7 tháng 1, 2018

Cậu chuyện về “Cậu bé mù”

          Một cậu bé ăn xin bị mù cả 2 mắt đang ngồi ở bậc thềm của 1 toàn nhà, phía trước cậu là 1 cái mũ, trong đó có vài đồng tiền lẻ. Một tấm biển được viết bằng những dòng chữ nguệch ngoạc ngay bên cạnh chiếc mũ: “Tôi mù, làm ơn giúp.”

          Một doanh nhân đi qua. Anh ta lấy trong ví của mình mấy đồng rồi để vào trong mũ cậu bé. Sau đó, anh lấy tấm biển, quay ngược nó lại, viết lên đó mấy chữ và để nó vào vị trí cũ.



          Chẳng mấy chốc mà chiếc mũ của cậu bé đã đầy tiền. Ngày càng nhiều người để ý đến cậu và cho cậu nhiều tiền hơn. Buổi chiều hôm đó doanh nhân nọ quay lại chỗ cậu bé mù xem mọi việc tiến triển ra sao. Cậu bé nghe bước chân và nhận ra đó là người đã thay đổi tấm biển của cậu, cậu liền hỏi: “Có phải ông là người đã viết gì đó lên tấm biển của tôi không? Ông đã viết gì thế?”
          Người đàn ông chậm rãi: “Tôi chỉ viết sự thật thôi. Tôi viết lại ý mà cậu đã viết nhưng cách diễn đạt khác hơn thôi.”
          Bạn có đoán được doanh nhân này đã viết gì không? Câu trả lời là: “Hôm nay là 1 ngày đẹp trời và tôi không thể nhìn thấy nó.”



          Bạn có nghĩ rằng tấm biển thứ nhất và thứ 2 giống nhau về mặt nghĩa không? 
          Tất nhiên cả 2 tấm biển đều nói lên rằng cậu bé bị mù. Nhưng tấm biển thứ nhất đơn giản chỉ là cậu bé mù và cần được giúp đỡ. Nhưng tấm biển thứ 2 lại hàm ý rằng những người qua đường quả thật đã may mắn hơn cậu bé nhiều khi họ còn đôi mắt để nhìn thấy cuộc sống.
          Cùng 1 hàm ý muốn diễn đạt nhưng 2 câu nói lại tạo cho ta cảm giác khác hoàn toàn.Và dĩ nhiên, câu thứ hai làm động lòng người hơn cũng như thế, cùng 1 nội dung muốn nói cho người khác biết, nhưng ta lựa chọn những từ khác nhau sẽ mang lại hiệu ứng và kết quả khác nhau.



.




Không có nhận xét nào: