3 tháng 1, 2018

5 yếu tố cần có để được may mắn, mãi hưởng phúc: Bạn có mấy?




          1. Không nói dối – tránh phạm khẩu nghiệp
          Những lời nói dối đưa đến chém giết, hận thù, làm cho người tán gia, bại sản, phá vỡ bình yên, hạnh phúc của người khác, hay đưa đến ganh ghét, đố kỵ… đều chịu những quả báo rất cay đắng.

          2. Không vu oan, vu cáo
          Lời nói dối, ban đầu, có thể do tham sân nhưng lên đến cấp độ vu oan, vu cáo thì tham sân đã mãnh hơn nhiều. Việc này khiến chúng ta trở nên mù quáng, đánh mất nhân tính, rời xa đạo đức, luân lý và lẽ phải ở đời.

          3. Không gian tham
          Lòng tham được thể hiện qua những thái độ sau:
          – Không bằng lòng, không vừa ý, không thỏa mãn với những gì mình đang có
          – Luôn cảm thấy thiếu thốn, muốn có thêm vật này, vật kia…
          – Luôn luôn dòm ngó của cải, tài sản của kẻ khác.
          – Luôn muốn vơ vét, chiếm đoạt, cướp giật của cải tài sản của người.
          Lòng tham khiến con người luôn cảm thấy bất an, đau khổ thậm chí là bất chấp làm mọi điều để thỏa mãn chính mình. Có thể nói lòng tham là nguyên nhân của mọi tội lỗi.
          Muốn chấm dứt các khổ đau, phiền não thì phải biết vĩnh viễn từ bỏ lòng tham này.


          4. Không sân hận
          Sân hận có nhiều trạng thái, mức độ và biểu hiện khác nhau, ví dụ như: bực tức, giận hờn, nổi nóng, oán hận, căm thù… có khi biểu hiện qua nét mặt (nhíu mày, nhăn mặt, trợn mắt, nghiến răng…), thái độ, lời nói (la lối, quát tháo, gào thét, dọa nạt…), cử chỉ, hành động (quăng ném đồ đạc, hành hạ, giết chóc…), nhưng cũng có khi lại không biểu hiện ra mà được giữ kín trong lòng.
          Đức Phật xem sân hận là một loại độc tố có khả năng tàn phá tâm hồn và thể xác con người không chỉ trong đời này mà cả những đời sau.



          5. Không tà dâm
Một người có thể có mệnh phú quý, nhưng nếu phạm tội tà dâm, có thể trở nên khốn khổ lao đao suốt cuộc đời. Một người có mệnh được hưởng phúc và thọ, nhưng nếu phạm tội tà dâm, có thể bị tật nguyền hay chết yểu…


.

Không có nhận xét nào: