May mắn là những cơ hội mà chúng ta
tình cờ nắm bắt đúng lúc, có thể là chọn được một công việc phù hợp, thực hiện
đúng ý tưởng hay kết duyên với đúng người sẽ bên ta trọn đời.
Vậy, tại sao có những người luôn gặp
may mắn hơn hay nói cách khác là họ luôn chọn đúng những gì mình cần làm?
Giáo sư tâm lý học Richard Wiseman
phát hiện ra rằng những người may mắn có tính hướng ngoại rất cao, họ cười nhiều
hơn gấp đôi và luôn tỏ ra tự tin trong giao tiếp. Khả năng giao tiếp xã hội của
họ, theo như Wiseman giúp họ tăng khả năng may mắn. Nghe hơi phức tạp, thế
nhưng Wiseman cho rằng nếu giao tiếp tốt họ sẽ gặp nhiều người hơn, kết nối tốt
hơn và từ đó có nhiều cơ hội hơn, nhiều khả năng để “may mắn” hơn.
Ngược lại với những người kém may mắn,
họ có sự tiêu cực cao cấp đôi nhóm người “đỏ”. Từ đây, Wiseman đã thực hiện một
thí nghiệm nhỏ.
Thí nghiệm “đen”
Để phát hiện sự lo âu, suy nghĩ tiêu
cực ảnh hưởng ra sao tới một người, Wiseman yêu cầu tất cả mọi người nhìn vào một
chiếc màn hình máy tính. Nhiệm vụ rất đơn giản, nhìn theo chấm trên màn hình mỗi
khi nó di chuyển. Thế nhưng, một chấm to hơn sẽ xuất hiện ngẫu nhiên ở viền màn
hình. Đa phần, ai cũng nhìn thấy chấm to ấy.
Đơn giản đúng không? Wiseman bắt đầu
tăng cấp độ trò chơi khi mà nếu phát hiện được chấm to bạn sẽ được thưởng một
khoản tiền nhỏ. Có tới 1/3 số người được thử nghiệm không nhìn thấy chấm to này
cho dù họ làm rất tốt ở thử nghiệm trước đó. Họ cho mình là nhóm quá “đen”.
Thật sự có phải như thế không? Tất
nhiên là không rồi khi mà 2 thí nghiệm chẳng khác gì nhau ngoại trừ khoản tiền
thưởng. Wiseman cho rằng sự lo lắng giúp cho chúng ta tập trung rất tốt thế
nhưng vì quá tập trung nên ta bỏ lỡ nhiều cơ hội trong cuộc sống.
Và kết quả là những người đen đủi lỡ
mất cơ hội có được tiền thưởng vì họ quá quan tâm tới chấm ban đầu. Nói cách
khác vì họ quá bận rộn tập trung vào một thứ mà bỏ lỡ cơ hội bên ngoài, những
thứ “may mắn” mà họ ao ước bấy lâu.
Một thái độ “may
mắn”
Chưa tin tưởng lắm vào những thử nghiệm
của mình, Wiseman thực hiện thêm một thí nghiệm tiếp theo. Trong lần thử nghiệm
này, ông đưa cho người tham gia một tờ báo giấy và yêu cầu họ đếm số lượng ảnh
có trong cả tờ báo này. Những người thuộc nhóm “đen” mất tới 2 phút để hoàn thiện
xong trong khi nhóm “may mắn” chỉ mất vài giây.
Lý do vì sao người may mắn lại thực
hiện nhanh tới vậy? Trong trang tiếp theo, có một thông báo rất rõ ràng và được
đưa vào ô với nội dung “Đừng đếm nữa, cả tờ báo có 43 tấm ảnh tất cả”. Đây là
thứ người may mắn nhìn được và họ lập tức có câu trả lời. Trong khi đó, những
người “đen” bỏ lỡ hoàn toàn thông điệp ấy vì họ quá tập trung vào đếm những bức
ảnh.
Những người may mắn luôn lạc quan, tất
nhiên rồi. Họ luôn có những chờ đợi tích cực ở tương lai, nó giúp họ đạt được
những nấc thang đặt ra trước đó. Kể cả khi mọi thứ có không theo ý muốn, họ vẫn
luôn tìm được điều tốt trong những cái xấu. Người kém may mắn hơn thì ngược lại,
họ luôn nhìn thấy sự tiêu cực ở mọi góc cạnh của vấn đề.
Vậy, làm thế nào
để “may mắn” hơn
Như đã đề cập ở trên, may mắn thực chất
chỉ là những cơ hội, càng nắm bắt nhiều cơ hội thì dù chỉ 1 cơ hội thành công
thôi chúng ta cũng thấy rằng mình rất may. Ngược lại, nếu cứ chăm chăm vào một
thứ một lúc và rồi nó thất bại, sự đen đủi sẽ bám theo bạn dài dài.
Với nhóm thí nghiệm của Wiseman, ông
giúp những người “đen đủi” được may mắn hơn với một chương trình riêng. Trong
chương trình này, nhóm đen đủi được học cách giao tiếp, dạy cách tự tin và có một
cuộc sống cũng như những suy nghĩ tích cực hơn. Không mấy bất ngờ khi có tới
80% người tham gia cho rằng mình may mắn hơn trong khi trước khi tham gia họ
luôn nhận mình đen đủi.
Cụ
thể hơn, lớp dạy may mắn này tập trung vào 3 yếu tố chính:
Mở rộng góc nhìn: Nếu luôn lo lắng và
giữ một đôi mắt nhắm, bạn sẽ chẳng thể nhận ra cơ hội xung quanh mình. Có một
góc nhìn mở và luôn tìm kiếm cơ hội sẽ tăng khả năng “may mắn” cho bản thân.
Luôn hướng tới sự tích cực: Như bên
trên, bạn thấy rồi đó, sự tiêu cực khiến lý trí và những kì vọng tương lai giảm
sút, từ đó chúng ta mất đi động lực kiếm tìm cơ hội, mở rộng sự may mắn của
mình. Người đen đủi dành quá nhiều thời gian kêu ca nhưng quá ít thời gian tìm
cơ hội, đó là lý do vì sao họ vẫn mãi đen.
Làm
thứ gì đó khác thường: Không phải sáng kiến đột phá, cứu thế giới hay những
hành động điên cuồng. Đôi khi thay đổi nhịp sinh hoạt, các thói quen cũng là
cách để mở cửa cho những cơ hội mới. Hãy tưởng
Nguồn: tinhtuy.org
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét