Đạo Phật không dùng chữ yêu mà dùng chữ thương.
Chữ love của Mỹ (nặng về yêu hơn là thương). Đạo Phật dùng chữ cận nghĩa là
thương, còn chữ cao xa hơn là từ bi.
Vậy thì thương và yêu khác nhau thế nào?
Vậy thì thương và yêu khác nhau thế nào?
Dễ ợt: Có một ông vua nói với vị hoàng hậu rằng:
- Trẫm yêu ái khanh còn hơn yêu trẫm nữa.
Hoàng hậu cười nói rằng:
- Đó là bệ hạ yêu bệ hạ đó thôi, đâu phải yêu
thần thiếp.
Ông vua chưng hửng không hiểu. Hoàng hậu nói
tiếp:
- Ví dụ một ngày kia, bệ hạ biết thần thiếp
đang có tình nhân (ý nói ngoại tình) thì bệ hạ sẽ làm gì?
- Ta sẽ sai người giết chết ái khanh ngay.
- Thế thì bệ hạ đâu có yêu thiếp, mà bệ hạ yêu
chính bệ hạ đó thôi. Yêu thiếp thì sao lại giết chết thiếp?
Kính thưa quí bạn, câu chuyện có thể
không có thật, nhưng rõ ràng đó là phản ứng chung của những người yêu nhau thật
nhiều.
Chữ yêu ở đây có nghĩa là thương đó, nhưng nếu
làm trái ý thì giáng họa ngay lên đầu người được yêu. Yêu có nghĩa là thương với
vướng mắc, với ràng buộc, với làm chủ (thủ).
Còn chữ từ bi của nhà Phật thì là vì người, không vì mình.
Còn chữ từ bi của nhà Phật thì là vì người, không vì mình.
Từ bi là
Hán dịch của chữ Karunâ trong kinh sách tiếng Phạn.
Chữ Karunâ được
dịch là Compassion không phải là love đâu. Nghĩa thật cạn của
chữ từ bi là xót thương và cứu giúp tất cả chúng sinh. Nó không phải
là love đâu. Chữ love (yêu) nầy nguy hiểm lắm, thương chúng sinh,
nhưng nếu chúng sinh đó trái ý là giết ngay không xót thương.
HCĐ
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét