Trong quá trình nuôi dạy con cái, các
bậc phụ huynh thường gặp phải vô vàn vấn đề khúc mắc khác nhau. Bổn phận làm
cha làm mẹ, mỗi khi con làm sai bạn hãy lắng nghe ý tưởng và suy nghĩ của con
thay vì trách mắng hay la rầy.
Đánh
thì xót, không đánh thì hư
Mắc lỗi là điều hoàn toàn tự nhiên của
mọi đứa trẻ, vì đó là cách để chúng học hỏi và trưởng thành. Tuy nhiên, hiếm có
bố mẹ nào không nổi cáu hay tức giận mỗi khi các con mắc lỗi.
Trên một diễn đàn về cách dạy con, có
câu chuyện của chị Hà Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) như sau:
Con gái chị Hà Anh đang học lớp mầm,
bé khá ngoan và nghe lời người lớn. Nhưng mỗi khi phật lòng điều gì đó là bé
ném đồ, khóc ăn vạ. Chị Hà Anh theo trường phái “đánh con là thất bại lớn của
cha mẹ” nên luôn cố gắng dạy dỗ con bằng các biện pháp ôn hòa. Chỉ đến khi con
quá bướng, dám hất cả bát cơm xuống sàn vì mẹ gắp miếng trứng mà bé không thích
ăn, chị bực mình quá mới vật con ra giường tét mông.
“Tôi cũng chủ trương không dùng đòn roi với
con, cố gắng dạy con bằng các cách bình yên nhất. Nhưng nhiều khi bất lực với
con thực sự. Con bướng, khó bảo đến mức không thể nhịn nổi. Hôm trước vừa vật
con ra giường tẩn cho một trận. Đánh xong con khóc, mẹ cũng khóc theo. Xót con
cả tối không sao ngủ được”.
“Lúc đó mình bất lực thực sự. Phạt con cũng đã
làm, nói chuyện với con cũng rất nhiều lần, con vẫn bướng như vậy nên đành phải
đánh”, chị lý giải.
Dù
không muốn dùng roi vọt với con, nhưng nhiều tình huống con quá bướng cũng sẽ
khiến các ông bố bà mẹ hiền dịu nhất phải nổi giận.
Xử
trí thế nào khi con hư là điều mà tất cả những người làm cha, làm mẹ đều đau đầu
tìm lời giải. Người phạt con, người đánh con nhưng rồi hành vi xấu của con lại
lặp lại.
Gặp phải những tình huống như vậy,
chúng ta có thể thử hỏi con 8 câu hỏi sau:
1. Đã xảy ra
chuyện gì vậy con? Hãy để con có cơ hội nói
Câu hỏi này nghe thì có vẻ đơn giản
nhưng kỳ thực lại vô cùng quan trọng.
Có
nhiều bậc cha mẹ khi con mắc lỗi thường có thói quen định tính mà hỏi trẻ những
điều cứng nhắc kiểu như: “Tại con đánh bạn ấy trước nên bạn ấy mới đánh
con”, hoặc “Chắc là con làm sai chuyện gì nên cô giáo mới phạt con chứ”.
Lúc này chúng ta nên bình tĩnh và lắng
nghe những lời trẻ nói, đứng ở góc độ của con để xem xét sự thật, để tránh hiểu
lầm trách oan con trẻ.
Hơn
nữa, hãy để con có cơ hội được nói, thậm chí nếu thực sự lỗi là do trẻ, thì ít
nhất trẻ cũng có cơ hội tự bảo vệ bản thân hoặc sẵn sàng thừa nhận điểm sai sau
khi mọi chuyện đã rõ ràng.
2. Con cảm thấy
như thế nào? Hãy để con bộc lộ cảm xúc của mình
Sau khi tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra,
đừng vội vàng giáo dục con cái.
Tâm
lý trẻ em bị ảnh hưởng bởi những cảm giác chủ quan, chứ không có định nghĩa
đúng hay sai. Rất nhiều lúc, chúng ta chỉ cần nói ra hết những cảm xúc trong
lòng là được.
Nghiên cứu khoa học cho thấy rằng một
khi con người có cảm xúc mãnh liệt hoặc đang bị kích thích, thì bên ngoài dẫu
ai nói gì cũng sẽ không dễ dàng tiếp thu vào bộ não.
Điều đó cũng có nghĩa là, khi một người
vẫn còn mang trong mình một cảm xúc kích động, thì người khác nói gì cũng sẽ
không lắng nghe. Chỉ có thể chờ đợi cho đến khi họ bình tĩnh lại, mới có thể
bình thản mà ngẫm nghĩ. Vì vậy, nếu muốn con cái có thể nghe theo ý kiến của
mình, chúng ta cũng cần đồng cảm với cảm xúc của con trước, để cảm xúc của
chúng có một lối thoát.
Sau
khi trẻ đã đủ bình tĩnh trở lại, bạn có thể đặt tiếp câu hỏi thứ ba.
3. Con muốn như
thế nào? Các bậc phụ huynh đừng nên phê bình hay phán đoán sai lầm của con
Tại thời điểm này, bất kể trẻ nói ra
những lời kinh hoàng như thế nào cũng đừng nên vội vàng lập tức trách phạt
chúng. Nên bình tĩnh và tiếp tục hỏi con câu hỏi thứ tư: “Vậy con nghĩ
chúng ta nên xử lý như thế nào?”. Lúc này hãy để con cũng cùng động não suy
nghĩ, tự ngẫm về những điểm hợp lý, không hợp lý của bản thân.
4. Vậy con cảm
thấy có những cách xử lý nào?
Ở giai đoạn này, chúng ta phải tôn trọng
những suy nghĩ ngây thơ non nớt của trẻ để trẻ cảm nhận được sự tôn trọng khi
thể hiện quan điểm.
Là phụ huynh, chúng ta cũng muốn ở
bên cạnh cùng con nghĩ ra ý tưởng, từng bước lập kế hoạch cho con, cùng con định
hướng ra các giải pháp. Bằng cách này, sau này khi trẻ gặp phải vấn đề khúc mắc
sẽ lập tức có suy nghĩ tìm đến sự tham vấn của bạn.
Chờ cho đến khi không thể nghĩ ra
thêm bất kỳ ý tưởng nào khác nữa, bạn có thể đặt cho trẻ câu hỏi thứ năm.
5. Hậu quả của
những cách làm này sẽ ra sao?
Hãy để cho trẻ suy nghĩ và hiểu về vấn
đề: Đằng sau mỗi giải pháp đều có một hệ quả mà con phải chịu trách nhiệm, liệu
con có thể chấp nhận những hậu quả này?
Nếu lúc này, nếu con không thể hiểu
được logic vấn đề, cha mẹ nên giúp trẻ làm rõ những ý tưởng này ngay, nói cho
trẻ biết hậu quả là gì.
Nhưng
lúc này các bậc cha mẹ nên tránh việc thuyết giảng, chỉ cần đơn giản và thực tế
là được.
6. Con quyết định
làm thế nào? Để trẻ tự kiểm nghiệm sự phán đoán của mình
Sau khi đã phân tích đầy đủ tất cả
các trường hợp và hậu quả, bản thân trẻ cũng sẽ có sự cân nhắc, lựa chọn giải
pháp có lợi nhất. Hơn nữa, đó cũng sẽ là sự lựa chọn hợp lý và sáng suốt nhất.
Ngay cả khi sự lựa chọn của trẻ không
như những gì bạn mong đợi, hãy tôn trọng quyết định của trẻ. Nếu như bạn thay đổi
e rằng sau này trẻ sẽ không bao giờ tin bạn nữa.
Hơn nữa, cho dù trẻ đã chọn sai cách,
thì trẻ cũng có thể từ những điểm sai lầm này mà rút ra bài học không thể nào
quên.
7. Con mong muốn
ta sẽ làm gì?Khi con nói ra
hy vọng của mình, hãy giúp con kịp thời
Khi trẻ em biểu đạt mong muốn và hy vọng
từ chúng ta, làm cha làm mẹ phải tích cực hỗ trợ. Ủng hộ từ cha mẹ chính là sự
hậu thuẫn tốt nhất dành cho con, điều này sẽ khiến con càng có niềm tin hơn.
Chờ cho đến khi mọi chuyện đã đi qua,
hãy hỏi con một câu hỏi cuối cùng.
8. Nếu lần sau lại
gặp tình huống tương tự, con sẽ làm thế nào?
Sau khi đợi mọi chuyện qua đi, hãy
cho trẻ cơ hội tự đánh giá bản thân mình. Điều này phản ánh sự phán đoán và
cách giải quyết của trẻ đã có hiệu quả hay để lại hệ quả như thế nào.
Nhiều bậc cha mẹ tin rằng con mình
còn nhỏ, không có khả năng giải quyết vấn đề. Thực tế thì, ngay cả khi còn nhỏ,
trẻ cũng sẽ có cách vận dụng các chiến lược và giải pháp cho mọi vấn đề theo
cách của chúng.
Vì vậy, sau này khi trẻ phạm sai lầm,
cha mẹ hãy thử đặt cho trẻ tám câu hỏi này. Thực hành một vài lần, trẻ sẽ có khả
năng tự giải quyết những vấn đề riêng của chính mình, chúng ta không cần phải
quá lo lắng.
Khả năng nhận biết và giải quyết vấn
đề mới là vốn sống quý giá và quan trọng nhất cho sự phát triển sau này của trẻ.
Kiên Định
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét