thôi…!”
Từ
câu chuyện có thể thấy được rằng, báo ứng của thiện ác quả thật là như
hình với bóng, không hề có điểm nào sai chạy. Nhân quả không
phải là không có báo, chỉ là chưa đến lúc mà thôi!
.
Tích đức và hưởng phúc báo trọn đời theo lời Phật dạy
Người ta đến với nhau hay không là
do duyên phận. Tuy nhiên, Phật cũng có dạy rằng, cách người ta yêu thương nhau
cũng có thể thay đổi nhân duyên.
Sự
thanh tịnh nằm ở trong tâm
Cả đời làm việc, đến cuối cùng chỉ
muốn bản thân được an nhàn để hưởng thụ cuộc sống. Bạn luôn đi tìm kiếm sự
thanh tịnh ở bên ngoài mà quên mất rằng đó là cái mà ai cũng có thể đạt được,
chỉ cần lấy ra từ trong tâm.
Nếu tâm của bạn bớt sân si, bớt ganh
đua thì tự khắc bản thân sẽ thấy thật thanh thản và thấy đời bỗng nhẹ nhàng làm
sao.
Tức giận là cục than hồng bạn ném
vào người khác, kẻ bị bỏng đầu tiên đương nhiên chính là bạn
Sẽ có lúc bạn cáu gắt với mọi người
nhưng bạn đâu ngờ điều đó lại làm hại chính bản thân mình. Đừng bao giờ nói bất
kì câu gì khi bạn tức giận. Người ta thường bảo: “Giận quá mất khôn”. Điều đó
rất đúng.
Hãy dành 10, 15 rồi 30 phút để tịnh
tâm cho cơn giận trôi qua. Cuộc đời này, không phải lúc nào bạn cũng có thể
chuộc lỗi được đâu, vì vậy hãy bớt nóng tính đi, càng bớt càng tốt.
Không
sát sinh
Là không giết người và các con vật
lớn như trâu, bò, ngựa, chó… Phật dạy không sát sinh bởi nhiều lý do – Tôn
trọng sự công bằng – Tôn trọng Phật tánh bình đẳng – Nuôi dưỡng lòng Từ Bi –
Tránh nhân quả báo ứng, oán thù.
Nếu biết vĩnh viễn từ bỏ sự giết
hại, người Phật tử sẽ tăng trưởng lòng từvà những trạng thái tâm ác độc, hung
dữ lần hồi sẽ lắng dịu. Tâm từ càng phát triển thì tâm sân, sát, hận, ưu sẽ
không còn.
Biết
người là thông minh, biết mình là sự giác ngộ
Chiến thắng bản thân còn hơn là
chiến thắng cả ngàn trận đánh. Đó là một bài học sâu sắc mà ai cũng cần biết.
Tự chinh phục chính mình chính là ải lớn nhất mà con người phải trải qua. Do
đó, chúng ta nên tập thiền định để hiểu về chính bản thân mình.
Biết được bản thân thích gì, làm gì
để thỏa mãn nó chính là cách để bạn sống vui hơn mỗi ngày. Đừng tưởng đây là
điều dễ thực hiện vì có người đã mất cả đời chỉ để làm điều này thôi đấy!
Thay
thế đố kỵ bằng ngưỡng mộ
Còn đố kỵ thì tâm bạn sẽ còn buồn
phiền. Thay vào đó, chúng ta nên đón nhận thành công của người khác bằng sự
ngưỡng mộ. Tâm bình thản rồi lấy cái tốt của người khác để làm gương sẽ khiến
bạn dễ dàng phấn đấu mà không có sự căm phẫn.
Đố kỵ chỉ làm lòng người thêm nhơ
bẩn, thậm chí vì đố kỵ con người có thể biến chất, trở thành người chuyên làm
những hành động xấu xa mà đôi khi chính bản thân mình cũng không ngờ tới.
Không
nói dối
Những lời nói dối đưa đến chém giết,
hận thù, làm cho người tán gia, bại sản, phá vỡ bình yên, hạnh phúc của
người khác, hay đưa đến ganh ghét, đố kỵ… đều chịu những quả báo rất cay đắng.
Người Phật tử Quy Y Tam
Bảo (Quy Y: quay về nương tựa, Tam Bảo: 3 ngôi báu Phật, Pháp, Tăng) nghĩa
là thực hiện 5 giới cấm: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không
nói dối và không uống rượu.
Giống như người mẹ nghiêm
khắc, cấm con nhỏ không sử dụng dao sắc nhọn hoặc không chơi với ổ điện, đồ
điện… Đức Phật chế ra 5 giới cấm không phải để ràng buộc, trừng phạt mà đó là
tấm lá chắn bảo vệ đệ tử.Nhiều người không dám Quy Y vì sợ không giữ được giới và
sợ bị trừng phạt. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm. Đức Phật là người thày,
không phải thần thánh có thể ban phúc, giáng họa.
Nếu như người Phật tử tại gia Quy Y
Tam Bảo giữ 5 giới thì người xuất gia (tu sĩ) phải thọ 250 giới đối với các vị
tăng và 348 giới với vị ni.
Chúng ta giữ 5 giới đã thấy
khó khăn, vất vả, trong khi các vị xuất gia tu hành chân chính, giữ giới, sống
đời phạm hạnh. Hiểu điều này, chúng ta phải có thái độ kính trọng, chuẩn mực
với người tu. Như vậy, chúng ta mới có phước báu.
Tiền tài, vật chất, danh vọng... hóa
hư không
Những điều trên tuy rất cần
thiết đối với tất cả mọi người, tuy nhiên, một khi chết đi, chúng ta chẳng mang
được gì theo. Cố gắng để đạt được, "trèo" cao rồi cũng khiến chúng ta
suy nghĩ nhiều, rồi ganh đua, rồi đấu đá nhau.
Hãy cứ bình thản, bản thân
mình cố gắng phấn đấu theo đúng bản chất của cuộc sống. Đừng quá đè nặng vấn đề
ấy rồi đặt ra tiêu chí quá cao, đến một lúc không đạt được thì cảm thấy chùn
bước, thất vọng.
Tùy
duyên
Như nhà sư đã nói, cái gì của mình
thì nó sẽ thuộc về mình, còn cái gì không phải thì nó mãi mãi sẽ không thuộc về
mình. Vì vậy, nếu muốn nắm bắt gì đó, đặc biệt là tình yêu thì hãy để tùy
duyên.
Bạn có thể cố gắng theo đuổi nhưng
có lúc bạn cũng phải biết buông bỏ nếu mọi chuyện đã quá giới hạn và không còn
khả năng cố gắng.
Cứ nắm giữ chỉ làm bạn đau khổ rồi
vấn vương muộn phiền sẽ là điều không thể né tránh. Tâm sẽ nhẹ nhàng nếu bạn để
mọi thứ tùy duyên. Đó là cách để bạn có thể chấp nhận cuộc sống dễ
dàng hơn
Vì sao đứa trẻ đầu thai vào nhà bạn?
Vì sao đứa trẻ lại chỉ muốn đầu thai
vào nhà bạn, mà không phải là đầu thai vào một gia đình nào khác?
Phật nói rằng, nếu bạn và đứa trẻ
không có bất kỳ mối nhân duyên nào thì chúng sẽ không tới nhận bạn làm cha mẹ.
Tin chắc rằng mọi người đã không còn
lạ lẫm với cách nói “Đầu thai”. Mặc dù không biết thực hư thế nào, nhưng từ xưa
tới nay cách nói này vẫn được lưu truyền tới tận ngày nay, không hề gián đoạn.
Về việc này, Phật đã tìm được đáp án
cho chúng ta, con cái đầu thai vào nhà bạn hoàn toàn không phải chuyện ngẫu
nhiên. Người ta sở dĩ trở thành con cái của bạn, nhận bạn làm cha mẹ, đều là do
duyên phận tác thành. Vì sao đứa trẻ lại chỉ muốn đầu thai vào nhà bạn, mà
không phải là đầu thai vào một gia đình nào khác?
Nếu bạn và con cái không có duyên,
thì dẫu chạm mặt cũng đi lướt qua nhau như những người không quen biết. Ví như
trẻ sẽ bị người ta bắt cóc đi mất. Từ đó chúng sẽ không còn đi chung đường với
bạn nữa, hai người sẽ không bao giờ có duyên gặp lại nhau nữa. Trong cuộc sống,
những ví dụ như vậy nhiều vô số.
Còn về cách nói đầu thai, Phật đã nói
cho chúng ta về bốn loại duyên phận giữa cha mẹ mà con cái. Duyên phận khác
nhau thì tình huống chung sống giữa cha mẹ và con cái cũng khác nhau.
Dưới đây là 4 loại duyên phận của con
cái. Là cha mẹ, bạn cần nhìn thấu suốt mối nhân duyên ràng buộc này. Chúng nhận
bạn làm cha mẹ rốt cuộc là do cơ duyên gì, là thiện duyên hay là ác duyên?
Loại thứ nhất: Báo ân
Trong những đời trước, nếu bạn có ân
với con cái và hai người rất có duyên phận, thì đời này đứa trẻ sẽ đầu thai tới
để báo đáp ân tình của mà trước kia bạn đã dành cho nó. Những đứa trẻ như vậy
thông thường khiến bạn ít phải bận tâm. Chúng rất thông minh, đáng yêu, biết
vâng lời, rất hiểu chuyện và đặc biệt nhất mực hiếu thuận. Chúng sẽ chăm sóc bạn
tận tình vào những năm cuối đời.
Đây chính là nguyên nhân căn bản vì
sao chúng ta lại đề xướng mọi người nên kết thiện duyên rộng rãi. Ơn huệ mà bạn
dành cho người khác càng nhiều bao nhiêu thì tương lai phúc báo mà bạn nhận được
sẽ nhiều bấy nhiêu.
Loại duyên thứ 2: Báo oán
Đời trước bạn và con của bạn là oan
gia ngõ hẹp, đến chết cũng từ mặt không qua lại. Đời này con bạn sở dĩ sẽ đầu
thai nhận bạn làm cha mẹ, là vì nó tới để báo oán, thậm chí là báo thù bạn. Có
thể bạn sẽ không tin. Làm gì có chuyện trẻ con tới báo thù?
Nếu bọn trẻ nhà bạn từ nhỏ đã không
biết nghe lời, lớn hơn một chút, khi có chủ kiến của riêng mình lại chạy đi khắp
nơi sinh chuyện thị phi, khiến tiền của bạn khánh kiệt, tan cửa nát nhà. Những
đứa trẻ như vậy chính là tới báo oán.
Có lẽ bạn sẽ cho rằng đây là kết quả
của việc giáo dục trẻ nhỏ không tốt. Những đứa trẻ không biết vâng lời bây giờ
quá nhiều. Lẽ nào chúng đều tới để báo oán hay sao? Điều này bạn cần phải tự hỏi
bản thân mình xem trong cuộc sống bạn vui vẻ làm việc thiện, vui vẻ bố thí nhiều
hơn hay thường nghĩ cách chiếm lợi của người khác nhiều hơn, đối với tiền bạc,
bạn có kỳ kèo thêm bớt hay không. Đạo lý chính là như vậy.
Loại duyên thứ 3: Đòi nợ
Đời trước bạn nợ tiền của con bạn còn
chưa trả hết, thì đời này chúng sẽ tới đòi nợ bạn, đòi đủ rồi thì nó sẽ tự rời
bỏ bạn mà đi. Bạn nợ càng nhiều thì chúng đòi bạn càng nhiều.
Thông thường bạn nợ ít thì
những đứa trẻ ấy sẽ rời bỏ bạn khi mới 3, 4 tuổi vì một lý do nào đó như ốm
đau, tai nạn. Nếu bạn nợ nhiều, thì đứa trẻ sẽ rời bỏ bạn khi nó được 11, 12 tuổi,
thậm chí là khi vừa mới tốt nghiệp đại học xong, khiến bạn đau khổ không thiết
sống trên cõi đời này nữa.
Có một loại duyên gọi là đòi nợ,
chúng sẽ hay ốm đau, thậm chí “rời bỏ bạn”.
Loại duyên thứ 4: Trả nợ
Có người đòi nợ thì cũng có người trả
nợ. Loại duyên phận này hơi giống với những đứa trẻ tới báo ân. Nhưng sự khác
biệt giữa hai loại này cũng khá rõ ràng. Nếu đứa trẻ nợ bạn nhiều tiền, sau khi
trưởng thành nó sẽ cung cấp cho cha mẹ một cuộc sống khá tốt, để bạn có thể vui
vẻ an hưởng tuổi già.
Còn nếu chúng chỉ nợ bạn chút tiền,
thì sau khi lớn lên tự nhiên chúng cũng sẽ không cho bạn quá nhiều. Có khi mỗi
tháng chúng chỉ đưa cho bạn một số tiền sinh hoạt ít ỏi. Đôi khi là cha là mẹ bạn
còn phải sống dựa vào con cái.
***
Phật nói rằng, nếu bạn và đứa trẻ
không có bất kỳ mối nhân duyên nào thì chúng sẽ không tới nhận bạn làm cha mẹ.
Có thể thấy rằng, bạn sinh con trai hay sinh con gái kỳ thực số mệnh sớm đã có
an bài. Con bạn sau này có tương lai hay không, có ngoan ngoãn nghe lời hay
không cũng sớm đã có định mệnh.
Sinh con ra khó nhọc, nuôi nấng con
còn khó nhọc hơn. Làm bậc cha mẹ, hãy nên tích đức cho con cái, đừng vì tham
lam mà làm điều ác để lấy nhà cao cửa rộng cho con; cũng đừng vì ích kỷ, thù hằn
cá nhân mà gây ác nghiệp, có thể kiếp sau quả báo mới tới, nhưng cũng có thể kiếp
này đã tới ngay trong đời con.
Nếu sinh con ra không được như ý muốn
thì cũng đừng buồn giận, chỉ là ta đang phải trả nghiệp cho kiếp trước hay cho
những gì ta làm trong quá khứ mà thôi.
Cuối cùng, dù là duyên nghiệp như thế nào
trong kiếp trước, thì trong đời này cha mẹ hãy là những tấm gương sáng cho con
cái về tu dưỡng đạo đức, hơn nữa cần có trách nhiệm giáo huấn con cái về phương
diện này. Chỉ như vậy mới có hy vọng hóa giải những nợ nần, ân oán mà bạn
đã tích lại từ đời trước.
.
Nhãn:
Cha Mẹ và Con Cái
CHẲNG CÓ GÌ TỒN TẠI MÃI MÃI... DANH VỌNG HÃO HUYỀN...
" Vậy nên hãy sống hết
mình." ...
Ông Arnold đã sống hết mình , sống tới
bến rồi còn gì nữa ?
Không tin hỏi chị Mễ ô-sin của ông í
xem .
Thời thế...
THỜI THẾ THAY ĐỔI
Cựu lực sĩ thể hình Arnold
Schwarzenegger, đồng thời là diễn viên nổi tiếng của Hollywood, cựu chính trị
gia, doanh nhân, nhà đầu tư, nhà hoạt động vì sức khỏe, đã đăng tấm hình
ông ngủ ở ngoài đường ngay phía dưới bức tượng đồng nổi tiếng của chính mình với
dòng tâm trạng: " Thời thế đã thay đổi ". Lý do của dòng trạng thái
này không chỉ ám chỉ việc ông đã già, mà còn ám chỉ sự thay đổi của Chính quyền
bang California. Hồi ông mới lên làm thống đốc bang California, chính quyền
bang đã cho xây dựng khách sạn này với bức tượng của ông phía trước. Chủ sở hữu
khách sạn đã nói với ông: " Bất cứ khi nào ông đến, luôn có một phòng đã
được đặt trước cho ông tại đây ". Vài năm sau khi Arnold rời khỏi chính
trường, ông quay lại khách sạn và người quản lý nói với ông rằng ông không thể ở
lại đây vì tất cả các phòng đều đã được đặt kín.
Ông lấy túi ngủ trong xe ra và nằm
ngay trước bức tượng của mình với mục đích nói lên rằng: " Khi tôi còn là
một người đức cao trọng vọng, người ta luôn muốn tâng bốc tôi. Và khi tôi không
còn như vậy nữa, người ta quên luôn tôi là ai và cũng quên luôn lời hứa của họ.
Thời thế đã thay đổi. Đừng bao giờ quá tin tưởng vào vị trí hiện tại của bạn,
hay những gì bạn đang có, tiền bạc, sức mạnh, trí tuệ... Sẽ chẳng có cái gì tồn
tại mãi mãi. "
Bạn sẽ không bao giờ có lại được những
gì bạn đang có hôm nay. Vậy nên hãy sống hết mình. Hãy dành thời gian của bạn
cho những điều xứng đáng nhất, những người xứng đáng nhất.
.
GÁNH NẶNG CHUYỀN VAI… NỢ CÔNG TRONG GIA ĐÌNH
Ngạn ngữ có câu :"Ăn theo buổi, ở
theo thì", "Sống ở đâu theo kỷ cương đấy" và "Thời buổi nào
kỷ cương ấy", rồi "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài" và.... ca dao
thì có:
"Đời cua cua máy, đời cáy cáy
bòn,
Gai kia ai vót, quả nào ai
vo?"
hoặc là:
"Thiên sinh nhân, hà nhân vô lộc,
Địa sinh thảo hà thảo vô căn"
và.... Viết nữa e bị rủa là lão này cứng
rắn quá!
Không biết như thế, không làm như thế
là không thích ứng với thời đại do không thức thời, khổ mình, khổ con cái thì
ráng chịu.
GÁNH NẶNG CHUYỀN VAI … NỢ CÔNG TRONG GIA ĐÌNH
Tôi có ông anh họ, trong cuộc di cư
năm 1954, chạy vào Nam năm 16 tuổi, không cha không mẹ, không anh em bà con
thân thuộc, vậy mà sau này ông cũng trở thành một Giáo Sư bề thế và nổi tiếng ở
các trường đại học thời trước 1975.
Tôi cũng có một số bạn bè đi vượt
biên trong giai đoạn 1975-1980 ở cái lứa tuổi Vị Thành Niên. Họ qua đảo, qua Mỹ
một mình, vậy mà phần đông trong số họ sau này đều thành nhân, thành tài, và có
địa vị cũng như chỗ đứng rất khá trong xã hội.
VÌ THỜI CUỘC, HỌ KHÔNG PHẢI MANG NỢ
Tôi đã nghiên cứu nhiều sách vở giáo
khoa ở Mỹ, mà chẳng bao giờ tìm được những câu răn dạy về “Công Ơn Cha Mẹ” hoặc
việc phải đền đáp, trả nghĩa cho “Công Đức Sinh Thành”, lại càng không thể tìm
ra được những gì nói đến “Bổn Phận Phải Trả Hiếu” của con cái, sau này khi cha
mẹ về già.
Người Mỹ, hay nói chung người Tây Phương không có cái “Đạo Lý Thánh Hiền” nhập cảng từ Tàu ấy. Họ suy nghĩ, họ sống một cách hết sức đơn giản và tự nhiên như chim chóc, như thú rừng, nhưng suy cho cùng, học cho kỹ ra, thì thấy rất chí lý và đúng đắn.
Người Mỹ họ cho rằng, khi các bậc làm cha mẹ sau này, hoặc trong vài phút nông nổi, hoặc đã có ý định từ trước, “dẫn đến cái hậu quả” là cái thai trong bụng và sau 9 tháng thì lòi ra thằng Cu, cái Tũn.
Chúng nào có ý kiến gì trong việc dự phần trong cái quyết định có mặt trên quả đất?
Chúng nó chỉ là Sản Phẩm do cha mẹ tạo ra, chứ có cái cơ hội … “đóng góp” vào việc đó đâu, cho dù chỉ là một lá phiếu Yes hay No.
Có cặp lỡ có con vì “tai nạn”...
Có cặp muốn có con để “cho nó vui cửa vui nhà”.
Có cặp muốn “có cháu cho ông cho bà bồng ẵm”.
Lại còn có người muốn “có con để giữ chân người phối ngẫu”.
Và còn có cả những cặp muốn có con, chỉ để làm “trọn vẹn cái hình ảnh mái ấm gia đình với tiếng khóc trẻ thơ” nữa cơ đấy.
Nhưng TUYỆT NHIÊN KHÔNG BAO GIỜ HỌ CÓ CON, vì … thằng Cu, cái Tũn MUỐN ĐƯỢC CÓ MẶT TRÊN ĐỜI.
Vậy mà trong các sách giáo khoa, các nền giáo dục trong quá khứ ở mọi thời đại, người ta luôn KỂ VỀ CÔNG ƠN của Cha Mẹ, mang nặng đẻ đau, sớm hôm tảo tần, vất vả nuôi con cái., để rồi đến giờ …
Vậy mà cái xã hội Việt Nam lại luôn đặt ra những sự kiện đó, như những món nợ vay trả, trả vay GIỮA CHA MẸ và CON CÁI. Thế là cái gánh nặng đó lại cứ được chuyền vai từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này qua thế hệ mai sau.
Người Mỹ coi đó như một BỔN PHẬN và đơn giản như một TRÁCH NHIỆM của người làm cha mẹ. Người Việt coi đó như một ÂN ĐỨC trời biển bao la BAN PHÁT cho con cái.
Người Mỹ nhìn thấy cái Bổn Phận của họ, thế là họ làm cho đúng cái Trách Nhiệm mà họ phải có. Họ nuôi dưỡng con cái trong yêu thương, cho chúng cái cơ hội phát triển gia đình của chúng, trong khi cha mẹ ở Việt Nam lại luôn muốn con cái họ, coi điều đó là ƠN HUỆ được BAN PHÁT. Họ cũng nuôi dưỡng con cái trong yêu thương, nhưng lại lấy đi cái cơ hội phát triển gia đình của chúng và luôn phải canh cánh bên lòng với cái món “NỢ CÔNG”, đã có từ khi chúng chưa mở mắt chào đời.
Người Mỹ cho việc con cái giúp đỡ cha mẹ khi về già, như một món quà tặng. Người Việt cho việc con cái phải phụng dưỡng cha mẹ khi về già, như một món nợ bắt buộc phải trả.
Cha mẹ ở Mỹ chuẩn bị cho con cái hành trang vào đời ở lứa tuổi 18-20, và cứ đến thời điểm thì họ ĐẨY CHÚNG MẠNH DẠN BAY VÀO ĐỜI. Sau khi cho con cái ra riêng sống tự lập rồi, thì họ còn lại một khoảng thời gian khá dài, để lo cho tương lai về già của chính mình. Cha mẹ ở Việt Nam ấp ủ con cái, kéo dài thời gian chúng sống với mình, cho nên có khi ở cái tuổi 30-35 chúng vẫn còn RẤT RỤT RÈ CHƯA DÁM ĐỐI MẶT VỚI XÃ HỘI. Thế là sau khi chúng vào đời rồi, thì cha mẹ đã lụm khụm không còn thời gian để lo cho tương lai tuổi già nữa.
Thế là cái vòng lẩn quẩn với cái Món Nợ Sinh Thành ấy, cứ được trao qua vai hết đời này sang đời khác không thoát ra được. Để rồi Cha Mẹ Nợ Ông Bà, chuyển sang Con Cái Nợ Cha Mẹ. Và những món nợ phải vay phải trả đó, cứ tiếp tục như là chỉ để làm khổ nhau, khi hai bên không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của nhau.
Ở Mỹ, hai đứa trẻ sau khi ra đời, chúng chỉ phải LO LẮNG CHO TƯƠNG LAI CỦA GIA ĐÌNH CHÚNG.
Ở Việt Nam, hai đứa trẻ sau khi ra đời, chúng không những chỉ phải lo lắng cho tương lai gia đình của chúng, nhưng lại còn PHẢI CÕNG THÊM TƯƠNG LAI CỦA CHA MẸ CHÚNG nữa.
Thế thì làm sao để thoát được cái cảnh này?
CHỈ KHI NÀO, CÁC BẬC LÀM CHA MẸ Ở VIỆT NAM THOÁT RA KHỎI CÁI LỐI TƯ DUY CỔ HỦ KHÔNG THÍCH HỢP NÀY, THÌ CÁI GÁNH NẶNG ĐÓ MỚI CẤT ĐI ĐƯỢC.
Người Mỹ, hay nói chung người Tây Phương không có cái “Đạo Lý Thánh Hiền” nhập cảng từ Tàu ấy. Họ suy nghĩ, họ sống một cách hết sức đơn giản và tự nhiên như chim chóc, như thú rừng, nhưng suy cho cùng, học cho kỹ ra, thì thấy rất chí lý và đúng đắn.
Người Mỹ họ cho rằng, khi các bậc làm cha mẹ sau này, hoặc trong vài phút nông nổi, hoặc đã có ý định từ trước, “dẫn đến cái hậu quả” là cái thai trong bụng và sau 9 tháng thì lòi ra thằng Cu, cái Tũn.
Chúng nào có ý kiến gì trong việc dự phần trong cái quyết định có mặt trên quả đất?
Chúng nó chỉ là Sản Phẩm do cha mẹ tạo ra, chứ có cái cơ hội … “đóng góp” vào việc đó đâu, cho dù chỉ là một lá phiếu Yes hay No.
Có cặp lỡ có con vì “tai nạn”...
Có cặp muốn có con để “cho nó vui cửa vui nhà”.
Có cặp muốn “có cháu cho ông cho bà bồng ẵm”.
Lại còn có người muốn “có con để giữ chân người phối ngẫu”.
Và còn có cả những cặp muốn có con, chỉ để làm “trọn vẹn cái hình ảnh mái ấm gia đình với tiếng khóc trẻ thơ” nữa cơ đấy.
Nhưng TUYỆT NHIÊN KHÔNG BAO GIỜ HỌ CÓ CON, vì … thằng Cu, cái Tũn MUỐN ĐƯỢC CÓ MẶT TRÊN ĐỜI.
Vậy mà trong các sách giáo khoa, các nền giáo dục trong quá khứ ở mọi thời đại, người ta luôn KỂ VỀ CÔNG ƠN của Cha Mẹ, mang nặng đẻ đau, sớm hôm tảo tần, vất vả nuôi con cái., để rồi đến giờ …
Vậy mà cái xã hội Việt Nam lại luôn đặt ra những sự kiện đó, như những món nợ vay trả, trả vay GIỮA CHA MẸ và CON CÁI. Thế là cái gánh nặng đó lại cứ được chuyền vai từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này qua thế hệ mai sau.
Người Mỹ coi đó như một BỔN PHẬN và đơn giản như một TRÁCH NHIỆM của người làm cha mẹ. Người Việt coi đó như một ÂN ĐỨC trời biển bao la BAN PHÁT cho con cái.
Người Mỹ nhìn thấy cái Bổn Phận của họ, thế là họ làm cho đúng cái Trách Nhiệm mà họ phải có. Họ nuôi dưỡng con cái trong yêu thương, cho chúng cái cơ hội phát triển gia đình của chúng, trong khi cha mẹ ở Việt Nam lại luôn muốn con cái họ, coi điều đó là ƠN HUỆ được BAN PHÁT. Họ cũng nuôi dưỡng con cái trong yêu thương, nhưng lại lấy đi cái cơ hội phát triển gia đình của chúng và luôn phải canh cánh bên lòng với cái món “NỢ CÔNG”, đã có từ khi chúng chưa mở mắt chào đời.
Người Mỹ cho việc con cái giúp đỡ cha mẹ khi về già, như một món quà tặng. Người Việt cho việc con cái phải phụng dưỡng cha mẹ khi về già, như một món nợ bắt buộc phải trả.
Cha mẹ ở Mỹ chuẩn bị cho con cái hành trang vào đời ở lứa tuổi 18-20, và cứ đến thời điểm thì họ ĐẨY CHÚNG MẠNH DẠN BAY VÀO ĐỜI. Sau khi cho con cái ra riêng sống tự lập rồi, thì họ còn lại một khoảng thời gian khá dài, để lo cho tương lai về già của chính mình. Cha mẹ ở Việt Nam ấp ủ con cái, kéo dài thời gian chúng sống với mình, cho nên có khi ở cái tuổi 30-35 chúng vẫn còn RẤT RỤT RÈ CHƯA DÁM ĐỐI MẶT VỚI XÃ HỘI. Thế là sau khi chúng vào đời rồi, thì cha mẹ đã lụm khụm không còn thời gian để lo cho tương lai tuổi già nữa.
Thế là cái vòng lẩn quẩn với cái Món Nợ Sinh Thành ấy, cứ được trao qua vai hết đời này sang đời khác không thoát ra được. Để rồi Cha Mẹ Nợ Ông Bà, chuyển sang Con Cái Nợ Cha Mẹ. Và những món nợ phải vay phải trả đó, cứ tiếp tục như là chỉ để làm khổ nhau, khi hai bên không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của nhau.
Ở Mỹ, hai đứa trẻ sau khi ra đời, chúng chỉ phải LO LẮNG CHO TƯƠNG LAI CỦA GIA ĐÌNH CHÚNG.
Ở Việt Nam, hai đứa trẻ sau khi ra đời, chúng không những chỉ phải lo lắng cho tương lai gia đình của chúng, nhưng lại còn PHẢI CÕNG THÊM TƯƠNG LAI CỦA CHA MẸ CHÚNG nữa.
Thế thì làm sao để thoát được cái cảnh này?
CHỈ KHI NÀO, CÁC BẬC LÀM CHA MẸ Ở VIỆT NAM THOÁT RA KHỎI CÁI LỐI TƯ DUY CỔ HỦ KHÔNG THÍCH HỢP NÀY, THÌ CÁI GÁNH NẶNG ĐÓ MỚI CẤT ĐI ĐƯỢC.
FB
Giao Thanh Pham
Cũng một sự việc nhưng mỗi người nhìn
ở một góc cạnh khác nhau nên cái nhìn cái thấy cũng khác nhau và đưa tới cách
giải thích khác nhau và người nào cũng...đúng, nhưng chỉ đúng ở góc cạnh đó mà
thôi chứ không giải thích được thấu đáo mọi khía cạnh và từ gốc rễ như ...đạo Phật:
Cha mẹ con cái là do nhân duyên ân
hay oán đời trước mà tụ hội để tiếp tục một chuyện (tình) dở dang và chuyện sẽ
kết thúc nhanh hay còn kéo dài đến đời sau là do ân tình hờn oán đã xong hoặc lại
gây thêm, nên mới có cảnh:
Chia tay trong tình thâm nghĩa trọng
dù một bên đã mất đi nhưng người ở lại vẫn trọn đời thương nhớ và tiếp tục báo
đáp ân sâu
Chia tay trong thảm kịch gia đình với
những việc làm mà pháp luật cũng không thể dung thứ
Chia tay sớm sủa và không ai thấy áy
náy như trong văn hoá Tây phương mà người đời kết luận nôm na rằng: bởi cha mẹ
sớm hết trách nhiệm với con cái, nên con cái cũng không trách nhiệm nhiều khi
cha mẹ già yếu., ngược lại với văn hoá Phương đông: cha mẹ và con cái cùng quan
tâm tới nhau lâu dài hơn
.
Nhãn:
Cha Mẹ và Con Cái
29 tháng 12, 2017
Hãy nhớ ông Trời đã có sắp đặt khác đang chờ bạn, đừng thấy chuyện không vui mà nản lòng
Mọi thứ bắt đầu từ duyên phận, kết thúc
cũng lại do duyên phận. Khó có ai trong đời chưa một lần thốt lên cái câu quen
thuộc: “Thôi thì cái duyên cái số”, hay “Duyên phận đã định rồi”.
Mọi chuyện xảy ra đều có lý do của nó, đó là
để tặng cho ta một bài học nào đó.
Dù ta đến nơi nào, gặp phải những ai, hay vấp
phải bao nhiêu thử thách, thì đó đều là những người ta cần phải gặp, là những
sự việc ta cần trải qua.
Sẽ có người mang đến cho ta cơ hội, vì vậy hãy
học cách trân trọng và nắm bắt.
Chẳng phải người thành đạt nào cũng từng có
lần vấp ngã? Nếu không có người cổ vũ, không có người giúp đỡ, cũng không có ai
hỏi han ân cần, vậy khi khó khăn qua đi chính là lúc ta trưởng thành, và khi
khó khăn qua đi, phía trước lại là một bầu trời rực sáng.
Dù cuộc sống có “bất công” đối với
ta… thì hãy cứ nỗ lực, can đảm, và hy vọng. Bởi người duy nhất luôn ở bên và
giúp đỡ ta khi hoạn nạn là bản thân chúng ta.
Duyên trong thế nhân có rất nhiều loại. Trong
biển người mênh mông ấy, có thể gặp gỡ quen biết và hiểu nhau thì cố nhiên là
một loại duyên khiến người ta phải quý trọng. Nhưng trong cuộc sống, càng nhiều
duyên chính là gặp những người thoáng qua trên đường, cùng người qua đường
tránh mưa dưới mái hiên hay cùng đứng dưới trạm xe buýt chờ xe. Tất cả những
người đó đều là có duyên với chúng ta. Cho dù là trong đại dương mênh mông, hai
con cá bơi lội rồi vô tình gặp nhau, cũng là đều bởi vì trong sinh mệnh của chúng
có duyên.
Nhân sinh tùy duyên
Nhân sinh nên tùy duyên, thuận theo duyên.
Thuận theo không phải là đi theo, tùy tùng mà là thuận theo một cách tự nhiên.
Duyên không thể dùng cưỡng cầu mà được. Không phải mỗi người đều có duyên, cũng
không phải cứ tìm kiếm là sẽ “bắt được” duyên. Chúng ta thường nghe thấy câu:
“Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng”. Người
khác quốc gia, cách hàng ngàn cây số, người xa lạ chỉ cần nhìn thấy nhau, nở
một nụ cười thì đã là có duyên.
Trong hành trình của cuộc đời, chúng ta gặp
rất nhiều người khác nhau rồi cuối cùng họ trở thành “khách qua đường”, cũng có
người trở thành người quen biết, bạn thân, thậm chí là người yêu. Đời người có
quá nhiều điều không thể biết, chỉ một ý niệm trong đầu, một lần quyết định sẽ
có thể nắm được hoặc bỏ qua một lần “duyên”. Tiếp nhận một ai, một điều gì đều
là vì duyên, mà bỏ qua cũng là vì duyên. Hết thảy đều là do duyên đã định
trước, trong sinh mệnh là như vậy và trong cuộc sống cũng là
như thế.
Thuận theo duyên (tùy duyên) là một loại trí
tuệ. Mọi sự tùy duyên, duy trì một tâm thái bình thản chính là cảnh giới cao
nhất của đời người. Chỉ cần thuận theo duyên thì cho dù là bầu trời trong xanh
hay u ám, đường đời gập ghềnh hay bằng phẳng, trong lòng vẫn sẽ bình thản. Trong thời gian có hạn của cuộc đời, biết tùy duyên, quý trọng
duyên thì càng sống được rộng rãi và giải thoát.
Thời gian chỉ là phông nền cho cuộc sống để
ta không ngừng nâng cao tài năng và tu dưỡng nhân cách.
Cho dù bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc đời,
thì hãy yêu và đón nhận. Hãy học hỏi
nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn, và mở rộng tấm lòng để cảm nhận nhiều hơn.
Đừng thu mình trong vỏ ốc của bản thân mà hãy cải thiện chính mình.
Thuận theo tự nhiên mà sống, đừng nên đắm mình
trong quá khứ, cũng không nên luống cuống đi tìm tương lai, như vậy bạn sẽ luôn
vui vẻ và lạc quan để sống. Nếu gặp phải khó khăn, hãy mạnh mẽ; Nếu gặp chuyện
không như ý, hãy tin rằng ông Trời đã có sắp đặt khác; Và nếu gặp phải trắc
trở, hãy tự nhủ bạn cần phải can đảm và kiên trì.
Hãy luôn sống vui vẻ và hạnh phúc, bởi tất cả
khó khăn chỉ là khảo nghiệm. Tất cả những mất mát sẽ được bù đắp vào một lúc
nào đó, và chỉ có tin vào chính mình thì thời gian mới không bỏ rơi ta…
.
Vạn sự Tùy “Duyên
Có một câu nói thế này: “Những người
chúng ta gặp không phải là tình cờ. Họ đi ngang qua đời ta là có một lý do”.
Hãy nhớ vạn sự luôn tùy “Duyên”!
1. Giữa người với người, có thể gần,
cũng có thể xa. Giữa việc với việc, có thể phức tạp, cũng có thể giản đơn. Giữa
tình cảm với nhau, có thể sâu, cũng có thể cạn.
2. Đừng mong cầu mọi người đối xử
với mình đặc biệt, cũng chẳng nên hy vọng họ sẽ bớt đi những toan tính.
3. Cuộc sống có người nói ít làm
nhiều, cũng sẽ có kẻ chỉ biết hoa chân múa tay. Bạn không nên quá bận lòng, chỉ
cần quản tốt việc của bản thân, còn lại mọi việc hãy thuận theo nhân duyên.
4. Đức Phật từng nói: Với người
không có duyên, dù bạn nói bao nhiêu lời cũng là thừa; còn như đã hữu duyên thì
chỉ cần xuất hiện, bạn cũng có thể đánh thức mọi giác quan của họ.
5. Có một số việc, vừa phân trần
trắng đen đã trở thành quá khứ. Có một số người, giận hờn vài ngày đã trở thành
dĩ vãng. Có những nỗi đau, vừa cười lên đã tan thành bọt nước. Có những hoàn
cảnh, nhờ chịu chút thương đau mà trở nên kiên cường.
6. Đôi khi hôm nay là việc lớn, ngày
mai nhìn lại chẳng có gì đáng kể. Năm nay quan trọng, sang năm sẽ trở thành thứ
yếu. Chuyện vĩ đại đời này, đời sau người ta gọi là truyền thuyết.
7. Chúng ta, nhiều nhất cũng chỉ là câu chuyện của một
người. Vì thế trong cuộc sống hay công việc, nếu gặp chuyện không vừa ý, hãy
nói với bản thân: “Hôm nay sẽ qua đi, ngày mai rồi cũng đến, hãy buông bỏ tất
cả để bắt đầu ngày mới!”.
8. Trên đời, có một số việc không
phải không để tâm, mà để tâm cũng không làm được gì hơn.
9. Cuộc sống không có “Nếu Như”, chỉ có “Hậu Quả” và
“Kết Quả”.
10. Đón nhận đời mình như thế nào là
do bản thân lựa chọn, người khác không thể quyết định thay.
11. Trưởng thành rồi, bạn sẽ biết
cách lấy nụ cười đối diện với tất cả.
KẾT
LUẬN:
1. Chỉ cần quản tốt những việc của bản thân
2. Làm những việc cần làm
3. Đi con đường nên đi
4. Giữ gìn sự lương thiện
5. Nuôi dưỡng lòng chân thành
6. Khoan dung với mọi người
7. Nghiêm khắc với bản thân
8. Mọi việc còn lại, thuận theo “Nhân Duyên”.
.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)