Thưa thầy Papaderos, em muốn biết ý nghĩa của cuộc sống là
gì ạ?"
Câu hỏi của tôi gây nên một tràng cười chế nhạo trong lớp. Dường
như đó không phải là một đề tài thích hợp cho một cậu học trò 13 tuổi như tôi.
Thầy Papaderos giơ tay ra hiệu cho cả lớp yên lặng. Sau khi quan
sát tôi một hồi lâu với vẻ thăm dò, và đọc được từ trong ánh mắt tôi sự nghiêm
túc hoàn toàn đối với câu hỏi của mình, thầy Papaderos quyết định: "Tôi sẽ
trả lời câu hỏi của em".
Đoạn thầy rút ra từ túi quần một chiếc bóp da. Từ trong chiếc bóp da ấy, thầy lấy ra một mảnh gương tròn bé xíu.
Thầy giải thích: "Ngày ấy thầy còn nhỏ, đang thời chiến tranh, gia đình thầy rất nghèo túng, sống kham khổ tại một ngôi làng hẻo lánh. Một ngày nọ, thầy tìm thấy trên đường những mảnh vỡ của một tấm gương chiếu hậu từ chiếc xe máy của quân Đức đã bị phá hủy ngay tại đó.
Thầy đã cố tìm cho đủ tất cả các mảnh vỡ và dán chúng lại với nhau. Nhưng làm mãi không được, thầy đành chỉ giữ lại mảnh gương to nhất. Rồi thầy mài tròn nó. Đây, chính mảnh gương này. Từ đó, thầy mải mê dùng nó để phản chiếu ánh sáng vào những nơi mặt trời chưa hề soi tới, những lỗ sâu, khe đứt, những góc tối. Cứ thế, đưa ánh sáng đến những nơi khó đến nhất đã trở thành một trò chơi đầy thú vị của thầy. Suốt thời niên thiếu, vào những lúc nhàn rỗi, thầy thường lấy mảnh gương ra và tiếp tục trò chơi đầy thách thức. Nhưng khi thực sự trưởng thành, thầy nhận ra đó chẳng đơn thuần là một trò chơi trẻ con, mà là cả một ẩn dụ về những gì thầy có thể làm với cuộc đời mình. Thầy dần hiểu ra, bản thân thầy không phải là nguồn sáng, nhưng chỉ cần thầy sẵn lòng làm một mảnh gương phản chiếu, thì ánh sáng của chân lý, tri thức và sự hiểu biết sẽ soi rọi đến nhiều chốn tối tăm.
Thầy là một mảnh nhỏ của một chiếc gương mà hình dạng trọn vẹn của nó ra sao bản thân thầy không hề rõ. Tuy nhiên, với những gì thầy có, thầy có thể phản chiếu ánh sáng vào những nơi tăm tối của thế gian, vào những nơi sâu thẳm của tâm hồn con người và làm thay đổi chút gì trong họ. Có lẽ người khác cũng hiểu và cũng đang làm điều tương tự. Đối với thầy, đó chính là ý nghĩa của cuộc sống và là những gì thầy đang làm."
.
Đoạn thầy rút ra từ túi quần một chiếc bóp da. Từ trong chiếc bóp da ấy, thầy lấy ra một mảnh gương tròn bé xíu.
Thầy giải thích: "Ngày ấy thầy còn nhỏ, đang thời chiến tranh, gia đình thầy rất nghèo túng, sống kham khổ tại một ngôi làng hẻo lánh. Một ngày nọ, thầy tìm thấy trên đường những mảnh vỡ của một tấm gương chiếu hậu từ chiếc xe máy của quân Đức đã bị phá hủy ngay tại đó.
Thầy đã cố tìm cho đủ tất cả các mảnh vỡ và dán chúng lại với nhau. Nhưng làm mãi không được, thầy đành chỉ giữ lại mảnh gương to nhất. Rồi thầy mài tròn nó. Đây, chính mảnh gương này. Từ đó, thầy mải mê dùng nó để phản chiếu ánh sáng vào những nơi mặt trời chưa hề soi tới, những lỗ sâu, khe đứt, những góc tối. Cứ thế, đưa ánh sáng đến những nơi khó đến nhất đã trở thành một trò chơi đầy thú vị của thầy. Suốt thời niên thiếu, vào những lúc nhàn rỗi, thầy thường lấy mảnh gương ra và tiếp tục trò chơi đầy thách thức. Nhưng khi thực sự trưởng thành, thầy nhận ra đó chẳng đơn thuần là một trò chơi trẻ con, mà là cả một ẩn dụ về những gì thầy có thể làm với cuộc đời mình. Thầy dần hiểu ra, bản thân thầy không phải là nguồn sáng, nhưng chỉ cần thầy sẵn lòng làm một mảnh gương phản chiếu, thì ánh sáng của chân lý, tri thức và sự hiểu biết sẽ soi rọi đến nhiều chốn tối tăm.
Thầy là một mảnh nhỏ của một chiếc gương mà hình dạng trọn vẹn của nó ra sao bản thân thầy không hề rõ. Tuy nhiên, với những gì thầy có, thầy có thể phản chiếu ánh sáng vào những nơi tăm tối của thế gian, vào những nơi sâu thẳm của tâm hồn con người và làm thay đổi chút gì trong họ. Có lẽ người khác cũng hiểu và cũng đang làm điều tương tự. Đối với thầy, đó chính là ý nghĩa của cuộc sống và là những gì thầy đang làm."
.