Lòng tham chính là con rắn độc có
thể giết chết những điều thiện trong con người. Phật dạy chúng ta phải tránh xa…
Hãy cùng đọc câu chuyện cổ sau:
Có một năm trời hạn hán, hoa màu gần
như mất trắng, người dân trong vùng lâm vào cảnh lao đao khốn khó. Một lần, có
lão hòa thượng đi qua thôn làng, thấy người dân ai cũng mặt mày xanh xao, thân
thể gầy guộc, đói đến nỗi đi đứng loạng choạng, thở không ra hơi. Trong một con
hẻm nhỏ, vị hòa thượng thấy một bà cụ nằm bệt trước cửa không đứng dậy được
nữa, chỉ còn lại một hơi thở yếu ớt. Cậu con trai của bà cũng đã hơn 30 tuổi,
thất thểu từ trong nhà đi ra với bộ dạng không còn chút sức lực.
Nghe lời dặn, chàng thanh niên đến
đó tìm, quả nhiên thấy hũ gạo kê, cũng nhờ có số kê ấy mà cả dân làng vượt qua
nạn đói, tất nhiên ai cũng làm theo lời của lão hòa thượng, chỉ múc một gáo và
lấy vào bạn đêm.
Tuy nhiên, có một ông lão họ
Mễ nổi tiếng tham lam. Sau khi nghe nói về hũ gạo kê, ông Mễ liền dẫn cả hai
cậu con trai lực lưỡng, mỗi người vác theo một cái túi lớn, không quên mang
theo lỉnh kỉnh đủ các dụng cụ đào xới. Ba cha con nhà họ Mễ bí mật tìm đến gốc
cây dương, định bụng sẽ khiêng cả hũ gạo kê về nhà để mãi mãi được giàu sang
sung túc, hưởng thụ cuộc sống an nhàn đến cuối đời. Vậy nhưng càng đào càng
không thấy đáy, cuối cùng đành bỏ về. Nhưng không hiểu sao cái bao tải trên
lưng càng cõng càng nặng, càng cõng càng nặng. Về đến nhà, ba cha con họ Mễ hí
hửng mở ra xem thử mới biết gạo kê đều đã biến thành cát.
Người dân suy đoán rằng, cái hũ gạo kê là món quà của thần linh nhưng nếu gặp kẻ tham sẽ hóa ra thành cát. Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, tham lam không chỉ hại người mà còn hại chính mình.
Phật dạy, lòng tham của con
người như cái túi không đáy, vô độ không có điểm dừng, không giới hạn. Người ta
mải mê lao vào dục lạc tận hưởng như con thiêu thân lao vào ánh lửa mà không
biết rằng sẽ nguy hiểm cho sức khỏe.
Con người không thấy được sự
nguy hiểm của lòng tham dục, cho nên càng tham muốn càng khổ nhiều. Lòng tham
này được thể hiện dưới mọi hình thức khác nhau.
Có người vì lòng tham mà không còn
lương tâm lương tri ăn của hối lộ, ăn xén ăn bớt của cải mồ hôi công sức của
người khác.
Có người vì lòng tham mà phải cờ
bạc, cá độ để mong được giàu sang có được tài sản, rốt cuộc giàu sang không
thấy mà lại cho một kết quả bi thảm đó là tán gia bại sản, của cải không còn,
nhà cửa bị tịch thu…
Có người vì lòng tham mà mua
vé số, đánh số đề cầu mong trúng số độc đắc để có được nhiều tiền giàu có, kết
quả rồi cũng trắng tay tan nhà nát cửa, nợ nần chồng chất…
Người có lòng tham đều dẫn đến kết
cục khổ đau. Lòng tham là hành vi của ác pháp, của bất thiện được thể hiện trên
thân hành, khẩu hành, ý hành của chính mình. Vì trong ý hành thường nghĩ đến
chuyện muốn được giàu sang hơn người khác, cho nên thân hành và khẩu hành phải
hành động làm hại mình, làm hại người và làm hại chúng sanh.
Đức Phật dạy người nào từ bỏ lòng tham lam thì sẽ được giải thoát. Không còn phải chịu quả khổ nữa, vì nhân không tham nên quả không khổ. Khi mọi người biết được do chính lòng tham muốn mà bị khổ, thì hãy đoạn tận, trừ bỏ lòng tham này thì quả vị an lạc, hạnh phúc sẽ hiện diện liền.
Muốn giàu sang, thư thái, con
người phải loại bỏ được tham ái, sân si. Vì sự giàu sang đó là pháp hữu vi, là
vô thường, nên đừng chấp thủ vào nó, mà phải học tính buông xả, xa lìa những
cạm bẫy của dục lạc để thân tâm luôn được thanh thản, an lành thì đây mới là
phước báu vô lậu không còn phải trôi lăn sinh tử nữa.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét