Hãy đọc bài viết để biết bạn đang ở
giai đoạn nào (hay đang mắc kẹt ở giai đoạn nào), nó định hình cuộc sống của
bạn ra sao và suy ngẫm về chuyện liệu bạn muốn sống cuộc đời của mình như nào?
Giai đoạn 1: Bắt
chước người khác
Từ khi sinh ra ta đã cần phụ thuộc vào
người khác. Chúng ta không thể đi, không thể nói, không thể tự kiếm ăn, và chắc
chắc là không thể tự kê khai thuế.
Khi còn nhỏ, cách học tập bẩm sinh của
chúng là quan sát và bắt chước người khác. Đầu tiên chúng ta học các kĩ năng cơ
bản như đi lại và nói chuyện. Sau đó chúng ta phát triển các kĩ năng xã hội
bằng cách nhìn và làm theo những người xung quanh mình. Và cuối cùng, trong
những năm tháng cuối cùng của thời thơ ấu, chúng ta học cách thích nghi với văn
hóa xã hội bằng cách quan sát các luật lệ và phong tục xung quanh môi trường
sống của mình và cố gắng cư xử theo cách mà thường được xã hội chấp nhận.
Mục tiêu của giai đoạn 1 là dạy chúng ta
cách tồn tại trong xã hội này để ta có thể tự chủ và tự chăm sóc được bản thân
mình. Những người lớn khác trong cộng đồng sẽ dìu dắt ta đạt tới giai đoạn này
thông qua sự trợ giúp để ta có thể tự ra quyết định và thực hiện chúng về sau.
Nhưng sẽ luôn có một số người lớn không
thể chấp nhận điều này. Họ trừng phạt chúng ta vì ta được độc lập. Họ không ủng
hộ các quyết định của ta. Và vì vậy chúng ta không phát triển được sự tự
chủ. Chúng ta bị kẹt trong giai đoạn1, mãi mãi bắt chước những người
xung quanh mình, mãi mãi cố gắng làm hài lòng tất cả những người khác để chúng
ta không bị phán xét là kẻ lập dị.
Trong một cá nhân lành mạnh "bình
thường", Giai đoạn 1 sẽ kéo dài đến cuối tuổi vị thành niên và giai đoạn
đầu của tuổi trưởng thành. Đối với một số người, nó có thể kéo dài đến cả khi
họ đã là người lớn. Một vài người từng thức dậy một ngày ở tuổi 45 mới bất giác
nhận ra rằng họ chưa bao giờ thực sự sống cho chính mình và tự trách móc mình
đã làm gì với bao năm tháng đã qua.
Đây là Giai đoạn 1. Giai đoạn bắt chước.
Luôn luôn tìm kiếm sự chấp thuận và sự xác tín. Thiếu vắng tư duy độc lập và
các giá trị của bản thân.
Chúng ta phải luôn ý thức được những
tiêu chuẩn và kì vọng của những người xung quanh dành cho chúng ta. Nhưng chúng
ta cũng phải đủ mạnh mẽ để hành động bất chấp những tiêu chuẩn và sự mong đợi
của khác khi bản thân mình cảm thấy điều đó là cần thiết. Chúng ta cần phải
phát triển khả năng hành động do mình và vì mình.
Giai đoạn 2: Tự
khám phá bản thân
Trong Giai đoạn 1, chúng ta học cách hòa
nhập với con người và văn hóa xung quanh. Giai đoạn 2 sẽ là lúc học hỏi điều gì
làm chúng ta khác biệt với đám đông. Điều này đòi hỏi chúng ta bắt đầu tự ra
quyết định cho mình, tự thử thách mình, tự hiểu mình và khám phá ra điều gì
khiến mình độc đáo.
Giai đoạn 2 bao gồm rất nhiều cuộc thử
sai. Chúng ta thử nghiệm bằng cách sống ở những nơi mới lạ, giao lưu với những
người mới, uống những đồ mới, và thử "quan hệ" với người lạ xem sao.
Trong Giai đoạn 2 của tôi, tôi rời quê hương
và thăm thú khoảng 50 quốc gia gì đó. Giai đoạn 2 của anh trai tôi là đâm thẳng
đầu vào hệ thống chính trị ở thủ đô Washington. Giai đoạn 2 của mỗi người sẽ
khác nhau đôi chút bởi vì mỗi chúng ta đều có sự khác biệt.
Giai đoạn 2 là quá trình khám phá ra bản
thân. Chúng ta thử nhiều thứ. Một số có thể thành công, 1 số có thể thất bại.
Mục đích là để bạn chọn lấy cái nào đúng đắn và tiếp tục hành động.
Giai đoạn 2 kéo dài cho tới khi chúng ta
bắt đầu chạm đến những giới hạn của mình. Điều này có thể làm nhiều người khó
chịu. Nhưng bất kể mấy diễn giả thành công có nói gì với bạn, khám phá
ra được những giới hạn của mình là một điều hoàn toàn tốt và lành mạnh.
Bạn chắc chắc sẽ kém ở khoản nào đó, bất
kể bạn có cố gắng đến đâu. Và bạn cần biết chúng là gì. Tôi không được trời phú
cho tài năng xuất sắc ở bất kì môn thể thao nào. Thật buồn khi học được điều
này, nhưng quan trọng là tôi biết mình không giỏi mảng đó. Tôi cũng chỉ giỏi tự
nấu ăn cho mình ngang với em bé làm văng món nước sốt táo khắp sàn nhà. Chúng
ta đều cần phải học được rằng mình dốt thứ gì. Và biết được điều này càng sớm
trong cuộc đời càng tốt.
Vậy nên, chúng ta không giỏi ở một vài
món. Và rồi bạn cũng sẽ học được rằng có những thứ thật tuyệt trong ngắn hạn,
nhưng rồi sẽ chán dần sau một vài năm. Du lịch thế giới là một ví dụ. Lăng
nhăng với cơ số người khác là 1 ví dụ thứ hai. Uống rượu vào tối thứ 3 là ví dụ
thứ ba. Còn rất nhiều nữa. Tin tôi đi.
Biết được những giới hạn của bạn rất
quan trọng bởi vì cuối cùng bạn phải nhận ra chân lý rằng thời gian của bạn
trên Trái Đất này không có nhiều và vì vậy bạn nên đầu tư nó vào những thứ có ý
nghĩa nhất. Điều này có nghĩa là nhận ra rằng cho dù bạn có khả năng
làm được điều gì đó, không có nghĩa là bạn nên làm nó. Nhận ra rằng
bởi vì bạn thích kiểu người này không có nghĩa là bạn nên ở mãi với họ. Và nhận
ra rằng mọi thứ đều có chi phí cơ hội và bạn không thể có tất cả.
Tôi biết một vài người không bao giờ cho
phép mình cảm thấy giới hạn - hoặc là bởi vì họ từ chối thừa nhận lỗi lầm của
mình hoặc bởi vì họ tự huyễn hoặc rằng mình không có giới hạn. Những người này
sẽ bị kẹt lại trong Giai đoạn 2.
Có những người "cứ mãi khởi
nghiệp" khi đã 38 tuổi, vẫn sống với mẹ và vẫn không kiếm ra được đồng nào
sau 15 năm cố gắng. Có những "diễn viên đầy tham vọng" vẫn đang làm
bồi bản và đã không đi thử vai trong 2 năm. Có những người không thể an vị vào
một mối quan hệ lâu dài bởi vì họ luôn luôn có cảm giác rằng sẽ luôn có một ai
đó tốt hơn xuất hiện. Họ là những người cố "lau chùi" những sai lầm
như thể "giải phóng" sự tiêu cực vào vũ trụ, hoặc "thanh
trừng" tất cả những sai lầm khỏi cuộc đời mình.
Đến một lúc nào đó, chúng ta đều phải
thừa nhận chân lý: cuộc đời này rất ngắn ngủi, mọi ước mơ của ta đều không thể
thành hiện thực, và vì vậy chúng ta nên cẩn thận lựa và chọn thứ gì chúng ta
làm tốt nhất và toàn tâm toàn ý với nó.
Nhưng những người mắc kẹt trong giai
đoạn 2 dành phần lớn thời gian để tự thuyết phục mình điều ngược lại. Rằng họ
như một siêu nhân. Rằng họ có thể vượt qua tất cả. Rằng cuộc đời họ là sự phát
triển và đi lên không bao giờ ngừng, trong khi ai cũng thể nhìn thấy rõ ràng họ
chỉ đang chạy tại chỗ.
Với những cá nhân lành mạnh, Giai đoạn 2
bắt đầu từ giữa - cuối tuổi vị thành niên và kéo dài cho đến giữa 20 hoặc giữa
30. Những ai vẫn mãi kẹt trong giai đoạn 2 thường được mọi người gọi là mắc
"Hội chứng Peter Pan" - những kẻ lông bông cả đời, luôn luôn đi tìm
bản thân mình, nhưng không tìm thấy thứ gì.
Giai đoạn 3: Toàn
tâm toàn ý
Một khi bạn đã đẩy mình đến những giới
hạn và hoặc là biết được những gì mình kém (ví dụ: thể thao, nghệ thuật nấu ăn)
hoặc là hiểu rằng các cuộc vui thì cũng chúng tàn (ví dụ: hội hè, chơi điện
thử, thủ dâm) thì bạn sẽ còn lại những thứ a) thực sự quan trọng với bạn, và b)
bạn không đến nỗi quá tồi. Bây giờ là lúc bạn cần ghi dấu lên thế giới này.
Giai đoạn 3 là thời điểm đẹp nhất cho
bạn xây dựng lâu đài cuộc đời. Bạn đã chia tay những người bạn chỉ biết
kìm kẹp mình. Bạn đã tạm biệt những trò chơi vô bổ, lãng phí thời gian. Bạn đã
giã từ những giấc mơ ngày xưa mà chắc chắc không thể sớm thành hiện thực.
Vậy nên bạn cần tập trung hết sức vào
thứ bạn giỏi nhất và tốt nhất cho bạn. Bạn cần tập trung vào những mối quan hệ
quan trọng nhất trong đời. Bạn cần tập trung vào sứ mệnh duy nhất trong đời
bạn, dù là giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới hay trở thành
một nghệ sĩ vẽ kĩ thuật số hoặc trở thành một chuyên gia về não bộ, hay có
những đứa con đáng yêu chảy đầy nước mũi. Dù nó là gì đi chăng nữa, đây là lúc
bạn hoàn thành mọi thứ mình ao ước.
Giai đoạn thứ 3 là lúc bạn tối đa hóa
khả năng của mình mình trong cuộc đời này. Nó là lúc xây dựng di sản của bạn. Bạn sẽ để lại gì cho cuộc
đời khi bạn ra đi? Mọi người sẽ nhớ về bạn như nào? Dù đó là một nghiên cứu đột
phá hoặc một phát kiến mới tuyệt vời hay một gia đình đáng yêu, Giai đoạn 3 là
lúc bạn thay đổi thế giới này khác đi một chút nhờ sợ tồn tại của bạn trên đời.
Giai đoạn 3 sẽ kết thúc khi có sự hợp
nhất của 2 thứ: 1) Bạn cảm thấy như thế mình không còn gì có thể phấn đấu
được nữa, 2) Bạn đã già và đã mệt và thấy rằng mình nên uống martini và chơi
trò giải ô chữ cả cuộc đời còn lại.
Đối với những người "bình
thường", Giai đoạn 3 thường kéo dài từ khoảng 30 tuổi tới tuổi nghỉ hưu.
Những người bị mắt kẹt ở Giai đoạn thứ 3
thường là do không biết buông bỏ đam mê của mình và luôn ham muốn nhiều hơn.
Chính vì vậy họ sẽ luôn khao khát phấn đấu đến tận 70 hay 80 tuổi.
Giai đoạn 4: Di
sản
Khi đến giai đoạn này, mọi người đã dành
khoảng 50 năm để đầu tư vào những thứ họ tin rằng là có ý nghĩa và quan trọng.
Họ đã làm được những điều tuyệt vời, làm việc chăm chỉ, đạt được mọi thứ mình
có, có thể đã có một gia đình hay một quỹ từ thiện hay tạo ra 1 sự đổi thay to
lớn trong chính trị hay văn hóa, và giờ họ đã toại nguyện. Họ đã đạt đến độ
tuổi mà năng lượng và hoàn cảnh của họ không cho phép họ theo đuổi đam mê của
mình xa hơn nữa.
Mục tiêu của giai đoạn này trở thành
không chỉ tạo ra 1 di sản mà làm sao để đảm bảo nó vẫn tồn tại kể cả khi bạn đã
ra đi.
Việc này có thể đơn giản là việc bạn hỗ
trợ và răn dạy con cháu của mình và ngắm nhìn chúng tận hưởng cuộc sống.
Bạn cũng có thể giao phó lại các dự án hay công việc của mình cho các học
trò. Bạn cũng có thể là tham gia vào hoạt động chính trị nhiều hơn để
khẳng định các giá trị của mình trong một xã hội đã đi qua quá nhiều xáo
trộn.
Giai đoạn 4 rất quan trọng về mặt tâm
lý bởi vì nó khiến chúng ta dễ chấp nhận sự thật rằng ta rồi sẽ phải chết. Bởi vì là con người, chúng
ta có một nhu cầu sâu thẳm muốn cảm thấy rằng cuộc đời của mình có một ý nghĩa
gì đấy. Thứ ý nghĩa chúng ta luôn luôn tìm kiếm về bản chất chính là cơ chế tâm
lý phòng vệ chống lại sự khó hiểu của cuộc sống này và sự tuyệt đối cái chết.
Đánh mất ý nghĩa đó, hoặc nhìn nó tuột khỏi tầm tay, hoặc từ từ cảm thấy như
thể thế giới này đã rời bỏ bạn lại phía sau, không khác nào phải đối diện trực
diện với sự lãng quên và để nó nuốt chửng bạn.
Bài học cần rút ra là gì?
Đi qua mỗi giai đoạn cuộc đời giúp chúng
ta có thể kiểm soát hạnh phúc và sự thịnh vượng của mình tốt hơn.
Trong Giai đoạn 1, một người sẽ hoàn
toàn phụ thuộc vào những hành động của người khác và cần được chấp thuận để có
thể hạnh phúc. Đây là một chiến lược sống kinh khủng bởi vì con người thật khó
đoán và bất định.
Trong Giai đoạn 2, người ta trở nên tự
lực hơn, nhưng vẫn dựa vào thành công ngoại lai để có thể hạnh phúc - tiền, sự
tán dương, chiến thắng, chiến công, vvv. Chúng có thể dễ kiểm soát hơn con
người, nhưng về lâu dài chúng vẫn rất khó dự đoán.
Giai đoạn 3 sẽ phụ thuộc vào 1 số ít các
mối quan hệ và những đam mê mà đã tự chứng tỏ chúng đáng để theo đuổi từ Giai
đoạn 2. Những thứ này đã ổn định hơn qua thử thách. Và cuối cùng, Giai đoạn 4
đòi hỏi chúng ta chỉ bám giữ vào những gì mình đã hoàn thành được và nên ngừng
kì vọng quá nhiều.
Trong mỗi giai đoạn, hạnh phúc trở nên
phụ thuộc nhiều hơn vào các giá trị nội tại, có thể kiểm soát và bớt dựa vào
các yếu tố bên ngoài của thế giới không ngừng xoay chuyển này.
Xung
đột giữa các giai đoạn
Các giai đoạn sau không thay thế các
giai đoạn trước đó. Chúng vượt lên trên nó. Trong Giai đoạn 2 mọi người vẫn
quan tâm đến việc được người khác chấp thuận. Họ chỉ quan tâm nhiều hơn đến thứ
gì khác. Trong Giai đoạn 3, mọi người vẫn quan tâm tới việc thúc đẩy những giới
hạn của chính mình. Chỉ là họ quan tâm nhiều hơn đến những cam kết mà mình đã
đặt ra.
Mỗi giai đoạn đại diện cho sự xáo trộn
các ưu tiên trong cuộc đời mỗi người. Chính vì lý do này, mà khi mọi người
chuyển dịch từ 1 giai đoạn này sang giai đoạn khác, mọi người sẽ thường trải
nghiệm sự mất mát các mối quan hệ. Nếu bạn đang ở Giai đoạn 2, và tất cả
bạn bè của bạn vẫn đang ở đó, rồi đột nhiên bạn hạ quyết tâm, lao vào Giai đoạn
3 để xây dựng sự nghiệp, nhưng những người bạn của mình vẫn còn đang đi tìm
kiếm bản thân, sự mất kết nối căn bản giữa các giá trị của bạn và bạn bè của
bạn sẽ xuất hiện và lúc đó thật khó để vẫn còn có thể chơi với nhau.
Nói chung, mọi người sẽ phóng chiếu giai
đoạn của họ lên mọi người xung quanh mình. Những người ở Giai đoạn 1 sẽ phán
xét những người khác qua khả năng họ có được xã hội chấp nhận hay không. Những
người ở Giai đoạn 2 sẽ phán xét những người khác bằng khả năng vượt qua các
giới hạn của chính mình và thử những thứ mới. Những người ở Giai đoạn 3 sẽ phán
xét những người khác dựa trên những cam kết cuộc đời của họ và những thành tựu
họ có thể đạt được. Những người ở giai đoạn 4 sẽ phán xét người khác dựa về
những giá trị mà họ bảo vệ và những thứ họ đã chọn sống vì nó.
Giá trị của chấn thương tâm lý
Phát triển bản thân thường được mô tả
như một sự tiến bộ trải đầy hoa lệ, đi từ 1 kẻ ngu ngốc đến sự giác mộ, chưa
đựng rất nhiều hoan lạc, bước đi tự hào trên thảm hoa, và đập tay với 2000
người tại một buổi hội thảo mà bạn phải trả rất nhiều tiền để tham dự.
Nhưng sự thật là những chuyển giao trong
các giai đoạn của cuộc đời thường được kích hoạt bởi những dư chấn hay những sự
kiện cực kì tiêu cực. Một lần suýt chết. Một cuộc li hôn. Một tình bạn đổ vỡ
hay sự ra đi của người yêu.
Vết thương làm chúng ta lùi lại và
đánh giá lại những động lực sâu thẩm nhất và các quyết định mà mình đã đưa ra. Nó cho phép chúng ta suy
tư về việc liệu những chiến lược theo đuổi hạnh phúc của chúng ta có thực sự
thành công hay không.
Điều gì làm chúng ta mắc kẹt
Có một thứ làm chúng ta mắt kẹt ở mỗi giai đoạn: cảm giác
chưa bao giờ là đủ.
Mọi người kẹt ở Giai đoạn 1 bởi vì họ
luôn cảm thấy như thể họ là một phiên bản lỗi và khác biệt với những người
khác, vì vậy họ sẽ đặt mọi nỗ lực của mình vào việc làm những thứ khiến người
khác hài lòng. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ
là đủ.
Mọi người kẹt ở Giai đoạn 2 bởi vì họ
cảm thấy như thế họ lẽ ra nên làm nhiều hơn, tốt hơn, mới hơn, hiệu quả
hơn. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ là
đủ.
Mọi người kẹt ở Giai đoạn 3 bởi vì họ
cảm thấy như thế họ chưa tạo ra đủ ảnh hưởng có ích lên thế giới này, rằng lẽ
ra mình có thể tạo ra nhiều thay đổi tích cực hơn trong lĩnh vực mà mình đã cam
kết. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ là
đủ.
Những người ở Giai đoạn 4 vẫn cảm thấy
mắc kẹt bởi vì họ lo lắng rằng di sản của họ sẽ không bền vững hay không tạo ra
thay đổi lớn lao nào cho thế hệ sau. Họ bám và níu giữ lấy nó và thúc đẩy nó
tới những hơi thở cuối cùng. Nhưng họ vẫn thấy chưa đủ.
Giải pháp cho mỗi giai đoạn này là hãy
nhìn lại. Để vượt lên Giai đoạn 1, bạn phải chấp nhận rằng mình sẽ không bao
giờ có thể làm vui lòng mọi người, và vì vậy bạn phải đưa ra quyết định cho
chính đời mình.
Để vượt lên Giai đoạn 2, bạn phải chấp
nhận rằng bạn sẽ không bao giờ có thể đạt được mọi thứ bạn ước mơ hay khao khát
và vì vậy phải tập trung vào thứ quan trọng nhất và toàn tâm toàn ý với nó.
Để vượt lên Giai đoạn 3, bạn phải nhận
rằng thời gian và năng lượng là giới hạn và vì vậy bạn phải xác định lại mục
tiêu của mình lúc này là giúp những người khác quản lý những dự án ý nghĩa mà
bạn đã khởi sự.
Để vượt lên Giai đoạn 4, bạn phải nhận
ra rằng thay đổi là điều tất yếu, và sự ảnh hưởng của một con người, cho dù họ
có tài giỏi, quyền thế, có ích tới đâu, cuối cùng rồi sẽ tan biến.
Và cuộc đời vẫn sẽ tiếp diễn.
Trạm Đọc (Read Station)
Theo Mark Manson
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét