.
30 tháng 6, 2016
Danh Ngôn và Cuộc Sống 128
Nhãn:
Danh Ngôn và Cuộc Sống
Câu chuyện mùa Đông
.
Một cô gái đang chờ xe, cô
nhìn bà cụ từ đầu tới chân, lại nhìn từ chân lên đầu và im lặng.
Một phụ nữ tay dắt 2 đứa trẻ,
bà chẳng để ý đến bà cụ vì mãi lo cho những đứa con.
Một viên chức tay ôm chồng
sách, đang mải mê suy tư nên cũng chẳng thấy gì.
Một quý ông lịch lãm đứng nép
sát vào trạm chờ xe buýt, dĩ nhiên bà cụ ấy già rồi không làm hại được ai,
nhưng biết đâu bà ấy mang một bệnh truyền nhiễm nào đó thì sao.
Xe buýt đến, bà cụ lên xe và
ngồi sau lưng bác tài xế, người đàn ông lịch lãm và cô gái chạy ngay xuống băng
ghế cuối, cô gái vẫn không quên ngoái lại nhìn bà cụ, đứa trẻ con người phụ nữ
chợt quay sang nói với mẹ nó.
– Mẹ ơi! bà ấy đi chân đất,
mẹ bảo đi chân đất là không ngoan mà, phải không mẹ?
– Andrew, không được chỉ vào
người khác. Bà mẹ nhắc con rồi quay ra nhìn cửa sổ.
– Đấy chúng ta phải học tiết
kiệm, nếu như lúc trẻ bà ấy biết tiết kiệm thì đâu đến nỗi nghèo thế này, một
chàng thanh niên lên tiếng.
– Bà ấy hẳn phải có con chứ,
họ không thấy xấu hổ sao ấy nhỉ, người phụ nữ mặc áo choàng lông thì thào và cô
cảm thấy mình là 1 người tốt vì đã lo cho mẹ mình chu đáo.
Một quý ông có vẻ là doanh
nhân thành đạt rút ví ra và dúi vào tay bà cụ 10 đôla.
– Này bà, tôi biếu bà và nhớ
mua 1 đôi giày đấy nhé. Nói xong ông hãnh diện đi về chỗ ngồi.
Xe buýt dừng lại, vài hành
khách lên xe, trong số ấy có 1 cậu thanh niên chừng 17 tuổi, cậu khoác cái áo
to, cả cái balô đeo trên lưng cũng to, và đang nghe headphone. Cậu bé tiến đến
và xuống ghế cạnh bà cụ.
Chợt cậu nhìn xuống chân bà
cụ và thấy lạnh toát, rồi lại nhìn vào chân mình, đôi chân của cậu đang xỏ
trong 1 đôi giày cổ lông dành đi tuyết, nó mới tinh và ấm áp, đôi giày ấy là
niềm tự hào của cậu trước đám bạn, cậu bé đã dành dụm rất lâu để có nó, rồi cậu
tháo headphone ra và ngồi ngay xuống sàn xe, ngay bên cạnh bà cụ.
– Bà ơi cháu có giày nè.
Cậu tháo từng chiếc giày ra,
tháo luôn cả vớ, nhẹ nhàng nâng bàn chân cong queo, lạnh cóng của bà cụ lên và
xỏ vào từng chiếc giày ấm áp.
Bà cụ sững người, chỉ thoáng
mỉm cười và nói được lời cảm ơn lí nhí.
Xe buýt dừng, cậu bé mỉm cười
chào bà cụ và bước xuống xe, đi chân đất trên tuyết.
Cả xe chồm đầu ra ngoài nhìn
theo cậu bé, im lặng vài giây, chiếc xe bắt đầu huyên náo.
… Cậu ấy từ đâu đến thế nhỉ?…
… Chắc là 1 thiên thần …
… Hay là con trai của Chúa?…
… Chắc là 1 thiên thần …
… Hay là con trai của Chúa?…
Không phải đâu mẹ ạ, con đã
nhìn kỹ rồi, anh ấy cũng là 1 người bình thường thôi. Cậu bé lúc nãy cất tiếng.
Và đúng là việc làm ấy chỉ cần 1 người bình thường thôi, một người thật sự bình thường.
Và đúng là việc làm ấy chỉ cần 1 người bình thường thôi, một người thật sự bình thường.
.
29 tháng 6, 2016
Trong dòng đời trôi chảy, kẻ đến người đi đều là có nguyên do
Cuộc đời là dòng chảy lớn,
người đến kẻ đi gieo vào lòng bạn những dư âm khó tả, buồn vui thăng trầm, rốt
cuộc là vì cái gì?
Người yêu quý bạn sẽ mang đến
cho bạn sự ấm áp, lòng can đảm và dũng khí.
Người bạn yêu quý sẽ khiến
bạn học được thế nào là yêu thương và nâng niu gìn giữ.
Người bạn không ưa lại dạy
bạn có lòng khoan dung và biết cách tôn trọng.
Kẻ không ưa bạn lại giúp bạn
trưởng thành, khiến bạn phải tự dè dặt, tự mình xem xét lại chính mình.
Không ai là vô duyên vô cớ
xuất hiện trong cuộc đời của bạn cả, sự xuất hiện của mỗi người đều có nguyên
do,… mỗi một người xuất hiện đều là đúng lúc nên xuất hiện và đáng nhận được sự
cảm ơn chân thành của bạn.
Người sống ở trên đời,
Bởi vì xem nhẹ, cho nên vui
vẻ!
Chúng ta đều chỉ là hành
khách qua đường trong đất trời này, rất nhiều người đời và sự tình, bản thân
đều không cách nào làm chủ cho nổi. Ví như thời gian đã trôi qua, ví như những
người đã rời xa!
Chữ “Tâm” (心)
có 3 nét đều hướng vào trong tâm, chẳng nét nào hướng ra ngoài. Bạn càng
muốn nắm giữ chụp bắt lấy nó, thói thường nó lại càng rời xa bạn nhanh nhất.
Tất cả tùy duyên, duyên đậm
nhiều thì quấn quýt đoàn tụ, duyên nhạt thì nước chảy bèo trôi, tùy duyên nó đi.
Đời người, có thể xem nhẹ,
xem nhạt được bao nhiêu thì thống khổ sẽ chạy cách xa bạn bấy nhiêu.
Người người đều lo sợ bản
thân không đủ minh mẫn thanh tỉnh, mong sao tự tâm mình được sáng như gương.
Kỳ thực cuộc sống sao lại cần
thật tỉnh táo?
Cháo nấu cần phải 3 phần gạo,
7 phần nước.
Trong xử sự cần 3 phần vì
mình, 7 phần vì người.
Đối với bạn bè cần 3 phần
nhận biết chân tình, 7 phần khoan dung.
Đối với gia đình cần 3 phần
yêu thương, 7 phần trách nhiệm.
Thưởng thức muốn cuốn sách
cần đặt 3 phần ở văn chương, 7 phần ở chất lượng nội dung.
Uống rượu cần 3 phần say, 7
phần tỉnh.
3 phần… 7 phần… bất quá chẳng
qua là cân nhắc của cuộc sống.
Sống trong hồng trần đầy bụi
nhơ bẩn, chẳng ai có thể thập toàn thập mỹ, thời gian cứ sẽ phủ bụi không ngừng.
Nhìn được là sách, đọc được
lại là cả thế giới.
Pha được gọi là trà, nhưng để
hiểu được lại là cuộc sống (trà đạo)
Rót rượu, rót ra là rượu, nếm
được lại là gian khó và đắng cay.
Cuộc sống thật giống như một
chuyến lữ hành đơn trình, chỉ có đi mà không có khứ hồi. Không có tập diễn và
tua lại, mỗi một cảnh diễn đều là trực tiếp diễn phát.
Vậy thì, hãy cảm ơn người nào
đó đang cho bạn cảm giác thống khổ! Bởi vì về sau này, đến một lúc nào đó, bạn
sẽ chợt hiểu ra được ông trời vì sao lại đã an bài như thế? Tại sao điều ấy sẽ
lại khiến cuộc sống của bạn càng có ý nghĩa, và càng thêm tốt đẹp hơn…
..
Câu chuyện dân gian: Nguồn gốc của câu “Công bằng giao dịch”
Trước
đây, quả cân trên cái cân của người buôn bán có khắc bốn chữ “Công bằng giao
dịch”, người hiện đại ngày nay cũng lấy “Công bằng giao dịch” làm phương châm
mà thương nhân cần phải tuân theo trong giới thương nghiệp. Nguồn gốc của câu
nói này là một câu chuyện rất thú vị.
Tương
truyền cách đây rất lâu, có một người làm buôn bán nhỏ, tên là Công Bằng, anh
đối xử với người khác thật thà chân thành, mua bán sòng phẳng, không lừa gạt ai
bao giờ. Một hôm, Công Bằng làm xong công việc buôn bán của mình, thu xếp đồ
đạc về nhà, khi về đến cổng, không biết bị vật gì làm vướng chân, nhìn kỹ lại
thì ra là một đĩnh bạc trắng lộ một nửa ra ngoài mặt đất và phát ra ánh sáng
lấp lánh.
Thế
là anh cầm xẻng ra đào đĩnh bạc đó lên, lấy cân để cân, vừa đúng mười lượng,
trên mặt đĩnh bạc còn khắc tám chữ “Công bằng giao dịch, mỗi người đều có
phần”. Trong tâm Công Bằng nghĩ: “Số bạc này là ông trời ban cho ta và Giao
Dịch, ta không thể một mình độc chiếm.” Do đó, anh quyết định ra ngoài, vừa
buôn bán vừa tìm người có tên là Giao Dịch.
Ngày
hôm sau, Công Bằng đi khắp các ngõ phố, không ngại vất vả, dọc đường rao bán
hàng. Mấy tháng sau, vì anh làm kinh doanh nhỏ, chỉ đủ làm ngày nào ăn ngày đó,
không lâu sau thì trên người không còn xu nào, chỉ còn lại đĩnh bạc kia, nhưng
vẫn chưa tìm thấy tung tích của Giao Dịch đâu.
Trên
đường đi, anh thà cuộn mình dưới hiên nhà, ngủ nơi đầu đường, cũng quyết không
động đến mười lạng bạc kia. Thời tiết dần lạnh, nhưng cái đói rét không làm lay
động được quyết tâm tìm Giao Dịch của anh. Anh cứ đi, cứ tìm. Một hôm trời
chạng vạng tối, anh đến một thị trấn nhỏ, thực sự anh không còn sức lực nữa,
liền ngã trước cửa một quán ăn, miệng vẫn không ngừng gọi: “Giao Dịch, huynh ở
đâu? Giao Dịch, huynh ở đâu?”
Nào
ngờ, ông chủ quán ăn này lại tên là Giao Dịch, tiểu nhị nghe thấy bên ngoài có
người gọi tên ông chủ mình, vội vã ra ngoài xem, nhìn thấy một người quần áo
rách rưới ngất trước của tiệm, cậu nhanh chóng vào nói với ông chủ.
Giao
Dịch nghe tiểu nhị kể, liền vội vàng ra ngoài cửa dìu Công Bằng vào trong quán,
vừa sai người đốt lò sưởi ấm và rót trà, vừa hỏi lý do Công Bằng đến. Khi biết
Công Bằng đường xa đến tìm mình để chia đôi ngân lượng, Giao Dịch vô cùng cảm
động, liền nói: “Một đĩnh bạc thôi mà, hà tất phải như vậy, một mình anh lấy
không phải là xong rồi ư? Huống hồ lại là của nhặt được!”
Công
Bằng nói: “Trên đĩnh bạc có viết rất rõ ràng, tôi sao có thể một mình độc chiếm
chứ?” Giao Dịch thấy Công Bằng nhân nghĩa như vậy, lòng tôn kính của anh với
Công Bằng trào dâng, anh cảm động nói: “Tôi vẫn có thể sống qua ngày được, vậy
một nửa đĩnh bạc đó tôi tặng cho anh vậy!”
“Anh
là ai?” Công Bằng hỏi với vẻ không hiểu.
“Tôi
là Giao Dịch, người mà anh ngày đêm tìm kiếm đây!”
“A!
Cảm ơn trời cảm ơn đất, rốt cuộc đã tìm được người rồi!” Công Bằng dường như
quên đi mệt mỏi, vội vàng bảo Giao Dịch lấy dao ra để chia bạc. Giao Dịch nhiều
lần từ chối, Công Bằng không muốn, vậy là bảo tiểu nhị lấy dao chặt củi ra,
Công Bằng đặt đĩnh bạc lên trên một tảng đá rỗ ở trong sân, giơ dao lên chặt.
“Xoảng” một tiếng, nửa miếng bạc rơi vào khe hở của tảng đá rỗ đó, Công Bằng
lấy tay thò vào khe hở đến nỗi tay chảy máu cũng không lấy được miếng bạc ra.
Giao Dịch thấy một nửa miếng bạc ở trên hòn đá vừa đúng có hai chữ Công Bằng,
liền nói: “Thôi thôi, không cần lấy nữa, một nửa của anh ở đây.”
Công
Bằng trả lời: “Như thế sao được, anh không có, tôi không thể một mình mình có
được.” Giao Dịch thấy Công Bằng quả thật “công bằng”, liền cầm ra một cây gậy
sắt, hai người cùng nhau bẩy, tảng đá ra, dưới đất xuất hiện chín vại và mười
tám lọ vàng bạc, trên đó đều có tám chữ “Công Bằng Giao Dịch, mỗi người đều có.”
Chuyện
này đã nhanh chóng được truyền ra khắp thị trấn, không phải người ta truyền
tụng tài vận, mà là truyền tụng phẩm chất cao quý của hai người Công Bằng và
Giao Dịch.
Sau
này, người buôn bán vì để kỷ niệm Công Bằng và Giao Dịch, đã học tập tinh thần
đối đãi thành thật với người khác, nên đã khắc tên của hai người họ “Công Bằng
Giao Dịch” lên trên quả cân, công bằng giao dịch đã trở thành cái cân lương tâm
của thương nhân khi mua bán.
Theo Chánh Kiến
.
28 tháng 6, 2016
Đừng nhìn vẻ bề ngoài, hãy nhìn vào trái tim
Trên thế gian, mọi chuyện
không thể chỉ nhìn vào cái vẻ bề ngoài, mà phải nhìn vào trái tim, nhìn vào bản
chất, như thế mới giúp được bản thân tránh khỏi những hành vi sai lầm.
Một ông bố có niềm đam mê đặc
biệt dành cho xe hơi, cũng vì để mua được chiếc xe yêu thích nên đã tích cóp
tiền trong một thời gian rất lâu.
Khi mua được xe, mỗi ngày,
ông không ngại cực khổ, cặm cụi rửa xe, đánh sáp, công việc chăm sóc xe đã trở
thành việc “hưởng thụ” của ông. Con trai Jake thấy bố yêu thích chiếc xe như
vậy, cũng thường xuyên phụ rửa xe, hai bố con vô cùng vui vẻ.
Một ngày,
người bố về nhà sau một trận mưa lớn, chiếc xe dính đầy bùn đất,
nhưng ông lại quá mệt mỏi, nên nói với con trai: “Hôm khác rửa xe nhé
con!”.
Jake thấy bố đang
mệt liền xung phong thay bố rửa xe. Jack được bố đồng ý. Tuy nhiên,
người bố này lại quên là con trai mình mới có 5 tuổi, ông trở về phòng
nghỉ ngơi mà quên không chuẩn bị dụng cụ gì cho cậu bé cả.
Con trai hào hứng xông ra rửa
xe, nhưng lại không tìm thấy khăn lau. Cậu bé chạy vào trong bếp, đột nhiên cậu
nghĩ tới cái miếng chùi xoong mà mẹ vẫn thường dùng để chà nồi rất sạch
sẽ, vì vậy cậu liền lấy ngay miếng thép ấy để dùng.
Jake cầm miếng chùi xoong, chạy
tới chỗ xe và ra sức chà, hết lần này tới lần khác. Sau khi cậu chà xe xong,
cậu phát hiện trên xe có những vết nguệch ngoạc, cậu sờ lên chỗ đó, lại thấy
sần sùi, lồi lõm.
Jake sợ tới mức khóc toáng
lên. Cậu chạy ngay tới phòng ngủ vừa khóc vừa nói: “Bố ơi, con xin
lỗi, bố mau tới xem đi!”.
Ông bố vội vàng theo con trai
chạy ra ngoài, chứng kiến chiếc xe “cưng” của mình thê thảm như vậy thật không
dám tin là sự thật, ông ngẩn người nói không nên lời, sau cả nửa ngày mới kêu
lên: “Ôi! xe của ta, xe của ta!”.
Ông cảm thấy tức giận tới cực
điểm, xông vào trong phòng, ngửa mặt lên trời mà nói rằng: “Thượng đế! Đây
là chiếc xe mà con dùng hết tài sản tích lũy mới mua được, chưa đến một tháng,
đã biến thành như vậy, thỉnh người cho con biết, con nên làm như thế nào?
Con nên xử phạt đứa con này như thế nào đây?”.
Lời cầu xin vừa chấm dứt, đầu
óc của ông đột nhiên trở nên sáng suốt. Một suy nghĩ chợt lóe lên: “Trên thế
gian mọi chuyện đều không thể nhìn vào cái bên ngoài, mà phải nhìn vào trái tim”.
Ông quay lại, nhìn thấy đứa
con trai đang nước mắt đầm đìa, run rẩy trong ánh mắt sợ hãi và hối hận tột
cùng. Ông bố từ từ lại gần khiến con trai càng run sợ. Ông ôm đứa con
nhỏ vào lòng, mắt đỏ hoe nói: “Cảm ơn con đã giúp ta rửa xe, ta yêu
con, còn yêu hơn cả chiếc xe này!”.
. .
. .
BẠN CÓ MẮC PHẢI 6 HÀNH ĐỘNG TẠO NGHIỆP XẤU HAY KHÔNG?
Trong cuộc sống, luôn tồn tại luật
Nhân quả. Những gì bạn làm hôm nay là căn nguyên cho những sự việc sẽ đến với bạn
trong tương lai. Rất nhiều người cho rằng, khi hãm hại người khác hay sát sinh
mới tạo ra Nghiệp, mới nhận báo ứng. Thực ra, tất cả những gì bạn suy nghĩ hay
hành động đều là “hạt”, một số thói quen tưởng chừng vô hại lại tạo ra trở ngại
làm bạn trở nên bất hạnh, khổ sở.
Sau đây là 6 thói quen xấu phổ biến được Geshe Michael Roach nhắc đến trong cuốn sách nổi tiếng về kinh doanh Năng Đoạn Kim Cương, nếu con người chế ngự được những thói quen xấu, có thể tạo ra những hạt tốt lâu bền và giúp họ đạt được thành công, hạnh phúc ở mọi mặt của cuộc sống.
Sau đây là 6 thói quen xấu phổ biến được Geshe Michael Roach nhắc đến trong cuốn sách nổi tiếng về kinh doanh Năng Đoạn Kim Cương, nếu con người chế ngự được những thói quen xấu, có thể tạo ra những hạt tốt lâu bền và giúp họ đạt được thành công, hạnh phúc ở mọi mặt của cuộc sống.
1. Đàm tiếu,
chia rẽ
Những lời đàm tiếu, chia rẽ khi nói
ra cũng như thuốc độc tưới lên những cái cây xanh tốt bạn đã trồng. Lời nói xấu,
bịa đặt có thể gây tổn thương thậm chí làm phá hủy cuộc đời một con người. Vì vậy,
cổ nhân đã từng răn dạy phải uốn lưỡi 7 lần trước khi nói để giảm những lời nói
không hay tạo nghiệp xấu.
Hãy thường xuyên nói những lời tốt đẹp,
giúp mọi người gần gũi nhau hơn, bạn sẽ nhận thấy sẽ có nhiều người yêu thương
và quan tâm, giúp đỡ mình.
2. Chơi xấu đối
thủ cạnh tranh
Trong kinh doanh, cạnh tranh không có nghĩa
là chơi xấu, xuyên tạc. Geshe Michael Roach chia sẻ quy luật cho đi – nhận lại
trong Năng Đoạn Kim Cương như sau: nếu bạn muốn có bất kỳ điều gì thì phải giúp
đỡ người khác có được chính điều đó. Hầu hết các doanh nghiệp luôn lo lắng mất
đi thị phần, cuộc chiến tranh giành khách hàng thường không đem đến sự phát triển,
thậm chí còn làm họ tụt dốc nhanh hơn.
Sự cho đi, giúp đỡ một cách vô tư là
cách duy nhất để có được sự phát triển bền vững.
3. Không bao giờ
cho đi
Nhiều người trong chúng ta luôn trong
tình trạng túng thiếu và chúng ta cũng rất ngại ngần khi phải chia sẻ của cải,
sự hào phóng của mình cho ai đó. Cũng chính vì vậy, sự giàu có sẽ không bao giờ
gõ cửa nhà bạn, vì bạn chưa bao giờ giúp nó sinh sôi, nảy nở. Một trong những
quy luật của thịnh vượng đó chính là sự cho đi. Nếu bạn muốn giàu có, hãy cho
đi tiền bạc, nếu muốn hạnh phúc và tình yêu – hãy giúp những người khác có được
hạnh phúc và tình yêu…
Đừng bao giờ keo kiệt, vì như vậy là
bạn đã tự đánh mất đi sự thịnh vượng, hạnh phúc trong tương lai của chính mình.
4. Ăn cắp thời
gian của người khác
Người Việt Nam có thói quen “giờ dây
thun” – nhiều người nghĩ rằng đây chỉ là một lỗi nhỏ, không ảnh hưởng đến ai.
Nhưng trong luật nhân quả, việc “ăn cắp” thời gian của người khác sẽ làm bạn
luôn trong tình trạng “thiếu thời gian”, vội vàng, mệt mỏi và bản thân chúng ta
sẽ không bao giờ thực hiện suôn sẻ những công việc trong kế hoạch của mình.
5. Nóng giận
Một trong những hành động làm những
hành động tốt của bạn biến mất đó chính là giận giữ. Trong lúc tức giận, mất
bình tĩnh, con người thường nói và làm những điều sai lầm, và vô tình nó làm
hình ảnh tốt bạn xây dựng bấy lâu biến mất.
Hãy học cách kiềm chế, bình tĩnh trước mọi việc để không phải hối tiếc với những gì mình làm khi nóng giận.
Hãy học cách kiềm chế, bình tĩnh trước mọi việc để không phải hối tiếc với những gì mình làm khi nóng giận.
6. Ghen tỵ
Có nhiều người tài năng, chăm chỉ
nhưng mãi vẫn gặp khó khăn trong sự nghiệp, không thể thăng tiến, không được sự
ủng hộ của tập thể. Một trong những lý do của việc “dậm chân tại chỗ” ấy có thể
vì bạn đã luôn nuôi sự ghen tỵ, hiềm khích trong lòng. Bạn không vui khi thấy
người khác hoàn thành tốt công việc, bạn bực bội khi đồng nghiệp được khen thưởng,
thăng chức… bạn chưa từng khen ai đó hay thừa nhận tài năng của họ thì bạn cũng
khó lòng vươn xa hơn trong sự nghiệp của mình.
Bạn thân mến,
Nhân quả không chừa một ai, và mỗi
hành động hay suy nghĩ xấu sẽ không biến mất mà trở thành số phận– tương lai của
bạn. Đó chính là quy luật vận hành của thế giới này. Bạn đã từng làm một việc xấu?
Bạn đã từng nghĩ đến những điều không tốt?
Làm thế nào để hóa giải hậu quả của
những hạt giống xấu để chúng không trở thành chướng ngại gây ảnh hưởng đến nghiệp
của chúng ta? Làm thế nào để bồi đắp thêm những hạt giống tốt để xây dựng một sự
nghiệp như ý, một cuộc sống viên mãn?
Nguồn: adamkhoo
.
Nhãn:
Tủ sách Học Làm Người
27 tháng 6, 2016
MỘT KIẾP PHÙ SINH
Nursing Home, Một Chiều Mưa
Bão
Người đàn bà đến bên cửa sổ ghé mắt nhìn ra ngoài trời. Qua lớp mưa mù dầy đặc
trắng xoá ngoài kia bà chẳng nhìn thấy được gì ngoài những tia chớp xé toạt
không gian kèm theo hàng loạt tiếng sấm như long lỡ đất trời. Thời tiết chiều
nay quá xấu, xấu hơn người ta đã dự đoán và xấu hơn sự suy nghĩ của Quang, đứa
con trai lớn của bà. Đã mấy tháng rồi nó mới có dịp bay về thăm bà vậy mà hôm nay
trời lại mưa bão quá chừng!
Trước khi lên máy bay nó còn gọi báo cho bà biết:
- Bên đây thời tiết đẹp lắm má! Mong rằng khi con bay sang đến Cali thì trời quang mây tạnh, con sẽ chở má đi ăn và ở chơi với má đến tối mới về lại khách sạn.
Bà biết Quang đã đặt mua vé máy bay hơn hai tuần trước nên chuyện mưa bão hoàn toàn là do "ý trời". Hôm Quang gọi điện thoại báo tin sẽ sang thăm và ở chơi gần một tuần lễ, bà thật vui mừng và không tin vào tai mình, nhưng vẫn thấy lo lo trong lòng nên đã hỏi lại:
- Lần này con qua thăm má lâu vậy mà sao lại đi có một mình vậy con?
Quang hiểu ý má nên nói ngay để bà yên tâm|
- Hè này ba má vợ con từ Việt Nam sang thăm và ở chơi với tụi con trong vòng ba tháng. Họ đã ở nhà con được sáu tuần rồi, giờ đây muốn đi thăm bà con ở những tiểu bang khác. Nhân tiện mấy đứa nhỏ được nghỉ hè nên vợ con sẽ dắt chúng đi chơi cùng ông bà Ngoại. Con nghĩ đây là dịp hay nhất để sang "hủ hỉ" với má ít hôm để má đỡ buồn!
.
Bà có tất cả ba người con. Quang là anh cả và cũng là đứa quan tâm đến bà nhất
nhưng ông trời cũng khá trớ trêu nên hai mẹ con gần như lúc nào cũng sống xa
nhau. Hồi nó mới 13 tuổi đã phải theo ba xuống tàu vượt biên. Gần mười năm sau
hai má con mới gặp lại thì nó đã trưởng thành và thường xuyên phải đi công tác
xa nhà hai người cũng ít có dịp sống cạnh nhau. Nó là đứa vất vả với gia đình
nhiều nhất và cũng là đứa có hiếu nhất trong mấy anh em. Ngay từ những ngày mới
đặt chân lên nước Mỹ nó đã đi bỏ báo, chạy bàn làm đủ thứ việc để kiếm tiền phụ
giúp ba lo cho má và hai em còn kẹt ở lại Việt Nam. Rồi đến khi xong lớp mười
hai thay vì vào Đại Học thì nó lại quyết định theo khóa đào tạo chuyên viên kỹ
thuật hai năm để sớm ra trường kiếm việc làm phụ giúp ba bảo lãnh một nữa gia
đình sang Mỹ đoàn tụ. Phải chờ đến khi nhà cửa đã ổn định, các em đã vào đại
học hết nó mới chịu quay lại trường để lấy bằng Kỷ Sư Xây Dựng.
Hai đứa em nó thì may mắn hơn thằng anh rất nhiều vì không phải nếm mùi "vượt biên" và lúc nào cũng có mẹ bên cạnh chăm sóc. Có lẻ chính vì thế mà tụi nó không có những đức tính chịu thương, chịu khó như anh của chúng. Con gái lớn của bà sau khi xong trung học thì vào Y Khoa rồi tốt nghiệp Bác Sĩ một cách khá dễ dàng, nó ra trường hai năm sau thì kết hôn với anh chàng Mỹ trắng lớn hơn vài tuổi và cùng học chuyên ngành Giải Phẩu. Cuộc sống của hai vợ chồng nó cũng khá hạnh phúc. Bà mừng cho con gái của mình.
Riêng thằng Út sau khi xong Đại Học ngành Tài Chính đã về đầu quân cho một hãng xe hơi khá nổi tiếng trong vùng. Làm được vài năm thì nó kết hôn với một cô Việt Nam vốn thuộc dòng danh gia quý tộc từ trước năm 1975 tại Sàigòn. Vợ chồng nó cũng khá đầm ấm. Bà cũng mừng cho thằng Út của mình.
Tuy nhiên, điều lo lắng nhất của vợ chồng bà là Quang đã ngoài ba mươi tuổi mà vẫn chưa chịu cưới vợ. Thấy ba má cứ hối thúc chuyện vợ con thì nó bảo:
- Má ơi! Mấy cô Việt Nam lớn lên bên này nhìn cao lắm con với không tới nổi đâu, còn mấy nàng người Mỹ thì lại không phù hợp với tính cách của con. Chắc ba má còn lâu lắm mới có "cháu Nội đích tôn" để ẩm bồng!
Ấy vậy mà chỉ vài năm sau đó khi nhà máy chuyển sang làm việc ở Florida thì Quang tình cờ quen với một cô du học sinh Việt Nam mới ra trường và đang đến hãng nó xin việc. Hai đứa quen nhau, yêu nhau và tiến đến hôn nhân như là một duyên phận được sắp xếp từ kiếp nào! Bà cũng mừng cho tụi nó quá!
Có thể nói đây là khoảng thời gian viên mãn nhất của gia đình bà khi con cái đã lớn, đều thành đạt và có cuộc sống khá ổn định. Sau những chia cắt, mất mát, hy sinh giờ đây vợ chồng bà đã có thể mỉm cười khi thấy thành quả của mình gieo trồng bấy lâu nay đã sinh quả ngọt.
Nhưng rồi tai ương hoạn nạn bỗng đổ xuống cho gia đình bà một cách bất thình lình! Mười năm trước chồng bà được phát hiện có khối u trong trong não. Bệnh trạng của ông biến chuyển quá nhanh và ông đã ra đi chỉ trong vòng vài tháng sau đó. Ông mất quá bất ngờ khiến cho bà thật sự bị hụt hẩng, biết bao dự tính mà hai vợ chồng bà đã phát thảo cho tuổi già của hai người đành phải bỏ dở dang. Năm đó bà mới 62, vẫn còn đi làm part-time nhưng vì tinh thần và sức khỏe quá suy sụp nên các con đã khuyên thôi má hãy về hưu sớm đi, tụi con đủ khả năng lo cho má mà. Bà cũng không thể nào làm khác hơn vì thấy sức khỏe của mình ngày càng xuống dốc trầm trọng!
Khi chồng mất rồi bà mới cảm nhận hết nổi trơ trọi trên đời. Bốn mươi hai năm cùng sánh bước bên nhau, tuy có một khoảng thời gian chia cắt nhưng họ vẫn luôn tin tưởng sẽ có ngày trùng phùng.
Trước khi lên máy bay nó còn gọi báo cho bà biết:
- Bên đây thời tiết đẹp lắm má! Mong rằng khi con bay sang đến Cali thì trời quang mây tạnh, con sẽ chở má đi ăn và ở chơi với má đến tối mới về lại khách sạn.
Bà biết Quang đã đặt mua vé máy bay hơn hai tuần trước nên chuyện mưa bão hoàn toàn là do "ý trời". Hôm Quang gọi điện thoại báo tin sẽ sang thăm và ở chơi gần một tuần lễ, bà thật vui mừng và không tin vào tai mình, nhưng vẫn thấy lo lo trong lòng nên đã hỏi lại:
- Lần này con qua thăm má lâu vậy mà sao lại đi có một mình vậy con?
Quang hiểu ý má nên nói ngay để bà yên tâm|
- Hè này ba má vợ con từ Việt Nam sang thăm và ở chơi với tụi con trong vòng ba tháng. Họ đã ở nhà con được sáu tuần rồi, giờ đây muốn đi thăm bà con ở những tiểu bang khác. Nhân tiện mấy đứa nhỏ được nghỉ hè nên vợ con sẽ dắt chúng đi chơi cùng ông bà Ngoại. Con nghĩ đây là dịp hay nhất để sang "hủ hỉ" với má ít hôm để má đỡ buồn!
.
Hai đứa em nó thì may mắn hơn thằng anh rất nhiều vì không phải nếm mùi "vượt biên" và lúc nào cũng có mẹ bên cạnh chăm sóc. Có lẻ chính vì thế mà tụi nó không có những đức tính chịu thương, chịu khó như anh của chúng. Con gái lớn của bà sau khi xong trung học thì vào Y Khoa rồi tốt nghiệp Bác Sĩ một cách khá dễ dàng, nó ra trường hai năm sau thì kết hôn với anh chàng Mỹ trắng lớn hơn vài tuổi và cùng học chuyên ngành Giải Phẩu. Cuộc sống của hai vợ chồng nó cũng khá hạnh phúc. Bà mừng cho con gái của mình.
Riêng thằng Út sau khi xong Đại Học ngành Tài Chính đã về đầu quân cho một hãng xe hơi khá nổi tiếng trong vùng. Làm được vài năm thì nó kết hôn với một cô Việt Nam vốn thuộc dòng danh gia quý tộc từ trước năm 1975 tại Sàigòn. Vợ chồng nó cũng khá đầm ấm. Bà cũng mừng cho thằng Út của mình.
Tuy nhiên, điều lo lắng nhất của vợ chồng bà là Quang đã ngoài ba mươi tuổi mà vẫn chưa chịu cưới vợ. Thấy ba má cứ hối thúc chuyện vợ con thì nó bảo:
- Má ơi! Mấy cô Việt Nam lớn lên bên này nhìn cao lắm con với không tới nổi đâu, còn mấy nàng người Mỹ thì lại không phù hợp với tính cách của con. Chắc ba má còn lâu lắm mới có "cháu Nội đích tôn" để ẩm bồng!
Ấy vậy mà chỉ vài năm sau đó khi nhà máy chuyển sang làm việc ở Florida thì Quang tình cờ quen với một cô du học sinh Việt Nam mới ra trường và đang đến hãng nó xin việc. Hai đứa quen nhau, yêu nhau và tiến đến hôn nhân như là một duyên phận được sắp xếp từ kiếp nào! Bà cũng mừng cho tụi nó quá!
Có thể nói đây là khoảng thời gian viên mãn nhất của gia đình bà khi con cái đã lớn, đều thành đạt và có cuộc sống khá ổn định. Sau những chia cắt, mất mát, hy sinh giờ đây vợ chồng bà đã có thể mỉm cười khi thấy thành quả của mình gieo trồng bấy lâu nay đã sinh quả ngọt.
Nhưng rồi tai ương hoạn nạn bỗng đổ xuống cho gia đình bà một cách bất thình lình! Mười năm trước chồng bà được phát hiện có khối u trong trong não. Bệnh trạng của ông biến chuyển quá nhanh và ông đã ra đi chỉ trong vòng vài tháng sau đó. Ông mất quá bất ngờ khiến cho bà thật sự bị hụt hẩng, biết bao dự tính mà hai vợ chồng bà đã phát thảo cho tuổi già của hai người đành phải bỏ dở dang. Năm đó bà mới 62, vẫn còn đi làm part-time nhưng vì tinh thần và sức khỏe quá suy sụp nên các con đã khuyên thôi má hãy về hưu sớm đi, tụi con đủ khả năng lo cho má mà. Bà cũng không thể nào làm khác hơn vì thấy sức khỏe của mình ngày càng xuống dốc trầm trọng!
Khi chồng mất rồi bà mới cảm nhận hết nổi trơ trọi trên đời. Bốn mươi hai năm cùng sánh bước bên nhau, tuy có một khoảng thời gian chia cắt nhưng họ vẫn luôn tin tưởng sẽ có ngày trùng phùng.
Giờ đây chỉ còn lại một mình bà lủi thủi ra vào trong căn nhà trống, bà bắt đầu thấy sợ bóng đêm, sợ một mình, sợ ngày dài và sợ cả đêm thâu. Bác sĩ cho biết bà đang bị trầm cảm nặng, trước mắt cần phải thay đổi môi trường sống thì mới mong thuyên giảm.
Ba đứa con họp lại bàn với nhau sẽ đưa má về ở với ai? Trước tiên vợ chồng Quang có mời bà sang ở với tụi nó, bà cũng muốn lắm nhưng ngặt một nổi nó cứ đi công tác xa nhà luôn nên bà ở lại Cali vẫn hay hơn. Dẫu sao bên này bà vẫn còn hai đứa con và đám cháu Nội, Ngoại. Nhưng giữa đứa con gái và thằng Út bà sẽ chọn ai? Nhất định bà không muốn sẽ trở thành người-nước-ngoài khi sống trong gia đình của con gái mình, tụi nó nói toàn tiếng Mỹ, làm sao bà có thể hoà nhập được. Cuối cùng bà quyết định về ở với thằng Út, vợ nó đang mang bầu đứa thứ hai bà nghĩ mình sẽ có thể "hụ hợ" chúng trông chừng đám cháu Nội sau này.
Nghĩ như thế nên bà quyết định bán căn nhà bốn phòng ngủ của mình để đưa tiền cho thằng Út mượn-vốn-làm-ăn. Với số tiền của bà cộng thêm tiền của ba má vợ, tiền vay ngân hàng và tiền dành dụm của hai vợ chồng nó bấy lâu nay cũng tạm đủ cho thằng Út "ra riêng" mở một đại lý bán xe khá khang trang. Đồng thời từ ngôi nhà nhỏ ba phòng ngủ hai vợ chồng nó đã mua một căn nhà trên núi thật tráng lệ.
Lúc còn sống trong căn nhà nhỏ mỗi ngày bà còn thấy thằng Út, nhưng từ khi dọn sang nhà mới bà hầu như không thấy mặt con mình đâu nữa cả. Nó đang bơi trong cả núi công việc nên làm sao có thời gian dành cho bà! Thêm vào đó căn nhà rộng lớn thênh thang quá, nó dường như kéo tình mẹ con của bà ngày càng xa thêm. Khi thằng Út đi làm về thì bà đã an giấc, vào buổi sáng lúc bà đang lui cui lo điểm tâm sáng cho cả nhà thì nó từ trên lầu đi xuống tai vẫn áp vào cái điện thoại, nó đưa tay vẫy vẫy như chào bà rồi đi thẳng vào garage lấy xe đến chỗ làm
Chỉ vào dịp cuối tuần thì thằng Út mới nghỉ trọn vẹn ở nhà vào ngày Chúa Nhật. Đây là lúc nó dành thời gian cho vợ con của nó! Thường gia đình nó hay đi chơi cả ngày, khi về đến nhà thì vợ chồng con cái kéo nhau lên lầu, sau khi hỏi thăm bà vài câu xã giao lấy lệ. Mùa hè gia đình nó đi chơi xa có khi một hay hai tuần mới về.
Bà ở nhà bơ vơ, buồn tủi, đơn
độc. Lúc đó bà chỉ biết khóc thầm một mình với mây trời, hoa lá và chim chóc
trong vườn.
Còn đứa con gái của bà thì cũng không khá hơn em nó chút nào. Từ ngày bà dọn về sống với thằng Út nó chỉ ghé thăm bà "năm khi, mười họa" lấy cớ bây giờ má ở xa quá và cao quá con phải lái xe cả tiếng đồng hồ mới đến nơi. Nó luôn than thở rằng lúc này con phải vừa đi dạy, vừa làm việc trong bệnh viện nên bận lắm má à! Bà chỉ biết cười buồn mà chẳng nói được lời nào!
Khoảng thời gian này niềm vui hiếm hoi nhất của bà là mỗi lần Quang về thăm. Đó là dịp duy nhất mà gia đình cùng sum họp bên nhau. Trong một lần cả nhà đang quây quần bên bàn ăn thì bà buông đũa nhìn từng đứa con của mình rồi chậm rãi nói:
- Má xin các con hãy giúp má thực hiện ước nguyện cuối cùng của đời mình.
Mọi người bỗng im lặng và đổ dồn ánh mắt về phía bà. Quang hỏi bà với giọng khá ôn tồn:
- Chuyện gì vậy má. Má hãy nói cho mấy anh em tụi con biết ngay đi.
Bà cười buồn và chậm rãi nói:
- Má muốn vào Nursing Home ở con à! Má nghĩ trong đó sẽ tốt cho má và tốt cho cả … các con nữa. Từ nay các con không phải lo lắng nhiều cho má như trước!
Quang im lặng suy nghĩ vài giây rồi ngẩng lên nhìn hai đứa em. Chúng nó đang cuối mặt lẫn tránh ánh mắt của anh. Quang đã hiểu ra tất cả rồi và bằng giọng khá điềm tĩnh, anh nói:
- Ngày mai chúng con sẽ chở má đi chọn Viện Dưỡng Lão. Nếu má thấy ưng ý cái nào nhất thì tụi con sẽ thu xếp cho má vào ở ngay trước khi gia đình con về lại Florida. Con hứa trong thời gian tới sẽ bay qua thăm má thường xuyên hơn.
Còn đứa con gái của bà thì cũng không khá hơn em nó chút nào. Từ ngày bà dọn về sống với thằng Út nó chỉ ghé thăm bà "năm khi, mười họa" lấy cớ bây giờ má ở xa quá và cao quá con phải lái xe cả tiếng đồng hồ mới đến nơi. Nó luôn than thở rằng lúc này con phải vừa đi dạy, vừa làm việc trong bệnh viện nên bận lắm má à! Bà chỉ biết cười buồn mà chẳng nói được lời nào!
Khoảng thời gian này niềm vui hiếm hoi nhất của bà là mỗi lần Quang về thăm. Đó là dịp duy nhất mà gia đình cùng sum họp bên nhau. Trong một lần cả nhà đang quây quần bên bàn ăn thì bà buông đũa nhìn từng đứa con của mình rồi chậm rãi nói:
- Má xin các con hãy giúp má thực hiện ước nguyện cuối cùng của đời mình.
Mọi người bỗng im lặng và đổ dồn ánh mắt về phía bà. Quang hỏi bà với giọng khá ôn tồn:
- Chuyện gì vậy má. Má hãy nói cho mấy anh em tụi con biết ngay đi.
Bà cười buồn và chậm rãi nói:
- Má muốn vào Nursing Home ở con à! Má nghĩ trong đó sẽ tốt cho má và tốt cho cả … các con nữa. Từ nay các con không phải lo lắng nhiều cho má như trước!
Quang im lặng suy nghĩ vài giây rồi ngẩng lên nhìn hai đứa em. Chúng nó đang cuối mặt lẫn tránh ánh mắt của anh. Quang đã hiểu ra tất cả rồi và bằng giọng khá điềm tĩnh, anh nói:
- Ngày mai chúng con sẽ chở má đi chọn Viện Dưỡng Lão. Nếu má thấy ưng ý cái nào nhất thì tụi con sẽ thu xếp cho má vào ở ngay trước khi gia đình con về lại Florida. Con hứa trong thời gian tới sẽ bay qua thăm má thường xuyên hơn.
Sáng hôm sau thằng Út lấy cớ có hẹn với khách hàng và cô con gái của bà bảo
phải trực bệnh viện nên cả hai không thể đi cùng. Chỉ có vợ chồng Quang dẫn bà
đi chọn Nursing Home. Mặc cho Quang nài nỉ khuyên bà hãy chọn một nơi "cao
cấp" chút để ở nhưng bà nhất định từ chối. Cuối cùng bà đã vào sống trong
Viện Dưỡng Lão này vì thấy không khí và cách phục vụ của mọi người khá chu đáo,
thân thiện. Nhưng điều quan trọng nhất khiến bà đưa ra quyết định này là vì nó
nằm ở khoảng giữa và không xa nhà của hai đứa con là bao, cũng tiện đường cho
tụi nó có đi đâu thì dễ dàng tấp vô thăm bà.
Những suy tính của bà tưởng sẽ khả thi nhưng suốt thời gian hơn ba năm bà sống trong Viện Dưỡng Lão cho đến nay thằng Út chỉ đến thăm bà đếm chưa đủ trên mười đầu ngón tay. Lý do nó đưa ra chính đáng quá mà, má ơi dạo này con mới mở thêm một cái chi nhánh bán xe nữa ở tiểu bang khác nên phải bay đi bay về như con thoi. Mỗi lần nó đến thăm bà chừng độ nữa tiếng là tối đa nhưng nó nói chuyện với bà thì ít mà nói với cái điện thoại của nó thì nhiều. Bà đâm ra mang mặc cảm làm phiền nó, nên có lần bà đã bảo:
- Chừng nào con có thời gian rãnh rỗi thì thu xếp vô thăm má. Má ở trong này cũng tốt lắm, các Bác Sĩ, Y Tá và nhân viên đều rất tận tình, chu đáo. Con cứ yên tâm mà lo công việc của mình.
Thế là sau này nó chỉ nhắn tin "thăm" bà trên điện thoại là chủ yếu. Vậy cũng tốt cho nó và cả cho bà. Bà khỏi phải mong ngóng và chờ đợi những lần nó đến thăm và nếu vì lý do gì đó nó không đến được thì bà sẽ không phải buồn suốt mấy ngày liền. Thêm một điều nữa là từ ngày dọn vào đây sống bà không hề thấy bóng dáng của con dâu và ba đứa cháu Nội đâu cả. Bà nhớ ba đứa cháu của mình nhiều lắm vì bà cũng đã từng gần gũi, chăm sóc chúng suốt năm năm trời rồi còn gì. Sau này bà mới biết rằng hai vợ chồng thằng Út không muốn dẫn con vô đây thăm bà Nội vì sợ môi trường sống của người già sẽ dễ lây bệnh cho tụi nhỏ!!!
Con gái của bà thì cũng không hơn gì em nó. Lúc trước nó hay tạt vô thăm bà trên đường đi làm về nhưng cũng chỉ là vài tháng một lần, mà lần nào nó cũng đều than rằng lúc này con bận dữ lắm vì sắp tới Mark và Ben sẽ vào Đại Học, tụi con đang cật lực kiếm tiền để chuẩn bị cho hai anh em nó vào Harvard hay Yale. Tính sơ sơ chi phí của hai đứa sau bốn năm cũng cỡ nữa triệu đô la là ít. Đây cũng là một lý do chính đáng nó đưa ra khi không thể vào thăm bà thường-xuyên-như-trước. Bà chỉ nuốt nước mắt vào lòng. Nhớ mới ngày nào lúc ba mẹ con còn ở lại Việt Nam, khi chồng và con trai còn ở đảo, mỗi ngày bà phải đi buôn bán nên thường gửi con cho hàng xóm ngó chừng dùm. Chiều nào về tới nhà cũng thấy hai chị em nó mếu máo đứng chờ; hôm nào bà nghỉ bán thì tụi nó mừng lắm, xúm xích bên má không rời nữa bước. Giờ đây mọi việc đã khác xưa rồi! Các con nay đã lớn. Bà thì đã già. Tụi nó cần gì ở bà nữa chứ?!
.
Càng nghĩ bà càng thương cho thằng Quang. Cứ mỗi buổi chiều sau khi ra khỏi
hãng là nó gọi nói chuyện với bà suốt đoạn đường lái xe về nhà. Rồi thì cách
vài tháng là nó bay sang thăm bà một lần, nếu là dịp lễ thì nó đi với vợ con,
thường thì nó bay sang một mình ở chơi với bà từ chiều Thứ Sáu đến chiều Chúa
Nhật thì về, để sáng thứ hai đi làm sớm. Hai mẹ con tuy xa nhưng cũng thật gần.
Nó là niềm an ủi duy nhất mà bà có được ở tuồi gần đất xa trời này.
Vào sống trong Viện Dưỡng Lão lâu ngày bà càng thấy thương cho những người đồng cảnh ngộ như mình. Cho dù họ là Trắng, Đen, Vàng hay… "pha trộn" thì họ và bà cũng đều có chung một nổi buồn của tuổi già như nhau. Ở trong này mỗi khi ai đó có con cái sắp sửa vô thăm là dễ biết lắm. Họ sẽ chộn rộn chàng ràng suốt từ mấy hôm trước. Họ nói năng huyên thuyên, cười đùa luôn miệng. Đó là dịp cho họ lôi những bộ cánh lâu ngày được cất kỷ trong tủ ra mặc thử, đi tới đi lui ngắm nhìn mình trong gương, như sắp chuẩn bị đi dự giải Oscar. Thiết nghĩ vào thời điểm 50 hay 60 năm trước thì buổi hẹn hò đầu tiên của họ chắc cũng chỉ hân hoan và hạnh phúc đến thế là cùng!
Có lần một bà Mỹ Trắng sống cạnh phòng bà sang khoe rằng ngày mai con trai của bà ấy sẽ đến thăm và chở đi xem phim vì là Sinh Nhật 80 tuổi của bà. Nhiều người đã đến chúc mừng cho bà mẹ hạnh phúc này. Tới ngày hẹn, bà mẹ đó đã dậy thật sớm, ngồi trang điểm hàng giờ thật cẩn thận trước gương và thay bộ đầm mới nhất chưa một lần mặc qua rồi chờ con trai đến đón. Thời gian chậm rãi trôi qua một giờ, hai giờ… cho đến bốn, năm giờ đồng hồ sau bà vẫn không thấy bóng dáng con mình đâu cả. Bà sốt ruột gọi cho nó nhưng điện thoại đã tắt mất rồi!!! Cuối cùng, một nhân viên của Nursing Home với vẻ mặt đầy ái ngại đã mang đến trao cho bà một bó hoa thật lớn, thật đẹp và một tấm thiệp với biết bao lời lẽ thật hoa mỹ. Lý do con bà không đến được vì có công việc đột xuất vào giờ chót và anh ta hứa sẽ đến thăm mẹ vào một-dịp-khác.
Bà mẹ đáng thương kia đã ôm bó hoa và chết lặng trong lòng. Không ai dám bước đến để an ủi bà một lời nào cả. Bà lẳng lặng ôm bó hoa vô phòng mình, lẳng lặng đặt nó lên giường và sáng hôm sau bà đã lẳng lặng ra đi với chiếc áo đầm mới tinh còn mặc trên người.
Người mẹ tội nghiệp kia cũng mang một chứng bệnh tim như bà, cũng có một đứa con bận rộn như hai đứa con của bà. Tuy nhiên, sức chịu đựng của bà xem chừng tốt hơn người mẹ kia vì con gái và thằng Út cũng đã từng thất hứa với bà khá nhiều lần!!! Cũng từ sau cái chết của bà-hàng-xóm mọi người đã cảnh báo với nhau rằng không được tin bất kỳ lời hứa hão nào cả, dù cho đó là lời hứa của núm ruột mà mình đã đẻ ra! Mải lo suy nghĩ miên man mà bà quên khuấy rằng mưa ngoài trời đã tạnh từ bao giờ. Ngó nhìn đồng hồ. Ôi chao trễ quá rồi! Quang có nói khoảng ba giờ máy bay sẽ đáp xuống, con đi hành lý rất gọn nhẹ nên sẽ ra mướn xe liền; chắc trễ lắm là năm giờ con sẽ đến chỗ của má. Bây giờ đã gần tám giờ tối rồi nhưng vì mùa hè nên trời vẫn còn sáng, bà nghĩ chuyến bay của con mình chắc đã tạm hoãn ở đâu đó và có lẽ nó cũng sắp đến rồi. Bà nhìn ra cửa sổ lần nữa, những tia nắng yếu ớt bắt đầu chiếu xuyên qua các đám mây đen còn lãng đãng trên cao. Từng mảng bầu trời trong xanh dần xuất hiện sau gần một ngày lẫn trốn biệt tăm.
Trong niềm vui mừng khôn tả bà lục trong ngăn kéo lấy thỏi son đã lâu ngày không dùng tới, bà cầm nó lên định tô phớt hồng đôi môi của mình thì mắt bà bỗng vô tình dừng lại ở cái TV đang treo trên tường. Tiếng cô xướng ngôn viên đang thông báo trong mục Breaking News cho hay chiếc máy bay mang số 707 của hãng hàng không XXX đến từ Florida đã gặp tai nạn khi đáp xuống đường băng tại phi trường Los Angeles vào lúc 3:10pm chiều hôm nay do thời tiết quá xấu. Một nhân viên của phi hành đoàn và vài hành khách đã bị thương nặng, những nạn nhân đã được đưa vào bệnh viện hiện trong tình trạng khá nguy kịch. Mọi chi tiết sẽ được thông báo sau.
Thỏi son trong tay bà rơi ngay xuống đất. Bà thấy như mọi thứ đều tối sầm lại. Ngay khi lúc đó bà nghe ngực mình đau khủng khiếp
Những suy tính của bà tưởng sẽ khả thi nhưng suốt thời gian hơn ba năm bà sống trong Viện Dưỡng Lão cho đến nay thằng Út chỉ đến thăm bà đếm chưa đủ trên mười đầu ngón tay. Lý do nó đưa ra chính đáng quá mà, má ơi dạo này con mới mở thêm một cái chi nhánh bán xe nữa ở tiểu bang khác nên phải bay đi bay về như con thoi. Mỗi lần nó đến thăm bà chừng độ nữa tiếng là tối đa nhưng nó nói chuyện với bà thì ít mà nói với cái điện thoại của nó thì nhiều. Bà đâm ra mang mặc cảm làm phiền nó, nên có lần bà đã bảo:
- Chừng nào con có thời gian rãnh rỗi thì thu xếp vô thăm má. Má ở trong này cũng tốt lắm, các Bác Sĩ, Y Tá và nhân viên đều rất tận tình, chu đáo. Con cứ yên tâm mà lo công việc của mình.
Thế là sau này nó chỉ nhắn tin "thăm" bà trên điện thoại là chủ yếu. Vậy cũng tốt cho nó và cả cho bà. Bà khỏi phải mong ngóng và chờ đợi những lần nó đến thăm và nếu vì lý do gì đó nó không đến được thì bà sẽ không phải buồn suốt mấy ngày liền. Thêm một điều nữa là từ ngày dọn vào đây sống bà không hề thấy bóng dáng của con dâu và ba đứa cháu Nội đâu cả. Bà nhớ ba đứa cháu của mình nhiều lắm vì bà cũng đã từng gần gũi, chăm sóc chúng suốt năm năm trời rồi còn gì. Sau này bà mới biết rằng hai vợ chồng thằng Út không muốn dẫn con vô đây thăm bà Nội vì sợ môi trường sống của người già sẽ dễ lây bệnh cho tụi nhỏ!!!
Con gái của bà thì cũng không hơn gì em nó. Lúc trước nó hay tạt vô thăm bà trên đường đi làm về nhưng cũng chỉ là vài tháng một lần, mà lần nào nó cũng đều than rằng lúc này con bận dữ lắm vì sắp tới Mark và Ben sẽ vào Đại Học, tụi con đang cật lực kiếm tiền để chuẩn bị cho hai anh em nó vào Harvard hay Yale. Tính sơ sơ chi phí của hai đứa sau bốn năm cũng cỡ nữa triệu đô la là ít. Đây cũng là một lý do chính đáng nó đưa ra khi không thể vào thăm bà thường-xuyên-như-trước. Bà chỉ nuốt nước mắt vào lòng. Nhớ mới ngày nào lúc ba mẹ con còn ở lại Việt Nam, khi chồng và con trai còn ở đảo, mỗi ngày bà phải đi buôn bán nên thường gửi con cho hàng xóm ngó chừng dùm. Chiều nào về tới nhà cũng thấy hai chị em nó mếu máo đứng chờ; hôm nào bà nghỉ bán thì tụi nó mừng lắm, xúm xích bên má không rời nữa bước. Giờ đây mọi việc đã khác xưa rồi! Các con nay đã lớn. Bà thì đã già. Tụi nó cần gì ở bà nữa chứ?!
.
Vào sống trong Viện Dưỡng Lão lâu ngày bà càng thấy thương cho những người đồng cảnh ngộ như mình. Cho dù họ là Trắng, Đen, Vàng hay… "pha trộn" thì họ và bà cũng đều có chung một nổi buồn của tuổi già như nhau. Ở trong này mỗi khi ai đó có con cái sắp sửa vô thăm là dễ biết lắm. Họ sẽ chộn rộn chàng ràng suốt từ mấy hôm trước. Họ nói năng huyên thuyên, cười đùa luôn miệng. Đó là dịp cho họ lôi những bộ cánh lâu ngày được cất kỷ trong tủ ra mặc thử, đi tới đi lui ngắm nhìn mình trong gương, như sắp chuẩn bị đi dự giải Oscar. Thiết nghĩ vào thời điểm 50 hay 60 năm trước thì buổi hẹn hò đầu tiên của họ chắc cũng chỉ hân hoan và hạnh phúc đến thế là cùng!
Có lần một bà Mỹ Trắng sống cạnh phòng bà sang khoe rằng ngày mai con trai của bà ấy sẽ đến thăm và chở đi xem phim vì là Sinh Nhật 80 tuổi của bà. Nhiều người đã đến chúc mừng cho bà mẹ hạnh phúc này. Tới ngày hẹn, bà mẹ đó đã dậy thật sớm, ngồi trang điểm hàng giờ thật cẩn thận trước gương và thay bộ đầm mới nhất chưa một lần mặc qua rồi chờ con trai đến đón. Thời gian chậm rãi trôi qua một giờ, hai giờ… cho đến bốn, năm giờ đồng hồ sau bà vẫn không thấy bóng dáng con mình đâu cả. Bà sốt ruột gọi cho nó nhưng điện thoại đã tắt mất rồi!!! Cuối cùng, một nhân viên của Nursing Home với vẻ mặt đầy ái ngại đã mang đến trao cho bà một bó hoa thật lớn, thật đẹp và một tấm thiệp với biết bao lời lẽ thật hoa mỹ. Lý do con bà không đến được vì có công việc đột xuất vào giờ chót và anh ta hứa sẽ đến thăm mẹ vào một-dịp-khác.
Bà mẹ đáng thương kia đã ôm bó hoa và chết lặng trong lòng. Không ai dám bước đến để an ủi bà một lời nào cả. Bà lẳng lặng ôm bó hoa vô phòng mình, lẳng lặng đặt nó lên giường và sáng hôm sau bà đã lẳng lặng ra đi với chiếc áo đầm mới tinh còn mặc trên người.
Người mẹ tội nghiệp kia cũng mang một chứng bệnh tim như bà, cũng có một đứa con bận rộn như hai đứa con của bà. Tuy nhiên, sức chịu đựng của bà xem chừng tốt hơn người mẹ kia vì con gái và thằng Út cũng đã từng thất hứa với bà khá nhiều lần!!! Cũng từ sau cái chết của bà-hàng-xóm mọi người đã cảnh báo với nhau rằng không được tin bất kỳ lời hứa hão nào cả, dù cho đó là lời hứa của núm ruột mà mình đã đẻ ra! Mải lo suy nghĩ miên man mà bà quên khuấy rằng mưa ngoài trời đã tạnh từ bao giờ. Ngó nhìn đồng hồ. Ôi chao trễ quá rồi! Quang có nói khoảng ba giờ máy bay sẽ đáp xuống, con đi hành lý rất gọn nhẹ nên sẽ ra mướn xe liền; chắc trễ lắm là năm giờ con sẽ đến chỗ của má. Bây giờ đã gần tám giờ tối rồi nhưng vì mùa hè nên trời vẫn còn sáng, bà nghĩ chuyến bay của con mình chắc đã tạm hoãn ở đâu đó và có lẽ nó cũng sắp đến rồi. Bà nhìn ra cửa sổ lần nữa, những tia nắng yếu ớt bắt đầu chiếu xuyên qua các đám mây đen còn lãng đãng trên cao. Từng mảng bầu trời trong xanh dần xuất hiện sau gần một ngày lẫn trốn biệt tăm.
Trong niềm vui mừng khôn tả bà lục trong ngăn kéo lấy thỏi son đã lâu ngày không dùng tới, bà cầm nó lên định tô phớt hồng đôi môi của mình thì mắt bà bỗng vô tình dừng lại ở cái TV đang treo trên tường. Tiếng cô xướng ngôn viên đang thông báo trong mục Breaking News cho hay chiếc máy bay mang số 707 của hãng hàng không XXX đến từ Florida đã gặp tai nạn khi đáp xuống đường băng tại phi trường Los Angeles vào lúc 3:10pm chiều hôm nay do thời tiết quá xấu. Một nhân viên của phi hành đoàn và vài hành khách đã bị thương nặng, những nạn nhân đã được đưa vào bệnh viện hiện trong tình trạng khá nguy kịch. Mọi chi tiết sẽ được thông báo sau.
Thỏi son trong tay bà rơi ngay xuống đất. Bà thấy như mọi thứ đều tối sầm lại. Ngay khi lúc đó bà nghe ngực mình đau khủng khiếp
Như không còn đủ hơi sức để
thở. Bà cũng không còn kiểm soát được tứ chi của mình nữa nên đành để nó đổ quỵ
xuống sàn nhà. Trong giây phút giữa đôi bờ sanh tử bà bỗng nghe tiếng con trai
của mình gào lên thản thốt: "Má ơi! Con đây nè má!" Bà cố nhướng mắt
lên nhìn gương mặt thân yêu của con mình lần sau cuối, mỉm môi cười đầy mãn
nguyện với nó, rồi thanh thản từ từ khép mắt lại.
Một chiều mưa bão trong Nursing Home có một người mẹ đã vĩnh viễn ra đi và có
một đứa con đã vĩnh viễn mất mẹ!
Chuyện bình thường cũng như bao chuyện bình thường khác đã xảy ra trên thế gian! Người ta đến cuộc đời này với những hạnh phúc, những khổ đau rất riêng và cũng rất chung để rồi lần lượt ra đi sớm hay muộn, trước hay sau … không trừ một ai!
Kiếp người vốn dĩ chỉ là duyên hợp. Chỉ là vô thường!
Chuyện bình thường cũng như bao chuyện bình thường khác đã xảy ra trên thế gian! Người ta đến cuộc đời này với những hạnh phúc, những khổ đau rất riêng và cũng rất chung để rồi lần lượt ra đi sớm hay muộn, trước hay sau … không trừ một ai!
Kiếp người vốn dĩ chỉ là duyên hợp. Chỉ là vô thường!
Nguyễn Bích Thủy
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)