Khởi đầu khi còn sơ sinh, bản ngã con
người đều như nhau, sau này tuỳ thuộc vào giáo dục, điều kiện và môi trường sống
mà bản ngã phát triển, thay đổi dần và hình thành nên tính cách riêng mỗi cá
nhân.
Trên hành trình trưởng thành, từ khi
có ý thức đến giai đoạn định hình lại tính cách thì ắt hẳn ai trong chúng cũng
đôi lần tự hỏi bản thân mình là ai và câu chuyện tìm kiếm chính bản ngã của mỗi
người, hầu hết ai trong chúng ta đã từng được nghe qua. Tôi đã chứng kiến vài
người bạn đi tìm kiếm bản thân họ, điều ấy tự nhiên như thể đó chính là mục
đích của cuộc đời.
BẢN NGÃ – “TÔI LÀ AI?”
Chúng ta
hay tự vấn về sự thật của bản thân. Câu hỏi “Tôi là ai?” là khởi nguồn của tất
cả, hối thúc chúng ta phải đi tìm câu trả lời cho lời tự vấn trong thâm tâm;
trong đó bao gồm cả những mục đích, điều kiện và môi trường phù hợp cho sự phát
triển của ta: nghề nghiệp mong muốn, niềm đam mê trong cuộc sống, các mối quan
hệ xung quanh như bạn bè, người yêu…
Chúng ta
tin rằng khi tìm được căn nguyên của mọi sự và sống thật với nó thì ta hoàn
toàn tự do và cảm nhận hạnh phúc, cũng như xác định được mục đích cuộc sống. Tất
cả thảy mọi niềm đau khổ, khó khăn trong cuộc sống xảy ra vì chúng ta đã không
sống thật với bản chất của mình.
PHẢI NHƯ VẬY KHÔNG?
“Bạn thừa nhận cuộc sống là sự vô thường và đó
là bản chất cuộc sống phải không? Sâu xa hơn bạn có biết về quy luật của sự sống,
cách mà vạn vật có mối liên hệ với nhau và chịu ảnh hưởng bởi quy luật này của
vũ trụ?”. Câu trả lời sẽ liên quan đến câu chuyện đi tìm bản ngã của chính
mình.
Một trong
những khóa học được nhiều sinh viên theo học nhất tại Harvard, thu hút được sự
chú ý của báo chí vì lời hứa sẽ khiến người học thay đổi hoàn toàn cuộc sống của
họ.
Vị giáo
sư tuyên bố trọng tâm của khóa học là “các bạn phải dừng ngay cuộc tìm kiếm bản
ngã của chính mình, bởi vì nó không tồn tại”.
Khái niệm
bản ngã và sự kết nối của nó với hạnh phúc thật sự trong cuộc sống bắt nguồn từ
niềm tin rằng “Thượng đế đã sinh ra và định đoạt cho mỗi chúng ta một số phận
riêng, con đường đi riêng”. Ai trong chúng ta cũng đều không ít lần tự nhủ với
bản thân như vậy và không thể phủ nhận rằng sự ảnh hưởng ấy tồn tại tinh vi
trong tiềm thức mỗi người.
Chúng ta hay
miêu tả bản thân như: vui vẻ, hòa đồng hay nóng tính… Một cách gián tiếp, những
suy nghĩ này là ta đang tự “dán nhãn” chính bản thân mình.
Khi
bạn nghĩ bạn nóng tính thì dần dần bạn sẽ nóng tính theo, khi bạn cho rằng bản
thân mình không thể thực hiện được điều gì đấy thì não bộ sẽ tiếp nhận thông
tin và sản sinh ra suy nghĩ khiến bạn không tự tin để làm tốt điều đấy.
Dần dần nó sẽ trở thành thói quen và
bạn xem đó là tính cách của mình. Nếu đã cho là tính cách bản thân và không
thay đổi được, mỗi khi cơn giận đến bạn sẽ buông xuôi vá để nó bộc phát thay vì
kiềm chế cơn giận của mình.
Thật ra chúng ta bị nhầm lẫn khi nghĩ
đó chính là bản ngã của mình. Sự thật đó chỉ là những mạch cảm xúc nhất thời,
tuy nhiên nó sẽ tạo thành thói quen nếu tiếp tục được duy trì đều đặn. Tất
nhiên nếu đã hiểu và biết làm chủ cảm xúc, chúng ta có thể sửa được thói quen xấu
đó.
Nói cách khác, số phận chúng ta đang
có, về bản chất là hệ quả của “những nhãn dán” mà chính chúng ta hoặc bị người
khác gắn mác lên đã ứng nghiệm. Bạn là một kẻ nóng tính và cuộc sống của bạn
toàn là những cuộc cãi vã không phải vì bản chất của bạn là một kẻ nóng tính.
THAY VÌ TIN VÀO NHỮNG THỨ TIÊU CỰC, HÃY LUÔN
NGHĨ ĐẾN CHUYỆN TÍCH CỰC
Giờ
thì bạn đã hiểu mọi thứ là vô thường, bản ngã tiềm ẩn rất mạnh mẽ và chính vì lẽ
đó mà không có cái gì là không thể thay đổi được.
Luôn
luôn nhớ một điều rằng: suy nghĩ tạo hành động – hành động tạo thói quen – thói
quen tạo tính cách – tính cách tạo số phận. Vậy thì tại sao bạn phải suy nghĩ
những điều tiêu cực để số phận cũng đi theo chiều hướng tiêu cực?
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét