Đức
Phật giảng về 11 loại nhân duyên của đời người
Phật gia giảng về luân hồi, chuyển
sinh, về kiếp trước, kiếp sau. Rất nhiều người mang sẵn trong đầu tư tưởng vô
thần, thường cho đó là những chuyện mê tín, dị đoan. Nhưng thử hỏi nếu tất cả
là mê tín thì chẳng phải những sự tình trên đời đều chỉ là một trò đùa ngẫu
nhiên của Tạo hoá thôi sao? Thử hỏi mối duyên với cha mẹ, bè bạn, với vợ chồng
của chúng ta cũng chỉ là chuyện hên xui, may rủi, hoàn toàn là ngẫu nhiên?
Thực ra nhân duyên là tiền định từ
kiếp trước. Những sự việc xảy ra trong đời này của một cá nhân thảy đều là kết
quả gây ra từ đời trước vậy. Có một lần Đức Phật nói với ngài A Nan: “Ta
thấy vạn vật trong trời đất đều có nhân duyên kiếp trước”.
Ngài A Nan nghe thấy lời Đức Phật
nói, liền tới quỳ trước mặt Đức Phật hành lễ và hỏi: “Xin hỏi Người đó là nhân
duyên gì? Những điều này tất cả các đệ tử đều muốn biết. Xin người hãy diễn
thuyết thuật lại, để khai thị độ hóa những người không biết”.
Đức Phật nói: “Con người nếu bồi
dưỡng phúc đức, cũng giống như cái cây kia. Phúc đức là một cái hạt được trồng
xuống đất, sau đó dần dần lớn lên, kết thành quả và mang lại lợi ích”.
1. Những người mà kiếp này may mắn có
địa vị cao quý, được xã hội trọng vọng làm quốc vương hay chức cao đại thần, là
người có quyền, có thế thì kiếp trước đều là những người lễ phép, biết kính trọng
Phật mà đến.
2. Người kiếp này mà giàu sang và phú
quý thì ắt kiếp trước cũng đều là những người đã từng bố thí hay cứu tế và cho
đi rất nhiều.
3. Người kiếp này mà sống thọ, có sức
khỏe dồi dào, hiếm hay không bị bệnh tật đa phần kiếp trước đều là người luôn
giữ vững giới cấm và rất coi trọng tôn nghiêm nhà Phật.
4. Người kiếp này lớn lên đoan chính,
gương mặt thanh tú, dung mạo xinh đẹp, thần thái rạng ngời, “hữu xạ tự nhiên
hương”, khắp thân mình luôn tỏa ra một mùi hương thơm mát. Người này gặp người,
người thích, cất tiếng nói người người muốn nghe. Đó chính là kết quả của việc
kiếp trước họ đã tu nhân tích đức, biết lấy khiêm nhường và nhẫn nhịn làm niềm
vui.
5. Người nào kiếp này điềm đạm, cư xử
bình tĩnh, không bao giờ hấp tấp vội vàng, cả trong nói năng và trong hành động
đều rất cẩn trọng, biết chừng mực thì ắt hẳn kiếp trước đều là những người đã
từng tu thiền định, tâm tưởng thanh tịnh.
6. Người kiếp này tài năng và thông
suốt Pháp, thậm chí có thể thuyết giảng, đồng thời hóa độ người u mê hay ngốc
nghếch , biết trân quý lời nói và tự động truyền rộng Phật pháp ra ngoài để
người người trong chúng sinh cùng thấu hiểu. Người có đức tính ấy, ắt là kết
quả của việc kiếp trước đã tu trí tuệ mà thành.
7. Người nào có giọng nói trong trẻo,
âm vực rõ ràng và vô cùng truyền cảm thì ắt hẳn kiếp trước là người tới từ Tam
bảo ca hát (Tam bảo là chỉ Phật, Pháp và Tăng).
8. Người nào kiếp này từ nhỏ mà đã
ngốc nghếch thì ắt là do kiếp trước đã không muốn nhận sự dạy dỗ, luôn chỉ bảo
người khác.
9. Người mà kiếp này làm nô lệ hay
làm kẻ ở cho người khác thì đa phần là do kiếp trước đã thiếu nợ, có vay nhưng
chưa hoặc không trả người ta.
10. Người mà kiếp này có địa vị thấp
kém, sống đời nghèo hèn đa phần là bởi ở kiếp trước đã không biết lễ phép và
kính trọng Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).
11. Người nào kiếp này sạch sẽ không
bệnh tật, là vì kiếp trước không bao giờ đánh người, tâm luôn từ bi lấy thiện
đãi người.
Mọi việc trên thế gian này đều thuận
theo quy luật nhân quả, đều có căn nguyên của nó, đừng trách vì sao người ác
vẫn được giàu có hay đừng trách sao mình tốt bụng, lương thiện mà chỉ mãi nghèo
khổ.
Chẳng “người tốt” nào mỗi lần đi làm
việc tốt mà trong đầu lại nghĩ đến việc được phúc gì bao giờ. Có người cứ mỗi
lần gặp họa lại phàn nàn: “Tại sao tôi làm nhiều việc tốt thế, tôi sống lương
thiện thế vậy mà lại không được báo đáp, toàn gặp chuyện xui xẻo là sao?”.
Người sống trên đời, hãy học cách
thuận theo tự nhiên, buông bỏ chấp nhất, vướng bận. Hãy như biển cả dung nạp
trăm sông, như núi cao không ngại đất bồi.
Cái mà người ta buông bỏ chấp nhất
không phải là buông bỏ tất cả mọi thứ trong cuộc sống, như cơm cũng không ăn,
ngủ cũng không ngủ. Đó hoàn toàn không phải là sự buông bỏ, mà lại là một loại
cực đoan khác, là một kiểu vô trách nhiệm, buông xuôi, phó mặc sinh mệnh mình.
Sự buông bỏ đích thực chính là tiêu trừ những thứ dục vọng và tâm không tốt,
những thứ bám riết lấy tâm người ta như tham vọng về danh, lợi, tình, sự đố kỵ,
ghen ghét…
Trong kiếp luân hồi, ác nghiệp và
phúc báo luôn đi theo con người như hình với bóng. Nhân duyên ở kiếp trước sẽ
còn kéo dài tới ngàn kiếp sau, và nghiệp duyên kiếp nọ cũng sẽ lưu truyền mãi
tới kiếp kia. Bởi thế, Phật gia mới giảng cần phải tích đức, hành thiện, làm
điều tốt, sống thiện lương để gây một phúc báo cho kiếp sau.
Người mà tích được đại phúc thì đời
sau còn có thể đắc được thân người trong vòng luân hồi lục đạo. Người chỉ làm
điều xấu, hành ác, gây nghiệt duyên, đời sau ắt hẳn phải chịu thác sinh làm
động vật, thậm chí chịu huỷ diệt hoàn toàn.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét