Có một nhà điêu khắc nổi tiếng chuẩn
bị điêu khắc một pho tượng phật. Sau khi tuyển chọn kỹ, cuối cùng ông đã nhắm
một tảng đá mà mình ưng ý nhất.
Thế nhưng không ngờ vừa cầm dụng cụ bắt đầu trạm khắc, tảng đá đã luôn miệng kêu than: "Đau chết mất, đau chết mất, trời ơi, đừng làm nữa, tha cho tôi đi!"
Nhà điêu khắc nghe vậy đành phải dừng tay, bỏ nó xuống đất và tìm một tảng đá khác, dù chất lượng của nó không được như tảng đá ban đầu.
Công việc lại được bắt đầu lại từ đầu. Bị dao, đục "giày vò" khắp mình mẩy song tảng đá này chỉ cắn răng chịu đựng, không than thở một câu.
Nhà điêu khắc thấy vậy thì càng tỉ mẩn đẽo gọt tảng đá cho thật ưng ý. Kết quả là, tảng đá đã được "phù phép" thành một pho tượng phật tuyệt phẩm, ai cũng kinh ngạc trước kiệt tác mà họ được chiêm ngưỡng.
Pho tượng này sau đó được đặt ở một vị trí sang trọng trong một ngôi chùa để các tín đồ khắp nơi bày tỏ lòng thành tín với nhà phật và trở nên nổi tiếng gần xa.
Về phía tảng đá không chịu được đau đớn, không lâu sau đó nó bị người ta dùng như một phế phẩm, kê trên con đường dẫn vào chùa. Không chỉ bị người, xe giẫm đạp lên, nó còn phải chịu thêm cảnh dầm mưa dãi nắng, trong lòng bất mãn vô cùng, khổ sở vô cùng.
Bức xúc quá, nó mới chất vấn tảng đá nay đã là pho tượng phật được người người tôn kính:
"Tư chất của anh kém xa tôi, vậy mà được hưởng trọn vẹn sự tôn trọng sùng bái của người đời, còn tôi thì phải nằm đây để người ta giẫm đạp, chịu đựng gió sương mưa nắng, anh dựa vào đâu mà hơn tôi như vậy chứ?"
Pho tượng phật chỉ cười đáp: "Ai bảo anh ban đầu không chịu khó chịu khổ, mới chạm khắc có vài nhát đã kêu trời kêu đất lên!"
Câu chuyện của hai tảng đá trên đã cho chúng ta thấy một chân lý trong cuộc sống: Muốn thành công, nhất định phải chịu đựng, vượt qua được đau đớn, khổ sở, khó khăn.
Thế nhưng không ngờ vừa cầm dụng cụ bắt đầu trạm khắc, tảng đá đã luôn miệng kêu than: "Đau chết mất, đau chết mất, trời ơi, đừng làm nữa, tha cho tôi đi!"
Nhà điêu khắc nghe vậy đành phải dừng tay, bỏ nó xuống đất và tìm một tảng đá khác, dù chất lượng của nó không được như tảng đá ban đầu.
Công việc lại được bắt đầu lại từ đầu. Bị dao, đục "giày vò" khắp mình mẩy song tảng đá này chỉ cắn răng chịu đựng, không than thở một câu.
Nhà điêu khắc thấy vậy thì càng tỉ mẩn đẽo gọt tảng đá cho thật ưng ý. Kết quả là, tảng đá đã được "phù phép" thành một pho tượng phật tuyệt phẩm, ai cũng kinh ngạc trước kiệt tác mà họ được chiêm ngưỡng.
Pho tượng này sau đó được đặt ở một vị trí sang trọng trong một ngôi chùa để các tín đồ khắp nơi bày tỏ lòng thành tín với nhà phật và trở nên nổi tiếng gần xa.
Về phía tảng đá không chịu được đau đớn, không lâu sau đó nó bị người ta dùng như một phế phẩm, kê trên con đường dẫn vào chùa. Không chỉ bị người, xe giẫm đạp lên, nó còn phải chịu thêm cảnh dầm mưa dãi nắng, trong lòng bất mãn vô cùng, khổ sở vô cùng.
Bức xúc quá, nó mới chất vấn tảng đá nay đã là pho tượng phật được người người tôn kính:
"Tư chất của anh kém xa tôi, vậy mà được hưởng trọn vẹn sự tôn trọng sùng bái của người đời, còn tôi thì phải nằm đây để người ta giẫm đạp, chịu đựng gió sương mưa nắng, anh dựa vào đâu mà hơn tôi như vậy chứ?"
Pho tượng phật chỉ cười đáp: "Ai bảo anh ban đầu không chịu khó chịu khổ, mới chạm khắc có vài nhát đã kêu trời kêu đất lên!"
Câu chuyện của hai tảng đá trên đã cho chúng ta thấy một chân lý trong cuộc sống: Muốn thành công, nhất định phải chịu đựng, vượt qua được đau đớn, khổ sở, khó khăn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét