Những chuyện không được như ý trong đời
người ta thường chiếm đến tám chín phần, chúng ta phải đối mặt như thế nào đây?
Bốn trí tuệ lớn làm nên một cuộc đời huy hoàng, giúp con người ta vượt qua mọi
trắc trở gian nan. Khi bạn đọc xong bài viết này, nhắm mắt nghiền ngẫm, có lẽ bạn
sẽ tìm được câu trả lời cho riêng mình…
1. Đừng quên
nguyện thuở ban đầu
Trong “Kinh Hoa Nghiêm” có câu: “Bất
vong sơ tâm, phương đắc thủy chung” (Tạm hiểu là: Không quên nguyện ban đầu,
mới có thể vẹn toàn trước sau), ý là nói chỉ có giữ vững và tin tưởng vững chắc
vào thệ nguyện ban đầu của mình, thế thì mới có thể thành tựu ước mơ, công đức
tròn đầy. Tâm niệm ban đầu chỉ rõ phương hướng cho ta cố gắng, cung cấp động lực
cho ta vươn lên, càng nhắc nhở chúng ta những lúc do dự mất phương hướng đừng
quên con đường ta đi lúc đầu, đừng quên vì sao ta xuất phát, đừng để “cảnh đẹp
ven đường khiến ta lạc mất hướng đi”. Chỉ cần ta kiên định với tâm niệm ban đầu,
cuối cùng sẽ có thể thành công.
2. Đại đạo chí
giản
Đại đạo chí giản là một câu nói thường
được dùng trong Đạo gia có nghĩa là: đạo lý vĩ đại thường vô cùng đơn giản, nói
một câu liền có thể hiểu ngay.
Trong
cuộc đời này, khi gặp phải những chuyện phức tạp đầu tiên chúng ta nên phải
bình tĩnh, loại bỏ tất cả những vướng mắc và tạp niệm không cần thiết, học cách
nhìn thấu bản chất và quy luật phát triển của vạn vật thông qua những biểu hiện
bề ngoài. Luyện thành một đôi mắt trí huệ sẽ thấy mọi thứ thực ra đều rất
đơn giản, áp lực sẽ được giảm bớt, đau khổ cũng sẽ không còn.
Con người ta khi sống, không cần thiết
chuyện gì cũng phải làm cho rõ ràng. Nước quá trong thì không có cá, người nhìn
thấu người khác quá rõ ràng thì không có ai theo. Tranh luận với người nhà,
tranh thắng rồi, tình thân không còn nữa; tranh luận với người yêu, tranh thắng
rồi, tình cảm cũng nhạt đi; tranh luận với bạn bè, tranh thắng rồi, tình nghĩa
không còn. Tranh là tranh lý, luận là luận tình, nhưng tổn thương lại là chính
mình.
3. Lòng bao dung
to lớn
Một người có tâm rộng bao nhiêu, trời
đất sẽ rộng lớn bấy nhiêu. Mọi chuyện, nên xem nhẹ một chút, nhìn thoáng một
chút, nhìn xa một chút, thì sẽ phát hiện “thủy triều dâng ngang hai bờ thêm rộng,
nhìn ra xa là cánh buồm treo trước gió”. Cần phải học được cách tha thứ
cho những lỗi lầm không cố ý của người khác, học cách thản nhiên đối mặt với những
chuyện không như ý muốn trong cuộc sống thì mới có thể thành sự nghiệp. Làm một
người khoan dung, độ lượng và hào phóng, cười một cái là hết, chính là một loại
trí tuệ.
4. Thượng thiện
nhược thủy
Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy,
thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, xử chúng nhân chi sở ác, cố kỷ vu đạo.”
Có nghĩa là cảnh giới cao nhất của thiện hạnh là giống như đặc tính của nước.
Nước không tranh giành lợi với vạn vật, nằm ở nơi mọi người không chú ý, cho
nên nước là gần với Đạo nhất.
Người xưa cũng có câu: “Đào lý bất
ngôn hạ tự thành khê”, nghĩa đen là: cây đào và cây mận vốn dĩ không thu hút
con người, nhưng khi chúng có hoa và quả ngọt, mọi người đi lại bên dưới tán
cây để hái quả rồi tự nhiên hình thành lối đi nhỏ. Nghĩa bóng muốn nói người có
nhân phẩm cao thượng, thành thật chính trực thì không cần phải tự mình tuyên
truyền khoe khoang mà tự nhiên sẽ nhận được sự tôn kính và mến mộ của mọi người.
Trong cuộc đời này cũng vậy, bạn
không cần phải khoe khoang làm gì, nếu có thể thoát khỏi xiềng xích của danh lợi,
theo đuổi chí hướng cao đẹp thì mới có thể thành tựu nghiệp lớn.
Thiện Sinh biên dịch
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét