Tôi vẫn nhớ năm tôi lên 7 hay
8 tuổi gì đó, hôm đó bố đi làm được nửa ngày thì đột ngột trở về. Khuôn
mặt thất thểu, hiện rõ vẻ mệt mỏi, chán chường, bố nói với mẹ là bố đã
chính thức trở thành kẻ thất nghiệp. Rằng mấy người trong công ty cố tình
hãm hại vu oan rồi đuổi bố khỏi công ty.
Từ hôm đó bố sinh ra chán
đời, ngày nào cũng rượu chè say khướt rồi kêu than cuộc đời bất công. Gánh nặng
cuộc sống vì thế mà đè nặng trên đôi vai gầy guộc của mẹ, gia đình tôi cũng
ngày càng trở nên nghèo khó. Đã vậy mẹ cứ kiếm được chút tiền nào là bố lại đem
đi “cúng” hết cho mấy con ma rượu, ma cờ bạc.
Một hôm vì không chịu nổi
cảnh gia đình khốn khổ như vậy, mẹ đã lời qua tiếng lại, to tiếng với bố. Sẵn
trong người đang có men rượu, bố lao vào đánh mẹ không thương tiếc mặc cho mẹ
van xin kêu khóc. Từ hôm đó, cứ khi nào bố say rượu lại quay ra đánh mẹ, còn
tôi thì khóc lóc thảm thiết van xin nhưng chẳng thể làm gì.
Sẵn trong người đang có men
rượu, bố lao vào đánh mẹ không thương tiếc
Rồi mẹ mắc trọng bệnh, mẹ cố
gắng cắn chặt môi chịu đựng những cơn đau. Mẹ ốm nhưng vẫn luôn lo lắng cho
tôi, không muốn tôi phải chịu cảnh đói khát. Ngày mẹ mất, tôi ôm di ảnh của mẹ
vào lòng kêu gào, còn bố bàng hoàng, sững sờ trước cái chết quá đột ngột của
bà. Cũng chính vì thế, mà tôi ghét và hận bố, vì đã để mẹ tôi phải sống
những ngày tháng đau khổ.
Nhiều năm trôi qua, tôi giờ
đã lớn, học hành không ra gì nên nghề ngỗng cũng không có, tôi chỉ đi làm thuê
trên tàu đánh cá cho người ta. Ở nhà còn có mình bố, bố giờ cũng già rồi, ông
hiền hơn và đã thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên, không vì thế mà tôi tha thứ cho
ông.
Cũng vì chán phải giáp mặt
bố, khi lên tàu là tôi đi biệt tích cả tháng không về. Về đến nhà lại lăn ra
ngủ, bố hỏi gì cũng chẳng thèm đáp. Nếu không ngủ thì tôi cũng tụ tập với lũ
bạn chẳng mấy khi ở nhà. Nhìn mặt bố, tôi đoán ông cũng buồn nhưng tôi vẫn còn
giận ông lắm.
Một lần, tôi được chủ thuyền
thưởng cho mấy túi cá, xách về đến nhà, thấy bố đang đứng đầu cổng đợi:
– May quá, con đã về rồi, mệt
lắm không con?
Tôi không trả lời.
– Hôm nay lại còn mang cá về
nữa à? Có phải mang về cho bố không? Bố thèm cá quá, cho bố một con nhé!
– Tôi không bao giờ cho ông,
ông có tay chân tự đi kiếm ăn được. Sao không nghĩ lại xem lúc ông đổ cả mâm
cơm lên đầu mẹ, còn đứa con trai thì đang đói, ông có tý tình thương nào cho
chúng tôi không?
Tôi gằn giọng nhìn bố với ánh
mắt sục sôi căm giận.
Bố cúi đầu
– Bố xin lỗi, lúc đó cũng chỉ
tại rượu. Bố..sai rồi.
– Xin lỗi rồi mẹ tôi có sống
lại không?
Nghe con trai nói đến đây,
đôi mắt ông rưng rưng, rồi cả 2 cha con đều im lặng.
Nghe con trai nói đến đây, đôi mắt ông rưng rưng |
Nhìn thấy người cha đã khiến
cuộc đời tôi tăm tối, mẹ tôi ra đi trong uất hận, tôi lại không thể yêu thương
nổi. Thế là tôi xách cá sang nhà hàng xóm cho hết sạch rồi lại bỏ đi lên tàu.
Đêm đó, đang nằm ngoài tàu
chờ sáng ra khơi thì nhận được cuộc gọi của bác Năm hàng xóm báo bố ốm về gấp.
Tôi cũng miễn cưỡng đi về, đến nhà thấy bố đang nằm trên giường im lìm, bên
cạnh là bác Năm. Bác kéo tôi ngồi xuống ghế:
– Có làm sao đâu mà bác gọi con
về gấp. Mất công! – Tôi hằn học.
– Suýt nữa thì bố mày chết
rồi còn nói không sao à?
– Chết?
– Ông ấy ra sông bắt cá về
ăn. Trời thì nhá nhem tối, ông ấy mổ cá sơ sơ rồi cho vào nồi kho. Mà mày có
biết con cá đấy là cá gì không?
Tôi đang hoang mang thì ông
nói tiếp:
– Cá nóc, suýt nữa thì bố mày
trúng độc, may mà bác sang kịp, không thì… hôm nay đám tang ông ấy rồi.
– Cái gì? Ông ta bị điên à?
Tôi nói như mắng bố nhưng tự
nhiên thấy sợ sợ. Bỗng nhiên trong phút chốc nỗi uất hận tôi ôm giữ chục năm
nay biến mất, thay vào đó là một cảm giác lo lắng bất an. Tôi sợ ông ta chết đi
rồi, còn mình tôi bơ vơ không người thân thiết.
– Dù sao ông ấy cũng là người
thân duy nhất của cháu, ông ấy cũng đã thay đổi rồi.
– Nhưng cháu không thể nào
quên được những việc độc ác ông ấy đã làm với mẹ con cháu.
– Chuyện của ngày xưa cháu
hãy cho qua đi sống cho thanh thản. Còn đây là cuốn sổ bác vừa thấy dưới gối
của bố cháu. Cháu tự đọc đi.
Tôi cầm cuốn sổ nhàu nát bác
Năm đưa, trong đó là ghi chép từ ngày 10/2/2000 là ngày mẹ tôi qua đời.
“Tôi đã hối hận rồi, nhưng vợ
tôi không thể sống lại. Tôi muốn đi theo bà ấy, nhưng không thể, nhất định phải
ở lại để nuôi con trai khôn lớn”
Rồi thì “những ngày con trai
đi không về là những ngày cô đơn nhất của tôi, tôi chỉ có một đứa con duy nhất
giờ cũng hận tôi thấu xương. Đó là quả báo cho một người cha khốn nạn”
“Hôm nay là ngày thứ 7 rồi,
con trai vẫn chưa về, mấy ngày nay tôi cứ đứng ngoài cửa đến đêm đợi nó, không
biết con có xảy ra chuyện gì không. Nó mà có làm sao, chắc tôi cũng không sống
nổi”
“Con trai đã về rồi, ơn trời,
nó vẫn khỏe mạnh”
Còn rất nhiều, rất nhiều
những dòng bố viết vào đó. Có lẽ, nỗi cô quạnh đã khiến ông chỉ còn biết tâm sự
cùng trang giấy. Có lẽ bao năm qua tôi nên biết tha thứ, sống bao dung hơn, cho
bố cơ hội được sửa chữa lỗi lầm thì chắc chắn mẹ tôi cũng được ngậm cười nơi
chín suối. Tôi thấy khóe mắt cay cay, Bác Năm vỗ vai tôi và nói:
– Đừng để lúc mất đi rồi mới
hối hận cháu ạ.
Lời bác Năm như tiếng sét
đánh vào tim làm tôi bừng tỉnh, bao năm qua tôi đã để oán hận chia cắt tình cha
con, lòng tôi như thắt lại, tôi sợ mất bố hơn bao giờ hết. Đi lại cạnh giường
của bố, tôi khẽ đặt cuốn sổ lại dưới gối và nắm tay gọi một tiếng “Bố ơi”.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét