Có một
người mở tiệc chiêu đãi, ông chuẩn bị mọi thứ xong đâu vào đấy rồi mới đứng ra
đón khách. Khách đến lác đác rồi đông dần.
Gần
trưa, vẫn còn thiếu vài người chưa đến. Chủ tiệc sốt ruột, lẩm bẩm một mình:
“Những người cần đến lại không thấy đến”.
Nghe
ông nói vậy, một số khách mời chạm tự ái, nghĩ bụng:
“Những người cần đến thì không thấy đến, vậy
chắc mình là kẻ không nên đến đây rồi”.
Họ bèn
hầm hầm đứng dậy cáo từ.
Chủ tiệc hối hận vì lỡ lời, liền chữa lại:
Chủ tiệc hối hận vì lỡ lời, liền chữa lại:
“Quý vị ơi! Những người không nên về sao lại
về?”
Nghe
thế, các vị khách còn ngồi lại ở đấy thầm nghĩ:
“Người ta không nên về thì lại về, xem ra mình
là người thừa, phải cuốn gói mới đúng”.
Thế là
ai nấy đều lần lượt đứng dậy, bực tức ra về.
Cuối cùng chỉ còn lại một người bạn thân thiết lâu năm. Anh bạn ấy trách ông:
Cuối cùng chỉ còn lại một người bạn thân thiết lâu năm. Anh bạn ấy trách ông:
“Xem ông kìa, thật không biết nói chuyện gì
cả, làm cho khách khứa tức giận bỏ đi hết rổi”.
Chủ
tiệc lại khổ sở phân trần:
“Tôi đâu có nói họ chứ!”
Người bạn thân nghe vậy liền nổi giận:
Người bạn thân nghe vậy liền nổi giận:
“Không phải họ ư? Vậy là tôi rồi”.
Nói
xong, anh ta thở dài một tiếng rồi bỏ đi luôn.
Trước khi nói phải suy nghĩ cho kỹ, nhất là trong lúc bối rối, “lời này đuổi lời kia”, càng vội vàng hấp tấp càng không biết diễn đạt lời nói cho rành rẽ, thà im lặng còn hơn nói bậy.
Trước khi nói phải suy nghĩ cho kỹ, nhất là trong lúc bối rối, “lời này đuổi lời kia”, càng vội vàng hấp tấp càng không biết diễn đạt lời nói cho rành rẽ, thà im lặng còn hơn nói bậy.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét