Có một tiểu hòa thượng theo sư phụ đi
khắp nơi hóa duyên. Tiểu hòa thượng luôn lễ độ cung kính, việc gì cũng đều nhìn
theo sư phụ, việc gì cũng nghe lời sư phụ.
Hai thầy trò đã đi vân du rất nhiều
nơi, tới đâu họ cũng để lại trong lòng người ấn tượng về tính cách an nhiên, tự
tại của họ. Một hôm, khi tới bờ sông, hai thầy trò hòa thượng gặp một cô gái trẻ.
Cô ăn mặc điệu đà, muốn sang sông nhưng không dám lội qua. Lão hòa thượng thấy
vậy đã không ngần ngại cõng cô gái sang bờ bên kia.
Chứng kiến sự việc ấy, tiểu hòa thượng
không ngừng thắc mắc: “Sư phụ sao có thể cõng một cô gái qua sông như vậy
được?”
Tiểu
hòa thượng trong lòng cảm thấy bứt rứt, không yên nhưng không dám hỏi sư phụ vì
sợ bất kính.
Đi được 20 dặm, tiểu hòa thượng không
thể tiếp tục kìm nén nên đã mạo muội hỏi lão hòa thượng: “Thưa thầy, chúng
ta là người xuất gia, sao thầy có thể cõng một cô gái qua sông như vậy được?”
Lão hòa thượng nhìn người đệ tử của
mình, điềm đạm trả lời: “Ta chỉ cõng cô gái qua sông rồi bỏ xuống, còn con
thì đã cõng cô gái ấy 20 dặm rồi vẫn chưa bỏ xuống được”
Lời nói đầy dụng ý của sư phụ đã giúp
tiểu hòa thượng nhận ra sự thiếu sót của mình.
Quả thực, 20 dặm mà họ vượt qua tượng
trưng cho cuộc đời của con người. Đời người chính là một hành trình dài, không
ngừng bước đi, không ngừng trải nghiệm. Có khi gặp được phong cảnh nên thơ trữ
tình, có khi gặp gió mưa, bão táp; chính là có lúc thuận lợi, có lúc khó khăn,
khi được ngợi ca, khi chịu tủi nhục.
Nếu như đem tất cả những nơi đã đi
qua, những gì đã trải nghiệm ghi nhớ trong lòng thì sẽ khiến bản thân chất chứa
rất nhiều gánh nặng không cần thiết.
Vì vậy, với bất kể việc gì không hài
lòng, thay vì tìm cách tranh đấu, chống trả, ta hãy lựa chọn buông bỏ thật nhẹ
nhàng tất cả những oán giận, phiền não.
Nếu
có thể “Cười ngắm gió mây tan, ngồi yên khi mây lên”, sống cởi mở, chân
thành và thản nhiên, trong lòng không vướng mắc thì cuộc sống này sẽ vô cùng
tươi đẹp.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét