8 tháng 3, 2018

Trân quý người khác



          Con người khi còn sống trên đời thì có thể quý trọng bản thân cũng không phải việc dễ dàng. Có bao nhiêu người có thể thực sự cảm nhận được những điều tốt đẹp của sinh mệnh?
          Có một nhà thơ từng viết:“Chúng ta không sợ chết, là bởi vì chúng ta không biết sinh mệnh là đáng trân quý như thế nào, cuộc sống là đáng quý! Chúng ta không biết nhà của mình thực sự ở đâu. Chúng ta từ đâu mà đến, rồi sẽ trở về đâu. Có bao nhiêu người có thể thanh tỉnh vì bản thân mình mà sống, không vì danh lợi ràng buộc, không vì tình cảm làm phức tạp mà tiêu sái, tự tạ. Cho dù cổ nhân đã nhắc nhở chúng ta rằng: “Trời sinh thân ta, hẳn có chỗ dùng…”Thế nhưng, có bao nhiêu người có thể thực sự biết mình muốn gì, mà không để “lãng phí” sinh mệnh của mình đây?
          Nhân sinh trên đời, quý trọng người khác lại càng khó hơn. Có câu nói: “Quý trọng người khác là quý trọng chính mình, quý trọng người khác chính là thể hiện ở mối quan hệ tốt đẹp, ấm áp giữa người với người”. Có bao nhiêu người có thể đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, yêu thương người khác hơn cả yêu bản thân mình?
          Ngạn ngữ cũng có câu:“Lãng phí thời gian của người khác chẳng khác nào mưu tài hại mệnh người khác”. Cho nên, quý trọng người khác tối thiểu thể hiện ở việc quý trọng thời gian của người khác, tôn trọng việc làm và sự cố gắng của người khác, tôn trọng sự lựa chọn và con đường đi của người khác.
          Trong lịch sử có rất nhiều điển tích xưa về ơn nghĩa và báo đền ơn nghĩa. Lưu Bị – Quan Vũ – Trương Phi kết nghĩa anh em, một lòng vì nhau là một ví dụ điển hình về chữ “nghĩa”. Một lần khi họ bị quân Tào Tháo đánh bại, Quan Vũ vì bảo vệ vợ con của Lưu Bị đã bị ép phải hàng Tào.
          Tào Tháo vì mến mộ tài năng của Quan Vũ nên tiếp đãi hết sức long trọng, vì cái “nghĩa” này mà Tào Tháo đã để Quan Vũ rời đi. Nhưng sau này ở hẻm Hoa Dung, Quan Vân Trường đã tha cho Tào Tháo, cũng đồng dạng là “nghĩa trọng như núi”.
          Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời chúng ta đều không phải vô duyên vô cớ mà đều là nhân duyên. Hãy quý trọng hết thảy, đó chính là cách giải oán duyên, kết thiện duyên và tích phúc báo!


.

Không có nhận xét nào: