Thứ nhất: Thói đời
sa sút đều là nấc thang cho ta đi lên.
“Thói đời sa sút, lòng người cũng chẳng
như xưa”, là điều đáng tiếc mà chúng ta thường than tiếc muôn phần khi sống thế
gian. Tuy vậy thói đời tuy ngày càng nghiệt ngã, lại chính là ‘đá luyện vàng’,
tôi luyện ý chí của chúng ta, cũng là nấc thang cho ta hoàn thiện nhân cách của
mình.
Đức Phật đã từng nói: “Hoa sen không
sinh trưởng được nơi cao nguyên lục địa, nhưng lại sinh sôi ở chốn bùn lầy ô trọc”.
Chính là khai thị phàm là chuyện gì nếu không trải qua gian khó, trắc trở thậm
chí đắng cay thì không tôi luyện được con người trưởng thành, nghị lực, mạnh mẽ.
Hoa sen trong bùn mà tỏa ngát hương, ấy chính là hàm ý người trong cảnh tối tăm
ô trọc mới có thể tỏa sáng nhân cách, ý chí, tâm hồn.
Bởi vậy, thói đời càng suy bại thì ta
càng nên cố gắng vươn lên, đừng nhìn nghịch cảnh như một trắc trở, bởi vì
đó chính là một cơ hội.
Thứ hai, sương
gió trên đời đều là cảnh để luyện tâm
Đường đời khi thì bằng phẳng thênh
thang, lúc thì gập ghềnh trắc trở, vậy ta nên phải đối mặt với thuận cảnh nghịch
cảnh của nhân sinh thế nào? Các bậc cổ thánh tiên hiền đã từng dạy chúng ta rằng “đối
cảnh luyện tâm, đối nhân luyện tính” (tạm hiểu: trước cảnh luyện tâm, trước
người luyện tính), ý tức là mượn các loại cảnh ngộ để mở đường cho thành tựu to
lớn của tương lai.
Hiển nhiên, điều kiện tiên quyết là
thản nhiên và tự nguyện tiếp nhận mỗi lần nhân duyên; chỉ có giương buồm ngược
gió, mượn điều này để ma luyện tâm tính, mới có thể khai phát trí huệ, từng bước
phong phú sinh mệnh của chúng ta.
Thứ ba, thói đời
nóng lạnh đều là để ta trui rèn đức Nhẫn.
Tuần phủ Trương Bá Hành của triều đại
nhà Thanh một đời thanh liêm trong sạch, nhưng cũng bởi vậy mà ông phải cô độc
một mình. Ông đã nếm đủ ấm lạnh nơi chốn quan trường, nhiều lần bị đồng liêu xa
lánh, tuy biết thanh quan khó làm, ông cũng nguyện chịu cảnh cô độc chứ không để
bản thân trôi theo thói đời, sau cùng ông đã để lại tiếng thơm “thiên hạ đệ nhất
thanh quan” cho đời.
Thực vậy, tiết trời còn có xuân hạ
thu đông, tình đời há có thể không ấm lạnh thất thường. Một người có trí huệ, đứng
trước ấm lạnh của tình đời, anh ta không những không sợ hãi, trái lại còn sẽ mượn
điều này để thử thách bản thân, bồi dưỡng đức Nhẫn, trui rèn ý chí kiên cường của
bản thân mình.
Thứ tư, thói đời
đảo điên đều là nền tảng cho sự tu dưỡng
Thói đời khó tránh nhân quả đảo ngược,
đen trắng đổi thay, nếu ta cứ mãi ôm cứng quan niệm hận đời oán người, chỉ sẽ
khiến cho ta trượt ngã, đánh mất nghị lực vươn lên. Ngược lại, nếu lấy “bậc
đại thiện là thầy của vạn sự ác, kẻ đại ác là nền tảng của vạn điều lành”, đối
diện với sự đời đảo điên, thì có thể phát khởi tâm từ bi, tâm bình đẳng trong mỗi
chúng ta.
Hoa mai bởi chịu được cái lạnh của
sương tuyết mới có thể tỏa ngát mùi hương, chim ưng bởi chịu được gió bão mới
có thể vật lộn nơi trời cao, cũng như quả bóng da nếu không dùng sức đập mạnh
thì làm sao khiến nó nảy lên cao, vôi trắng nếu không trải qua lửa mạnh thiêu đốt
sao lưu lại được màu trắng cho đời?
Tổ sư Thiền môn chẳng phải đã từng
nói: “Nhiệt vãng nhiệt xứ khứ, lãnh vãng lãnh xứ khứ” (tạm dịch: “Cái nóng đi về
phía chỗ nóng, cái lạnh đi hướng về chỗ lạnh). Đủ để thấy thân tâm sau khi trải
qua tôi luyện trong nghịch cảnh đời người, mới có thể thành tựu lớn lao trong đời.
Thiện Sinh (biên dịch)
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét