Dù đã có vợ có con, nhưng đôi
khi đàn ông không tránh khỏi những phút lạc lòng.. Câu chuyện dưới đây sẽ giúp
bạn hiểu ra rất nhiều điều.
Đêm khuya, trong một ngôi
Chùa, một Người đang quỳ bái trước mặt vị Thiền sư
Người: Thưa Ngài thánh
minh, con là một người đã có vợ, con hiện đang yêu say đắm 1 người đàn bà khác,
con thật không biết nên làm thế nào?
Thiền sư: Con có thể xác
định người đàn bà con đang yêu hiện nay là người đàn bà cuối cùng và duy nhất
trong cuộc đời con không?
Người: Thưa vâng.
Thiền sư: Con ly hôn,
sau đó lấy cô ấy ?
Người : Nhưng vợ con
hiện nay dịu dàng, lương thiện, thảo hiền. Con bỏ cô ấy liệu có phần tàn nhẫn
không, có mất đạo đức không, thưa Ngài?
Thiền sư: Trong hôn nhân
không có tình yêu mới là tàn nhẫn và mất đạo đức. Con hiện giờ đã yêu người
khác, không yêu vợ nữa. Con làm như thế là đúng.
Người: Nhưng vợ con vẫn
rất yêu con, quả thật yêu con lắm, thưa Ngài
Thiền sư: Vậy thì vợ con
hạnh phúc
Thiền sư: Trong hôn
nhân, vợ con vẫn có tình yêu đối với con, còn con đã mất đi 1 tình yêu đối với
vợ con. Bởi vì con đã yêu người khác, chính vì có hạnh phúc, mất đi mới đau
khổ, cho nên người đau khổ là con.
Người: Nhưng con cắt đứt
vợ, sau đó cưới người khác, vậy là cô ấy đã mất con, cô ấy mãi là người đau khổ.
Thiền sư: Con nhầm rồi,
con chỉ là người vợ con yêu thật sự trong hôn nhân. Khi một người như con không
tồn tại, thì tình yêu thật sự của vợ con sẽ tiếp nối sang 1 người khác, bởi vì
tình yêu thực sự của vợ con trong hôn nhân xưa nay chưa từng mất, cho nên vợ
con mới là người hạnh phúc, con mới là người đau khổ.
Người: Vợ con đã từng
nói kiếp này chỉ yêu mình con thôi. Cô ấy sẽ không yêu ai khác
Thiền sư: Con cũng đã
từng nói thế phải không?
Người : Con…con…con…
Phật: Bây giờ con nhìn 3
ngọn nến trong lư hương trước mặt, xem ngọn nào sáng nhất?
Người: Quả thật con
không biết, hình như đều sáng giống nhau.
Thiền sư: Ba ngọn nến ví
như 3 người đàn bà. 1 ngọn trong đó là người đàn bà hiện giờ con đang yêu. Đông
đảo chúng sinh, đàn bà đâu chỉ là mười triệu trăm triệu…Ngay đến 1 trong 3 ngọn
nến, ngọn nào sáng nhất con cũng không biết, cũng không t́ìm được người con
hiện đang yêu, thì làm sao con xác định được người đàn bà hiện nay là người đàn
bà cuối cùng và duy nhất trong cuộc đời con?
Người : Con…con…con…
Thiền sư: Bây giờ con
cầm 1 cây nến đặt trước mắt để tâm nhìn xem ngọn nào sáng nhất?
Người : Đương nhiên ngọn
trước mặt sáng nhất.
Thiền sư : Bây giờ con
đặt nó vô chỗ cũ, lại xem xem ngọn nào sáng nhất
Người : Quả thật con vẫn
không nhìn ra ngọn nào sáng nhất.
Thiền sư: Thật ra cây
nến con vừa cầm giống như người đàn bà cuối cùng con đang yêu hiện nay, tình
yêu nảy sinh từ trái tim, khi con cảm thấy yêu nó, để tâm ngắm nghía, con sẽ
thấy nó sáng nhất.
Khi con để nó vô chỗ cũ, con
lại không tìm được 1 chút cảm giác sáng nhất.
Thứ gọi là tình yêu cuối cùng
và duy nhất của con chỉ là hoa trong gương trăng dưới nước, suy cho cùng chỉ là
con số không, một cuộc tình trống rỗng.
Người: Con hiểu rồi,
không phải Ngài bảo con phải ly hôn vội vã, Ngài đang niệm chú làm cho con ngộ
đạo.
Thiền sư : Nhìn thấu sẽ
không nói trắng ra, con đi đi!
Người: Bây giờ con đã
biết thật sự con yêu ai, người đó chính là vợ con hiện nay, thưa Ngài.
Thiền sư: A di đà phật…
Theo lời Phật dạy, để nên vợ
nên chồng ở kiếp này của nhau, cả hai đều phải có duyên tiền định, tức mối nhân
duyên từ đời trước rồi tái sinh, luân hồi đến kiếp này.
Vợ chồng đến với nhau bởi cái
duyên, sống được với nhau hay không lại nhờ cái nợ. Duyên nợ vợ chồng kiếp này
có được nhờ mối quan hệ từ nhân quả từ đời trước mang tới đời này.
Kiếp này và kiếp trước có mối
quan hệ về sự hoán đổi liên tục từ cảnh giới này sang cảnh giới khác, đi kèm
với đức và nghiệp của mỗi người. Mỗi người sinh ra đều mang theo một lượng đức
và nghiệp nhất định, lượng ấy nhiều hay ít là do những hành động của mỗi người
trong kiếp luân hồi trước.
Nếu kiếp trước lượng đức
nhiều, lượng nghiệp ít, thì kiếp này sẽ sống hạnh phúc và ngược lại. Nếu vợ
chồng có duyên mà sống bình yên bên nhau, hẳn đời trước hai người đã có thiện
duyên, người này làm việc tốt cho người kia và ngược lại. Nếu vợ chồng thường
mâu thuẫn, cãi cọ thì đời trước hẳn đã gây ác duyên với nhau, đến kiếp này phải
hoán đổi.
Vợ chồng đang sống bình yên
nhưng bỗng một trong hai ngoại tình, dẫn tới cuộc sống bất hạnh. Điều này có
thể lý giải ra sao? Thứ nhất có thể do nghiệp duyên từ kiếp trước ảnh hưởng,
thứ hai là có người tạo nghiệp duyên mới để kiếp sau lại tiếp tục phải trả.
Dù là ai đi nữa, có tin hay
tín quy luật nhân quả hay không, nhưng chắc chắn ai cũng chịu sự chi phối của
nó. Gieo nhân thiện hái trái thiện, gieo nhân ác gặp quả ác, đạo lý ở đời không
sai bao giờ.
Vợ chồng đến với nhau là nhờ
nhân duyên tiền định. Đó có thể là thiện duyên hay ác duyên, con người khó
tránh. Nhưng càng oán hận số phận hay cuộc đời, bạn càng vùi mình trong bể khổ.
Một khi đã trả xong nghiệp thì không còn nợ nữa, hạnh phúc sẽ tới. Vậy nên,
sống hướng thiện, làm điều tốt thì sớm tích phúc đức, tránh xa ác nghiệp để kiếp
này và kiếp sau không phải khốn đốn trả nợ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét