Trong thiền viện nọ, có vị sư từ phương xa đến xin nhập chúng tu học. Vị sư trước
đây học Phật pháp tại Phật học viện và giỏi về giáo lý. Sư học hỏi giáo lý nhà
thiền, được dạy Bát nhã, tánh Không và kinh Kim Cang.
Được học giáo lý, sư tâm đắc và cảm tưởng mình đã nắm vững tinh ba của thiền.
Sư cao hứng, gặp ai hỏi về thiền, sư liền nói về tánh Không, nào là tám cái
Không của Long Thọ, hai chục cái Không của Bát nhã, vài chục cái Không của Trung
quán. Các huynh đệ đồng tu phục lăn trí huệ của sư. Thế rồi việc này lọt đến
tai thiền sư trụ trì. Ngài cho gọi sư ‘tánh Không’ đến hỏi: "Ta nghe nói
ông hay giảng về Bát nhã và tánh Không?"
Sư ‘tánh Không’ đang định mở miệng đáp thì thiền sư tát một cái nẩy đom đóm. Sư
không hiểu ất giáp gì, quay lại tính hỏi thì thiền sư tát thêm hai cái nữa.
Sư nổi quạu la lên: "Con chưa nói gì hết, sao thầy lại đánh con đau
quá?"
Thiền sư đáp: "Trong tánh Không, không có người tát, người bị tát và sự
tát. Vậy ai đau?"
Ngay khi đó sư "tánh Không" liền ngộ đạo. Ngộ ra mình chỉ nói như con
két mà chưa thực chứng.
Thiền sư nhân đó, đọc lên bài kệ:
Dầu nói ít kinh điển,
Nhưng hành pháp, tùy pháp,
Từ bỏ tham,
sân, si,
Tỉnh giác, tâm giải
thoát,
Không chấp thủ hai đời,
Dự phần Sa môn hạnh.
(Pháp Cú, số
20)
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét