Một cảnh Halloween tại Việt
Nam ngày nay
Trong công cuộc đổi mới của
đất nước, chúng ta có giao lưu tiếp biến văn hóa của nhiều nền văn
hóa khác nhau. Có bộ môn văn hóa du nhập chúng ta chấp nhận được,
bởi không trái chống nhiều với văn hóa bản địa, còn có những bộ môn văn
hóa như lễ hội ma quỷ (Halloween), rất xa lạ với nền văn
hóa Việt, không có lợi cho tâm hồn trong trắng của tuổi thơ,
bởi nó ám ảnh, tiếp cận, gieo trồng trong tâm thức các em những
ảnh hình quái dị, quái đản, âm cảnh, chết chóc máu me.... Để rồi sau lễ
hội các em được gì, mất gì ? Trước bộ môn văn hóa siêu dị đã
từng bước xâm thực nền văn hóa bản địa đã có phần yếu ớt, chúng
ta phải làm gì? Câu hỏi đó đặt ra cho tất cả chúng ta.
Nền văn hóa của một
nước, không còn giữ đươc bản sắc trong sáng dân tộc nữa mà mỗi ngày
bị sói mòn, biến dạng, bị xâm thực thì nguy hiểm vô cùng.
Chúng ta có cần nhân mô
hình lễ hội ma quỷ (Halloween) ra cho rộng khắp nước không? Xin
các nhà làm văn hóa trong nước hãy suy ngẫm về điều đó.
Halloween! Tôi thảng
thốt gọi tên em
Đêm quỷ ma em trở thành xa
lạ
Đổi lốt hình hài em
phút giây buông thả
Em vốn dĩ là đền thờ tâm
linh.
Tại sao em lại theo ma thay
dáng đổi hình
Sao gương mặt hiền bỗng dưng
bê bết máu
Nhìn cảnh chết chóc tang
thương niềm đau sao thấu
Tôi chỉ thấy những oan hồn từ địa
ngục hiện ra.
Trong tâm thức chúng
ta không cần gieo hạt giống ma
Mà rất cần gieo hạt giống thánh
thiện
Bởi trồng giống gì thì quả sẽ
hiện
Chọn bạn mà chơi há lẽ chơi
với quỷ ma
Quỷ ma đã hiện ra khắp cõi
Ta Bà
Chúng ta phải đưa họ về
trong bóng tối
Họ rất cần chúng ta đưa
đường chỉ lối
Đừng lôi họ ra giữa mặt
nhật ban ngày.
Em tôi ơi xin đừng chết mộng
sống say
Tuổi thơ ơi xin hãy nhìn
gương mặt hiền của Bụt
Biết quý trọng giữ
gìn dấu chân thoát tục
Để trần thế này
không phải là cõi của quỷ ma.
Halloween lễ hội được
nhân ra trong cõi Ta Bà
Hãy trả Halloween về trong
bóng tối
Hãy đừng cho tuổi thơ giao
lưu với quỷ ma tội lỗi
Hãy cho em tôi có gương mặt
đẹp của con người.
Gia Lai, ngày 01.11.2017
Chú thích
Từ "Halloween" bắt
nguồn từ nhà thờ Thiên chúa giáo, là dấu vết còn lại của lễ hội All
Hallow Eve (lễ thánh). Ngày 1/11 là ngày lễ của người Thiên chúa bày tỏ lòng
thành trước thánh thần. Nhưng vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên,
ở xứ Celtic (Ireland) mùa màng kết thúc vào ngày 31/10 và ngày
hội Halloween được gọi là ngày lễ Samhain (gieo trồng). Ngày này cũng chính
thức bắt đầu một năm mới của người Celtic.
Thích Giác Tâm
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét