Hành thiện giúp đời quên cả bản thân
của vị thần y họ Cổ đã làm cảm động thần linh, trong đất trời bao la mấy ai làm
được.
Vào thập niên 60 ở vùng đồng bằng
Hoài Bắc có một vị thần y họ Cổ, y đức thanh cao, y thuật tinh thông, khi chữa
bệnh thường lấy việc nhân quả để cảm hóa lòng người, khiến cho tâm lẫn thân
người bệnh đều khỏe mạnh, bởi vậy mọi người gọi ông là Cổ Thiện Nhân. Khi chữa
bệnh người nghèo, ông không chỉ không lấy tiền mà còn giúp đỡ ít bạc.
Một ngày nọ, trong thôn có một bà lão
hơn 80 tuổi vì tuổi già sức yếu nên đỗ bệnh nằm dưới sàn nhà. Cổ Thiện Nhân
thấy gia cảnh bà khó khăn, không chỉ không thu tiền chữa bệnh mà còn lấy từ
trong túi ra 60 quan tiền lặng lẽ bỏ vào đôi giày bà lão rồi đi. Khi Cỗ Thiện
Nhân đi rồi thì con trai của lão bà là Hoàng Cương phát hiện 20 quan tiền mà
chị gái đặt trong gối ở đầu mẫu thân không thấy, cho rằng Cổ Thiện Nhân lấy đi
vì vậy y tới nhà Cổ Thiện Nhân hỏi xem có phải là ông trộm tiền không.
Cổ Thiện Nhân thừa nhận trộm 20 quan
tiền của lão bà, rồi mở từ trong ngăn kéo đưa ra 20 quan tiền. Hoàng cương quát
mắng Cổ Thiện Nhân, còn đá ông ba cước. Sau khi về nhà, con trai bà lão mới
phát hiện người chị gái đang cất số tiền trên gối đầu mẫu thân, khi
đó y mới biết mình lầm.
Hoàng Cương không hiểu đầu đuôi, vội
vàng chạy tới nhà Cổ Thiện Nhân, quỳ gối trước mặt ông ngơ ngác hỏi: “Ông không
có lấy tiền nhà ta, tại sao lại thừa nhận?”
Cổ Thiện Nhân nói:”Mẹ ngươi bệnh tình
nguy kịch không thể tức giận, nếu như tìm không được tiền, bà sẽ hoảng loạn mà
nguy hiểm đến tính mạng. Vì sức khỏe của bà lão nên ta chi bằng thừa
nhận mình lấy số tiền đó. Ta tin tưởng rằng chuyện này sớm muộn gì cũng sẽ được
phơi bày, nếu như ta chịu nhục để đổi sinh mệnh và sức khỏe mẹ ngươi thì cũng
đáng“, Hoàng Cương nghe xong Cổ Thiện Nhân nói, mặt đỏ tới tận mang tai xấu hổ
muôn phần.
Có một cô gái mời Cổ Thiện Nhân qua
sông xem bệnh bệnh cho mẫu thân của mình. Cổ Thiện Nhân cùng cô gái nhỏ đi tới
bến đò, thấy thuyền đã chật cứng, ông mới vừa bước lên thuyền, người chèo
thuyền bảo ông phải xuống thuyền. Những người khác ra sức năn nỉ người chèo
thuyên cho Cổ Thiện Nhân lên và đưa ông qua sông, người chèo thuyền kiên quyết
không đồng ý. Tiểu cô nương thấy thế, cũng quỳ gối trước mặt người chèo thuyền
khóc lóc van xin người chèo thuyền giúp đỡ. Cho Cổ Thiện Nhân qua sông xem bệnh cho mẫu thân.
Người chèo thuyền nhất quyết không
chở, Cổ Thiện Nhân nói: “Được rồi! đoàn thuyền qua sông trước, ta đợi chuyến
tiếp theo“. Người chèo thuyền nói, “Ngươi có đợi đến trời tối ta cũng
không chở ngươi qua sông”. Mọi người hỏi người chèo thuyền rốt cuộc vì sao
không chở Cổ Thiện Nhân qua sông. Người chèo thuyền ngậm miệng không nói gì.
Cổ Thiện Nhân cùng cô gái nhỏ đứng
bên bờ nhìn sông than thở, khi thuyền đi đến giữa, một cơn lốc xoáy ập đến
làm lật thuyền, toàn bộ người trên thuyền rơi xuống nước, phần lớn đều bị
nước cuốn trôi.
Chỉ có người chèo thuyền bơi được lên
bờ, khi ấy ông mới nói cho Cổ Thiện Nhân biết “Đêm qua ta nằm mơ ba giấc, vừa
mới ngủ Thổ Địa lão gia hiện lên báo ta hay, ngày mai thầy thuốc họ Cổ từ đây
qua sông, bảo ta không được chở người đó qua sông; nửa đêm thần sông nói
cho ta biết, ngày mai thầy thuốc họ Cổ từ đây qua sông, không được chở hắn qua
sông; trời tờ mờ sáng, Quan Thế Âm Bồ Tát nói cho ta biết, sáng sớm ngày mai
thầy thuốc họ Cổ tới đây, không được chở hắn qua sông; Họ nói chở ông qua sông
sẽ bất lợi đối với ta, vì vậy ta không dám chở ngươi qua sông. Hiện giờ ta mới
hiểu được nguyên do việc này. Thực sự là “Thiện hữu thiện báo ác hữu ác báo””
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét