Thông minh và trí huệ, chúng khác
nhau như thế nào?
Thông minh là năng lực của con người,
còn trí huệ là cảnh giới của tâm hồn. Kỳ thực đó là hai phạm trù hoàn toàn khác
nhau.
Trên thế giới người thông minh không
nhiều, mười người thì có một, người có trí huệ thì lại càng hiếm, có khi đi cả
trăm dặm cũng không thấy một ai.
Trong
cuộc sống sinh hoạt thường ngày, người thông minh thường không dễ chịu thiệt,
nhưng đối với người trí huệ điều đó lại là bình thường.
Người thông minh luôn cố gắng bảo vệ
lợi ích bản thân. Ví như trong kinh doanh, người thông minh sẽ đem hết lợi nhuận
bỏ túi, nhưng người có trí huệ thì ngược lại, để kinh doanh được tốt, họ chấp
nhận bỏ tiền túi của bản thân để thực hiện công việc.
Người thông minh biết rằng bản thân
mình có thể làm được những gì, nhưng người có trí huệ thì hiểu rõ bản thân
không thể làm được những gì.
Người thông minh thường tìm kiếm, nắm
bắt cơ hội, cố gắng để đạt được nó; nhưng người có trí huệ thì hiểu rõ lúc nào
cần buông tay. Vậy nên, người thông minh là người biết chớp thời cơ, người có
trí huệ là người biết xả bỏ.
Đôi khi người thông minh thái quá sẽ
trở nên khôn ngoan, họ có thể tìm cách thoái thác công việc, nhưng người trí huệ
lại không màng lợi ích cá nhân, việc gì cần thì họ sẽ nỗ lực làm việc.
Người thông minh là có thể hiển thị tất
cả tài năng của mình cho người khác biết, nhưng người trí huệ lại là người biết
nhìn nhận vẻ đẹp của người khác.
Người thông minh thường chú ý đến từng
tiểu tiết; người trí huệ thường coi trọng cả chỉnh thể.
Người thông minh trong tâm nhiều phiền
não, khó được an giấc, vì người thông minh thường hay mẫn cảm với người khác,
mà người trí huệ thường không có phiền não, có thể buông bỏ được nhiều thứ, đối
với họ tâm tình rất thản nhiên.
Người thông minh thường muốn thay đổi
người khác, muốn người khác phải thuận theo ý của mình, nhưng người trí
huệ lại thường thuận theo tự nhiên. Do đó các mối quan hệ của người thông minh
thường phức tạp, mặt khác người trí huệ thường có các mối quan hệ hài hòa.
Người thông minh đa phần là do trời
sinh, nhưng người trí huệ là người luôn tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân mình.
Người thông minh có thể tích lũy nhiều
tri thức nhưng người trí huệ thường dạy người học văn hóa. Quay trở lại mà xét,
người có nhiều tri thức thì càng thông minh, nhưng người có nhiều văn hóa càng
thể hiện là người có trí huệ.
Người thông minh thường dựa vào tai,
mắt, hay gọi là “tai thính mắt tinh”, nhưng người trí huệ thường dựa vào tâm hồn,
trí huệ xuất phát từ tâm.
Các khoa học gia thường dạy con người
phải biết thông minh, còn triết học gia dạy người ta trí huệ.
Người thông minh có thể có nhiều của cải
và quyền lực, người trí huệ lại giàu niềm vui. Vì người thông minh thường có
nhiều kỹ năng hơn, nhưng trên thực thế, kỹ năng chính là do cơ duyên tạo thành,
cũng có thể là đức tích từ nhiều đời trước, nó chuyển hóa thành tài phú và quyền
lực. Nhưng của cải, quyền lực cùng sự vui vẻ không như nhau, vui vẻ đến từ
chính tâm thái của chúng ta.
Do đó, cầu tài, người thông minh có đủ;
cầu thoát khỏi phiền não, không phải là người trí huệ thì không thể.
Trịnh Bản Kiều nói “Thông minh đã khó, hồ
đồ còn khó hơn”. Kỳ thực, “hồ đồ” mà ông nói là “hồ đồ” của người trí huệ. Vì vậy,
“khó được hồ đồ” cũng có nghĩa là “khó đắc được trí huệ”.
Thông minh và trí huệ, bạn muốn trở
thành người nào?
Chú thích:
Trịnh Bản Kiều tên là Trịnh Tiếp, tự
là Khắc Nhu. Bản Kiều là danh xưng của ông. Ông quê ở Giang Tô, Hưng Hóa, làm
tiến sỹ dưới thời vua Càn Long đời nhà Thanh. Ông tạm trú ở Dương Châu, được mệnh
danh là “Tam tuyệt”: thơ, họa, và thư pháp nổi tiếng một đời.
Minh Minh
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét