Khi nói chuyện với người khác, ngoài
giọng điệu, ngôn từ thì ngôn ngữ cơ thể là một phần rất quan trọng giúp bạn
truyền tải tốt được thông điệp của mình. Người ta thường nói rằng “đôi mắt là
cửa sổ tâm hồn”. Vì vậy, giao tiếp qua ánh mắt là một phần không thể thiếu để
giúp bạn tạo ấn tượng tốt đẹp với người khác. Nhưng làm thế nào để giao tiếp
qua ánh mắt một cách hiệu quả? Một số gợi ý sau có thể giúp bạn thực hiện được
điều đó.
1.Nhìn thẳng vào người đối diện khi giao
tiếp
Bạn nên nhìn thẳng vào đối phương vì điều đó thể hiện sự quan tâm của bạn và đồng thời khích lệ đối phương mở lòng trò chuyện với bạn hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên nhìn chằm chằm mà thỉnh thoảng nhìn xung quanh để đối phương không cảm thấy áp lực. Nếu bạn cảm thấy quá khó khăn và căng thẳng khi nhìn vào mắt người khác, bạn có thể tập nhìn vào một bộ phận nào đó trên khuôn mặt của họ nhưng nhớ là phải thật khéo léo để họ không nhận ra là bạn không nhìn vào mắt họ. Làm được điều này là bạn đã có thể giao tiếp hiệu quả hơn rồi đấy.
2.Tránh nhìn đi nơi khác hoặc nhìn xuống
Khi nói chuyện với người khác, nếu bạn có thói quen lãng tránh ánh nhìn hay nhìn xuống thì nên thay đổi ngay. Vì điều này chứng tỏ bạn đang e ngại, thiếu tự tin trong giao tiếp. Mặt khác, đối phương sẽ cảm thấy bạn đang giấu họ điều gì và như thế bạn sẽ không đạt được hiệu quả trong giao tiếp.
3.Không chớp mắt liên tục
Người ta có câu “nói dối không chớp mắt”, vì vậy, khi trò chuyện cùng người khác, điều bạn cần tránh đó là chớp mắt liên tục. Có thể do bạn căng thẳng, do thói quen nhưng hành động này lại khiến cho đối phương nghĩ bạn đang nói dối và hiệu quả trong giao tiếp giảm đi rất nhiều khi hai bên không có sự tin tưởng lẫn nhau.
Bạn nên nhìn thẳng vào đối phương vì điều đó thể hiện sự quan tâm của bạn và đồng thời khích lệ đối phương mở lòng trò chuyện với bạn hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên nhìn chằm chằm mà thỉnh thoảng nhìn xung quanh để đối phương không cảm thấy áp lực. Nếu bạn cảm thấy quá khó khăn và căng thẳng khi nhìn vào mắt người khác, bạn có thể tập nhìn vào một bộ phận nào đó trên khuôn mặt của họ nhưng nhớ là phải thật khéo léo để họ không nhận ra là bạn không nhìn vào mắt họ. Làm được điều này là bạn đã có thể giao tiếp hiệu quả hơn rồi đấy.
2.Tránh nhìn đi nơi khác hoặc nhìn xuống
Khi nói chuyện với người khác, nếu bạn có thói quen lãng tránh ánh nhìn hay nhìn xuống thì nên thay đổi ngay. Vì điều này chứng tỏ bạn đang e ngại, thiếu tự tin trong giao tiếp. Mặt khác, đối phương sẽ cảm thấy bạn đang giấu họ điều gì và như thế bạn sẽ không đạt được hiệu quả trong giao tiếp.
3.Không chớp mắt liên tục
Người ta có câu “nói dối không chớp mắt”, vì vậy, khi trò chuyện cùng người khác, điều bạn cần tránh đó là chớp mắt liên tục. Có thể do bạn căng thẳng, do thói quen nhưng hành động này lại khiến cho đối phương nghĩ bạn đang nói dối và hiệu quả trong giao tiếp giảm đi rất nhiều khi hai bên không có sự tin tưởng lẫn nhau.
Lần đầu tham dự sự kiện hay các buổi họp mặt, có lẽ bạn không tránh khỏi sự náo nức và tò mò về khung cảnh xung quanh. Nhưng hãy lưu ý là dù phấn khởi đến đâu thì khi trò chuyện với người khác bạn cần dành sự tập trung của mình vào câu chuyện. Để giao tiếp hiệu quả hơn, bạn cần tránh nhìn quanh khắp nơi vì điều đó thể hiện sự hời hợt, cho người khác cảm giác thiếu tin cậy về con người của bạn.
5.Tránh ánh nhìn vô hồn
Trong một số trường hợp, nội dung câu chuyện không hấp dẫn, bạn cảm thấy không muốn tiếp tục cuộc trò chuyện thì hãy tìm cách rút lui. Đừng thể hiện thái độ chán nản ngay trước mặt người khác như để lộ ra một ánh mắt vô hồn. Mặt khác, ánh mắt đó còn biểu hiện cho sự khờ khạo và ngốc nghếch. Bạn có muốn người khác nghĩ về mình như vậy không? Vậy thì hãy thay đổi để mình giao tiếp hiệu quả hơn nhé.
6.Không nhìn vào khuyết điểm của người khác
Dù nói chuyện với ai, bạn cũng không nên nhìn vào khuyết điểm thân thể của họ. Dù đó là hành động trong lúc vô ý vô ý nhưng lại đem đến những ý nghĩ tiêu cực trong đầu của đối phương. Họ sẽ hiểu lầm là bạn đang tò mò, chế nhạo họ và một cuộc giao tiếp như vậy sẽ không đạt hiệu quả cao.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét