Tất cả
chân lý đều ở trong cuộc sống này, khi sống với tham sân si thì đó là luân hồi
đau khổ, khi đoạn tận tham sân si thì đó là Niết-bàn tịch tịnh. Vậy bài học là
thấy ra đâu là đau khổ, đâu là Niết-bàn và nguyên nhân của nó ngay trong chính
mình và cuộc sống chứ không phải cố gắng cho những ảo tưởng ở tương lai... Lắng
nghe, quan sát lại chính mình trong tương giao với cuộc sống, sẽ thấy ra
(vipassati) mọi chân lý mà chư Phật đã chứng ngộ.
Phần
lớn chúng ta khổ vì muốn được thường, lạc, ngã mà không thấy vô thường, khổ, vô
ngã trong vạn pháp. Trong vô thường mà muốn thường hằng, trong khổ đau mà muốn
hạnh phúc, trong vô ngã mà muốn đó là ta, của ta và tự ngã của ta: Đây được gọi
là những điên đảo tưởng.
Mọi sự mọi vật do duyên sinh đều có biến đổi, có thành hoại, có sinh diêt. Do đó ai muốn chúng thường còn thì tự chuốc lấy khổ đau. Ví dụ như hoa Mai có nở có tàn nhưng ai muốn hoa Mai nở mãi không tàn thì sẽ khổ đau thất vọng .
Mọi sự mọi vật do ái dục + vô minh, tức tham-sân + si chi phối trong các hành động tạo tác mà đưa đến sầu khổ. Ví dụ như đời người có sinh, già, đau, chết nhưng ai tham sống sợ chết thì sẽ khổ đau phiền muộn.
Mọi sự mọi vật vốn vận hành theo quy luật tự nhiên của chúng, còn ý niệm "ta, của ta, tự ngã của ta" được gán ghép vào đó chỉ là ảo tưởng. Và chính ảo tưởng này đem lại khổ sầu. Ví dụ như mắt thấy mà cho là "ta thấy", tai nghe mà cho là "ta nghe"... rồi "đây là con ta", "đây là tài sản của ta"... nên mới khổ.
Mọi sự mọi vật do duyên sinh đều có biến đổi, có thành hoại, có sinh diêt. Do đó ai muốn chúng thường còn thì tự chuốc lấy khổ đau. Ví dụ như hoa Mai có nở có tàn nhưng ai muốn hoa Mai nở mãi không tàn thì sẽ khổ đau thất vọng .
Mọi sự mọi vật do ái dục + vô minh, tức tham-sân + si chi phối trong các hành động tạo tác mà đưa đến sầu khổ. Ví dụ như đời người có sinh, già, đau, chết nhưng ai tham sống sợ chết thì sẽ khổ đau phiền muộn.
Mọi sự mọi vật vốn vận hành theo quy luật tự nhiên của chúng, còn ý niệm "ta, của ta, tự ngã của ta" được gán ghép vào đó chỉ là ảo tưởng. Và chính ảo tưởng này đem lại khổ sầu. Ví dụ như mắt thấy mà cho là "ta thấy", tai nghe mà cho là "ta nghe"... rồi "đây là con ta", "đây là tài sản của ta"... nên mới khổ.
Thiên
Đàng, Cực Lạc, chỉ là cách gọi tên thôi. Phật giáo, Thiên Chúa giáo chỉ là hệ
thống tổ chức Tôn giáo và Giáo lý thôi. Trên thực tế Chân Lý vẫn là một đối với
người đã giác ngộ. Giống như người miền Trung gọi là củ sắn thì người miền Nam
gọi là củ mì, còn người nào ăn củ đó rồi thì mới thấy chỉ là một củ thôi ...
Khi
còn tranh cãi nhau về cách lập ngôn hay còn chấp giữ hệ thống lý thuyết riêng
của mình thì vẫn còn chưa thấy Chân Lý... Chính ý niệm của con người chia cắt
manh mún Sự Thật thành cái của tôi và của anh mà thôi.
Có hai
cách biết: Một là cái biết thực tính (paramattha), hai là cái biết chế định
(paññatti) với khái niệm.
Khi
biết thực tính thì không qua khái niệm và không phản ứng tạo tác (không làm: vô
vi, hoặc làm mà không tạo tác: duy tác).
Khi
biết chế định với khái niệm thì có hai cách: Một là làm thiện theo nhu cầu cần
thiết, hai là làm bất thiện theo tà kiến và tham ái.
Vì
vậy, thấy biết chân thật là chính, còn làm hay không là một động lực tất yếu từ
sự thấy biết này.
Trí
tuệ không để bản ngã xen vào (= chấp thủ của các tư kiến) sự vận hành của các
Pháp được gọi là Minh. Chỉ có Minh mới chấm dứt được toàn bộ tiến trình của bản
ngã trói buộc con người, làm cho con người bị động trong vòng luân hồi sinh tử.
-
Trong lành là tuyệt đỉnh của Giới. Định
- Tĩnh
lặng là tuyệt đỉnh của Định.
- Sáng
suốt là tuyệt đỉnh của Tuệ.
Thực
ra, chỉ có buông xả mới đạt được tuyệt đỉnh của Giới Định Tuệ mà thôi...
Hãy
tin vào tất cả nhưng cũng đừng tin vào điều gì cả, hay nói chính xác hơn là
đừng bám víu vào bất cứ điều gì. Tin vào mọi sự, mọi người, mọi vật… vì tất cả
điều gì đến với mình đều có nhân duyên với mình, đều là bài học giúp mình học
ra cái đúng cái sai, cái xấu cái tốt, cái chân cái giả…
Do đó
phải biết ơn và phải học cho thật nhiệt tình, tận tâm và chuyên chú… chứ không
nên chểnh mảng.
Nhưng
cẩn thận đấy, đừng bám víu vào điều gì, vì bám víu là dính mắc, dính mắc là
trói buộc, trói buộc là đau khổ, là không còn thong dong tự tại...
Viên Minh
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét