Có rất nhiều động vật trên
hành tinh này, nhưng chỉ chúng ta được gọi là người vì người mới có một thứ duy
nhất: tiếng nói. Không còn nghi ngờ gì nữa, chỉ người mới dùng ngôn ngữ hoàn
chỉnh.
Cho tới nay, tất cả nghiên
cứu ở cá heo hay bất cứ con vật gì đều cho thấy chúng cùng lắm chỉ phát ra tín
hiệu để liên lạc với nhau mà thôi.
Chẳng ai biết trong hoàn cảnh
nào và dân tộc nào có tiếng nói trước tiên. Tuy nhiên, tôi cứ tin và cứ hy vọng
câu đầu tiên mà chúng ta thốt ra với đồng loại là câu “Cảm ơn” bất hủ.
Mặt gương thứ nhất, sự biết ơn
Có thể nói, “cảm ơn” là hai
chữ ngắn gọn nhất, quan trọng nhất mà chúng ta phải biết. Nếu không tin, bạn
chỉ cần nhìn khách du lịch mà xem.
Dù tới một nơi xa lạ, dù ở
lâu hay chóng, dù không biết một tiếng thổ ngữ gì, ai nấy cũng cố học một câu
“cảm ơn” bằng tiếng địa phương.
Một nhà hàng Nhật Bản tại
Việt Nam, toàn bộ nhân viên là người Việt Nam, có lắm kẻ chưa thấy nước Nhật
bao giờ cũng biết nói “cảm ơn” bằng tiếng Nhật khi có khách ra vào. Chỉ cần bấy
nhiêu, khách cũng đủ hài lòng và đủ tin rằng mình đang thưởng thức món ăn Nhật
chính cống.
Ở nông thôn ngày xưa, nơi mà
văn hóa có vẻ còn thô sơ, nơi người ta không “khách khí” như thành thị, mỗi lần
được cho cái gì, đứa bé, đôi lúc chỉ mới học nói, cũng được bố mẹ nhắc: “Ạ bác
đi”. Từ “ạ” này thực ra cũng là cảm ơn mà thôi.
Nếu có thể thống kê, tôi tin
rằng “cảm ơn” là từ được dùng nhiều nhất trên thế giới. Từ nghệ sĩ lên lĩnh
giải Oscar cảm ơn khắp gia đình và đồng nghiệp, tới ông tổng thống vừa đắc cử
cảm ơn cử tri, cho đến khách vào tiệm ăn cảm ơn cô phục vụ. Hai chữ đó vang lên
mọi lúc, mọi nơi và mọi hoàn cảnh trên khắp địa cầu.
“Cảm ơn” không những trở
thành một thái độ, một tác phong, một hành vi, một cảm xúc mà đôi lúc còn trở
thành một luật lệ. Có rất nhiều luật lệ nhờ cảm ơn đã trở thành nên… dễ thi
hành. Ví dụ như ta sẽ vui lòng bỏ dép ngoài cửa hoặc vui lòng không trả lại món
hàng đã mua khi chủ nhân đã cảm ơn cùng lời thông báo.
Tiếc là nhiều người trong
cuộc sống, kể cả những người có học thức, có địa vị và có thì giờ đã quá xem
thường câu cảm ơn.
Khi hỏi đường, khi mua bán
hay khám bệnh, đi lại… người ta thường hay bỏ qua hai tiếng đó một cách vô
tình, một cách cố ý và một cách thản nhiên!
Ngôn ngữ là gì? Là một biểu
hiện của tư duy. Đó là kết luận chắc chắn. Những ai thông minh thì có ngôn ngữ
phát triển.
Khi chúng ta bỏ qua sự cảm ơn
một lần, hai lần, ba lần, coi chừng đó không phải là “quên” nữa, mà thực sự
không nghĩ tới.
Nguyên nhân của việc không
cảm ơn có nhiều, nhưng chắc chắn chẳng phải vì nói ra quá tốn sức hoặc tốn thời
gian.
Các cụ có câu “Lời nói không
mất tiền mua”, chắc chẳng phải khuyến khích ta nói nhưng ngôn ngữ sáo rỗng, mà
khuyên ta hãy bỏ công cân nhắc, tìm hiểu và biết lựa chọn ngôn ngữ của mình.
Những lý do thiếu sự cảm ơn
có thể phân loại như sau:
- Do không được giáo dục
- Do thấy không cần thiết
- Do quên
- Do đang mải nghĩ chuyện khác
- Do chỉ muốn chứng tỏ thái độ của mình
- Do lười
- Do xem thường đối tượng
- Do thấy không cần thiết
- Do quên
- Do đang mải nghĩ chuyện khác
- Do chỉ muốn chứng tỏ thái độ của mình
- Do lười
- Do xem thường đối tượng
Nói chung, ai cũng có thể tìm
được cách biện minh cho thái độ này, nếu muốn biện minh.
Thế nhưng, tôi tin rằng phần
lớn các trường hợp không nói cảm ơn là do thiếu giáo dục.
Bản thân việc chúng ta có mặt
trên đời cũng đã là hạnh phúc vô cùng lớn lao. Chẳng thế mà nhiều nhà tư tưởng
phải thốt lên: “Cảm ơn cuộc đời”. Lẽ nào ta lại quên đi chuyện ấy.
Thưa các bạn, hãy hiểu cuộc
sống của chúng ta không có gì là dĩ nhiên cả. Từ cơ thể ta cho tới từng ngọn
cỏ, lá cây hay mỗi chữ của thầy, mỗi bài hát ta nghe đều do bao nhiêu con
người, bao nhiêu thế hệ và bao nhiêu thứ tạo nên.
Cảm ơn cho hết mới khó chứ sợ
thừa làm gì? Chưa kể, nếu thiếu cảm giác cảm ơn trong tiềm thức, chúng ta sẽ
thiếu một tâm hồn nhân từ, một tấm lòng trân trọng cuộc sống, và kết quả là
chúng ta chỉ có “cằn” đi.
Đừng tưởng rằng với những
người đã quá thân quen thì lời cảm ơn không còn quan trọng nữa. Nếu được nói ra
đúng lúc, đúng chỗ, nó sẽ tạo nên một ấn tượng không thể phai mờ. Người ta có
thể im lặng suốt cuộc đời nhưng sẽ bật khóc khi nghe hai chữ đó.
Mặt gương thứ hai, sự hối tiếc
Ngôn ngữ không phải thi hoa
hậu, rất khó xếp thứ tự, nhưng hình như sau cảm ơn là hai chữ “xin lỗi”. Ca sĩ
Đàm Vĩnh Hưng đã nổi danh với nhiều bản nhạc, nhưng Xin lỗi tình yêu là
một ca khúc mà mỗi khi anh hát, nhiều kẻ không khỏi nao lòng: “Xin lỗi em, ngàn
lần xin lỗi em…”.
Ôi, cảm ơn có “rất cảm ơn”
thì “xin lỗi” cũng có ngàn lần.
Tại châu Âu, “xin lỗi” gần
như là câu nói thường trực trên môi mỗi người, đôi lúc nó còn được dùng nhiều
hơn cả “cảm ơn”. Đến mức ở nơi công cộng, nếu ta lỡ đụng vào ai, không khéo
chính người đó lại nói lời xin lỗi ta trước. Chẳng qua, họ nghĩ rằng mình đã
cản trở người khác.
Đi qua mặt, xin lỗi. Hút
thuốc lá, xin lỗi. Không bỏ mũ, xin lỗi. Thậm chí cảnh sát khám xét kẻ tình
nghi cũng xin lỗi trước.
Cũng như “cảm ơn”, “xin lỗi”
không phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính và… tài sản. Hình như người càng giàu
càng hay xin lỗi và bố mẹ xin lỗi con cái cũng là chuyện thường ngày.
Nếu xảy ra một tai nạn giao
thông thì Bộ trưởng Bộ Giao thông lên truyền hình xin lỗi công chúng. Nếu nói
một câu gây hiểu lầm, Giáo hoàng cũng sẵn sàng xin lỗi toàn thế giới.
Mức độ sử dụng từ xin lỗi của
chúng ta còn rất ít, từ “ông máy bay” trễ giờ, cho tới “ông điện lực” muốn cúp
lúc nào thì cúp. Từ bà tưới hoa trên ban công đổ nước xuống người đi đường, cho
tới chàng trai hẹn người yêu đến trễ, thường theo phương châm "lờ"
được là cứ “lờ”.
Điều ấy, tất nhiên, một phần
cũng là do giáo dục, phần khác là do từ lâu xã hội được tổ chức không khoa học,
không nghiêm túc và bình đẳng, bất cứ sai lầm gì ta cũng có thể đổ cho người
khác. Nhận lỗi làm chi cho kém oai và lỡ đâu còn phải đền nữa chứ!
Rất ít khi chúng ta bắt buộc
kẻ khác cảm ơn vì làm như thế có vẻ thiếu cao thượng. Chẳng thế mà được cảm ơn
rồi, đôi lúc còn phải trả lời: “Không có chi!”. Thế nhưng lời xin lỗi thì khác.
Đã có nhiều vụ đưa nhau ra tòa và buộc nhau phải nói dù chỉ một câu xin lỗi.
Đơn giản đấy là sự công bằng,
đấy là sự phân định đúng sai.
Thiếu gì các vụ việc, nếu xin
lỗi ngay từ đầu đã chẳng to chuyện, nhưng cứ khăng khăng không làm thế nên đã
gây ra đổ vỡ và gây ra cả chiến tranh.
Nếu câu cảm ơn làm lòng ta tự
hào thì câu xin lỗi khiến lòng ta chùng xuống. Rất nhiều thứ đã tưởng mất đi
hoặc chết đi, sau lời xin lỗi lại xanh tốt như màu cây dưới nắng hè.
Biết xin lỗi đúng lúc, đúng
người và đúng cách có thể làm thay đổi cả một quan niệm hay một thái độ. Không
thiếu gì người sau khi xin lỗi còn vĩ đại hơn.
Mỗi chiếc gương chỉ có hai
mặt, nhưng biết cảm ơn, biết xin lỗi và biết tha thứ là “ba gương” của một con
người.
Mặt gương thứ ba, sự thông cảm
Cuối cùng, nếu có một câu gì
ta cần học ở phương Tây, tôi cần nghĩ rằng đó phải là câu: “Rất tiếc”.
Khi vô tình chạm phải nỗi đau
hay nỗi buồn của người khác, dân châu Âu lập tức nói câu này. Ví dụ, nếu ta hỏi
thăm: “Bà cụ nhà anh có khỏe không?” mà nhận được câu trả lời:
“Mẹ tôi mất rồi”, người hỏi lập tức phải nói ngay: “Tôi rất tiếc!”.
“Mẹ tôi mất rồi”, người hỏi lập tức phải nói ngay: “Tôi rất tiếc!”.
Đấy là một câu mang ý nghĩa
cảm thông, chia sẻ. Nó được nói lên khi thấy người khác gặp chuyện đau buồn. Khi
phải làm gì đó bắt buộc gây hại cho ai mà ta không muốn hoặc muốn nhưng vẫn
mong kẻ khác giảm được nỗi đau, ta vẫn nói thế.
Ông chủ sa thải công nhân nói
“rất tiếc”. Biên tập sửa bài phóng viên nói “rất tiếc”, và khi từ chối một lời
đề nghị cũng dùng “rất tiếc” luôn.
Tôi còn nhớ mãi một bộ phim
có hai người yêu nhau, rồi một người phản bội.
Sau bao nhiêu năm họ gặp lại, cả hai đã già và đều có gia đình. Cả hai cùng khóc và nói lời “rất tiếc”, rồi không nói câu nào nữa, thật là cảm động biết bao.
Sau bao nhiêu năm họ gặp lại, cả hai đã già và đều có gia đình. Cả hai cùng khóc và nói lời “rất tiếc”, rồi không nói câu nào nữa, thật là cảm động biết bao.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét