Người tu học thường nghe
Phật dạy câu ‘Nhân thân nan đắc’. Thân người khó được, khó hơn cả việc
con rùa mù sống trong đại dương, trăm năm mới trồi đầu
lên một lần mà lọt đúng vào bộng cây đang lênh đênh trên biển.
Sở dĩ khó như vậy bởi vì nhân duyên để được sinh làm người là sống đạo đức, thiện lành trong khi tập khí của chúng sinh thì đa phần là xấu ác. Số lượng loài người so với các loài chúng sinh khác trong lục đạo rất khiêm tốn, nên được làm người là khó.
Sở dĩ khó như vậy bởi vì nhân duyên để được sinh làm người là sống đạo đức, thiện lành trong khi tập khí của chúng sinh thì đa phần là xấu ác. Số lượng loài người so với các loài chúng sinh khác trong lục đạo rất khiêm tốn, nên được làm người là khó.
Nhưng khi đủ phước duyên làm người
thì mấy ai thấy được nhân duyên hy hữu này để quý
trọng sự sống, để sống sao cho xứng đáng một đời người. Có không
ít người đánh mất cơ hội quý báu này, chẳng những họ không thực
hành thiện pháp mà ngược lại còn đi theo ác pháp, chịu
nhiều đọa lạc khổ đau.
“Một thời, Phật ở tại giảng
đường Trùng-các, bên cạnh ao Di Hầu tại Tỳ-da-ly. Bấy
giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ- kheo:
Ví như đất
liền đều biến thành biển lớn, có một con rùa mù,
sống vô lượng kiếp; trăm năm mới trồi đầu lên một lần. Trong biển có
một khúc gỗ nổi, chỉ có một lỗ hổng, lênh đênh trên sóng nước theo
gió trôi nổi Đông Tây. Con rùa mù một trăm năm mới trồi đầu
lên một lần kia, sẽ gặp được cái lỗ hổng này không?
Tôn giả A-nan bạch Phật:
Bạch Thế Tôn, không thể được. Vì
sao? Vì con rùa mù này, nếu đến biển phía Đông, thì khúc gỗ có thể
theo gió, hoặc đến biển phía Tây, Nam, Bắc. Cũng vậy, bốn phía xung
quanh không dễ gì gặp được.
Phật bảo A-nan:
Con rùa mù và khúc gỗ nổi
tuy trái chiều nhau, nhưng có thể gặp được. Phàm phu ngu
si phiêu lưu trong năm đường, tạm thời được thân người còn khó hơn việc
trên. Vì sao? Vì những chúng sanh này không thực hành nghĩa
này, không thực hành pháp, không thực hành điều lành,
không thực hành chân thật, lần lượt sát hại lẫn nhau,
kẻ mạnh lấn áp người yếu, tạo ra vô lượng điều ác. Cho nên, các
Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế nếu chưa hiện quán, thì nên siêng
năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn tăng thượng, tu
học hiện quán.
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo
nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
(Kinh Tạp A-hàm, kinh số
406)
Thật vậy, trong vòng luân
hồi trầm luân miên viễn, trôi lăn trong lục đạo cho
đến lúc được làm người là một điều hy hữu, không dễ gì có được tấm
thân này. Tiếc thay cho thân phận con người, vì không phải ai
cũng nhận ra rằng, được làm người là khó. Ai thấy được sự khó
khăn hy hữu này thì người ấy có tuệ giác, có phúc phần,
biết trân quý cuộc sống, biết tận dụng tuổi đời ngắn ngủi để làm những việc hữu
ích hơn.
Vì tập nghiệp sâu dày,
vì vô minh che lấp nên trải qua vô vàn khó khăn mới
được làm người nhưng rồi chúng ta lại “không thực hành pháp,
không thực hành điều lành, không thực hành chân
thật, lần lượt sát hại lẫn nhau, kẻ mạnh lấn áp người yếu, tạo
ra vô lượng điều ác” nên tiếp tục tái sinh vào ba
đường ác, chịu nhiều đau khổ trầm luân sinh tử.
Theo tuệ giác của Thế
Tôn, để tránh xa ba đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc
sinh), tiếp tục tái sinh làm người thì mỗi người cần quy y
Tam bảo, giữ gìn năm nhân cách đạo đức của người Phật
tử, sống thiện lành. Muốn làm trời thì cần tu tập Bát quan trai,
chuyển mười nghiệp xấu ác của thân miệng ý thành hiền thiện. Người nào
có thiện căn sâu dày hơn, biết tận dụng quãng thời
gian ngắn ngủi của đời ngườitu tập Tứ Thánh đế, thấy rõ về
bốn sự thật để thoát ly tham ái khổ não, chứng
đắc giải thoát, Niết-bàn.
Quảng Tánh
.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét