Trong cuộc sống, đôi khi vì vô tình
chúng ta đã làm những việc không nên mà phạm những sai lầm để phải hối tiếc
cả đời.
Trải qua những
kinh nghiệm này, người xưa đã để lại những lời dạy giúp người đời sau
không phải hối tiếc vì những sai lầm không đáng có. Hãy cùng nhớ kỹ những điều
dưới đây.
Đối nhân xử thế
Đối với người
khác: Tuyệt đối không được ngạo mạn, châm biếm, chế giễu họ. Người xưa cho
rằng, người luôn ngạo mạn, cho rằng mình hơn người là người chưa trưởng thành,
trí huệ không cao.
Giữa bạn bè, điều
tối kỵ là nghi ngờ vô căn cứ. Nghi ngờ vô căn cứ là điều khiến mọi người dễ
dàng xa nhau. Bạn bè không có lòng tin tưởng tuyệt đối sẽ rất khó duy trì được
mối quan hệ tốt đẹp.
Trong gia đình:
Điều khuyết thiếu lớn là không có quy tắc, gia quy. Từ xưa đến nay, những gia tộc
lớn, hiển vinh đều là những gia tộc có gia quy đúng đắn, rõ ràng. Con cháu
trong gia tộc đều tuân theo gia quy một cách cẩn thận và kính trọng.
Đối với con cái:
Tuyệt đối không dùng lời nói nhiếc móc, rỉa rói người già. Khổng Tử nói rằng,
việc hiếu thảo khó khăn nhất của con cái đối với cha mẹ chính là việc giữ được
nét mặt vui tươi. Cha mẹ nhìn con cái có nét mặt khó khăn, sao có thể vui được,
huống chi phải nghe những lời nhiếc móc? Người già lại dễ tủi thân, động lòng,
cho nên chỉ một lời nói, vô tình có thể khiến cha mẹ tổn thương và dẫn đến cái
kết không hay.
Việc hiếu thảo khó khăn nhất của con cái đối với cha
mẹ
chính là luôn giữ được nét mặt vui tươi.
Đại kỵ giữa vợ
chồng là sự coi thường đối phương. Người xưa cho rằng giữa vợ chồng phải
“tương kính như tân”, luôn tôn trọng lẫn nhau. Trong cuộc sống, hai người ở
cùng nhau lâu ngày, sẽ coi nhẹ việc “tôn trọng” lẫn nhau, họ cho rằng điều đó
là không cần thiết. Nhưng đây lại là điều đại kỵ mà người xưa khuyên mọi người
không nên mắc phải.
Đối với cha mẹ:
Không được quá cưng chiều con cái, đáp ứng mọi yêu cầu của con một cách vô điều
kiện. Hãy cho con cái biết được rằng, mỗi một vật, mỗi một thứ mà cha mẹ cho
con đều phải đổ mồ hôi mới có được để con biết quý trọng công sức của người
khác. Thường xuyên cưng chiều con quá, trẻ sẽ cho rằng, những điều trẻ muốn là
thứ đương nhiên cha mẹ phải đáp ứng.
Những đại kỵ
trong nghề nghiệp
Đối với người
làm quan: Điều đại ký tránh làm là lộng quyền
Đối với quan
tòa: Tuyệt đối không được thiên vị
Đối với người
làm kinh doanh: Điều tối kỵ là gian dối
Đối với người làm nghệ thuật: Điều
đại ký là dung tục
Đối với thầy thuốc:
Tham của cải là điều tối kỵ không nên để thân mắc phải
Đối với người dạy
học: Qua loa, lấy lệ là đại kỵ
Đại kỵ trong làm
việc chính là tùy tiện, bạ đâu làm đấy. Một người làm việc tùy tiện, không tuân
thủ theo quy tắc thì sẽ rất khó để đạt được thành quả.
Đại kỵ đối với lỗi
lầm chính là cố chấp, không buông bỏ được. Trong cuộc đời, ai cũng không
tránh khỏi việc phảm phải sai lầm dù nhỏ hay lớn. Cứ mãi canh cánh bên lòng mà
không bỏ được xuống chi bằng hãy cải sửa để lần sau tránh phạm phải?
Đại kỵ trong học
tập chính là sự cẩu thả, khinh suất. Cẩu thả, khinh suất sẽ khiến con người khó đạt được sự thành công.
Cẩu
thả, khinh suất sẽ khiến công việc không được hoàn thành thành tâm.
Những điều nên
tránh trong hành vi
Trong ăn uống,
điều tối kỵ một người cần ghi nhớ cả đời chính là sự vô độ, quá hạn độ. Một người
ăn uống vô hạn độ không chỉ khiến bản thân bị ảnh hưởng xấu mà còn khiến cho dục
vọng ăn uống ngày càng tăng, mất kiểm soát.
Trong lời nói, sự
khoe khoang, thổi phồng là điều người xưa rất kỵ húy. Một người mà trong mỗi lời
nói đều có sự thổi phồng, khoa trương sẽ khiến người khác mất lòng tin, lời nói
không chân thật.
Trong sự nghiệp, điều đại tối kỵ chính là sự buông bỏ
dễ dàng,
vừa gặp khó liền buông bỏ ngay.
Người như vậy sao có thể đạt được sự thành công?
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét