30 tháng 9, 2015

Bài học từ con ngọc trai





          Chắc bạn đã biết con ngọc trai? Ngọc trai đã phải chịu đựng đau đớn biết bao nhiêu khi có những hạt cát rơi vào. Nhưng rồi mặc cho nỗi đau dày vò, ngọc trai vẫn can trường bọc lấy những hạt cát để từng ngày tạo nên những viên ngọc đẹp tuyệt vời.
Ngọc trai là loài động vật có hai mảnh vỏ. Một đôi vợ chồng cũng như con ngọc trai vậy. Người vợ và người chồng như hai mảnh vỏ ngọc trai gắn kết với nhau để rồi một ngày tạo ra một viên ngọc trai qúi báu.
          Khi có một vật lạ rơi vào bên trong, nếu hai mảnh vỏ trai chỉ làm điều đơn giản là đẩy nó ra ngoài, hoặc tách rời nhau và không phối hợp với nhau sẽ không bao giờ có những viên ngọc trai qúi báu.
          Ðầu tiên, chúng phải biết chấp nhận những điều khó chịu như những hạt cát, và rồi tận dụng những hạt cát đó để tạo ra một cái gì đó tuyệt vời hơn. Cuộc sống hôn nhân cũng thế.


.

29 tháng 9, 2015

Lời nói dối của ông chủ tiệm mì



          Một ngày, tôi đến dùng bữa trưa ở tiệm mì quen thuộc. Phía bên bàn đối diện có hai mẹ con khiến tôi chú ý.
          Cậu con trai mới khoảng 8 tuổi, dáng vẻ béo lùn và chắc nịch; còn người mẹ là một phụ nữ có làn da rất đẹp, nhưng thân thể lại có vẻ gầy gò và ốm yếu.
          Hai mẹ con gọi một bát mì sợi.
           “Mẹ ơi, mẹ ăn chưa?” Cậu bé hỏi.
           “Mẹ ăn rồi, con tranh thủ lúc mì còn nóng hãy ăn đi!” Người mẹ mỉm cười xoa đầu con trai mình.
          Chỉ một thoáng, cậu con trai đã ăn hết cả tô mì. Người mẹ nhìn chăm chú vào bát mì của con, khẽ mím môi rồi nói: “Mẹ hơi khát nước con à.”
          Cậu bé trả lời mẹ: “Mẹ, vậy mẹ uống tạm nước canh mì nhé!” Người mẹ đem bát mì còn lại của con húp sạch nước, trông bà giống như vừa mới thưởng thức cả một bữa ăn thịnh soạn. Chỉ cần nhìn qua cũng có thể đoán rằng, người mẹ chưa được ăn gì từ sáng.
          Khi người mẹ gọi thanh toán tiền, ông chủ tiệm vội chạy ra và nói: “Cô ơi, cô chờ một lát nhé.”
          Sau đó, chủ quán bưng ra một bát mì còn nóng hổi, vui vẻ nói rằng: “Hôm nay là ngày rút thăm trúng thưởng, hai mẹ con chị đã trở thành khách hàng may mắn, được miễn phí thêm một bát mì!”
          Người mẹ cảm kích không ngừng nói “Cảm ơn!” và đón nhận bát mì từ tay chủ quán.



          Tôi vốn là khách quen của tiệm mì này. Cả quán hàng chỉ có 5 chiếc bàn lớn, hơn nữa, từ trước tới nay tôi chưa từng nghe có trúng thưởng bao giờ.
          Khoảng một tuần sau đó, tôi lại đến ăn tại tiệm mì này.
          Một lát sau, tôi nghe thấy giọng một đứa trẻ hỏi: “Ông ơi, hôm nay ông có làm rút thăm may mắn không ạ?”
          Tôi ngước lên nhìn, đây chẳng phải là đứa trẻ hôm trước sao? Ông chủ suy nghĩ một lát rồi trả lời: “Làm, hôm nay có làm!”
           “Cảm ơn ông, như vậy thật tốt quá! Mẹ cháu muốn uống một ngụm nước súp, nhưng cháu lại không có tiền ăn mì, vậy cháu có được rút thưởng không ạ?” Ông chủ đáp: “Cứ yên chí, cháu lại đây và ngồi xuống đi nào.”
          Sau đó, ông chủ đến bên cạnh tôi và nói nhỏ: “Phiền anh đi theo tôi một chút.”
           “Anh là khách quen của chúng tôi, có lẽ anh cũng hiểu… Anh có thể giúp tôi giả bộ làm một người trúng thưởng, sau đó đem phần thưởng tặng cho cậu nhỏ ấy được không? Tôi không muốn cậu bé biết việc tôi nói dối này!”Tôi đã rất cảm động trước tấm lòng hảo tâm của ông chủ tiệm mà nhận lời đồng ý.
          Tôi quay trở lại và ngồi ở bàn ăn của mình. Ông chủ tiệm đi tới rồi nói to:“Hôm nay bàn số 4 đã may mắn trúng thưởng!”
          Ánh mắt cậu bé thể hiện nỗi thất vọng, cậu đứng dậy và định rời đi.
          Tôi gọi cậu nhỏ lại và nói: “Cậu bé, ta vừa ăn xong một tô mì, bát mì trúng thưởng này ta tặng cho cháu đấy! Bụng của ta chứa không nổi 2 bát mì đâu!”
          Gương mặt cậu bé bừng sáng. Cậu vô cùng vui vẻ, không ngớt nói cảm ơn.
           “Mẹ của cháu hôm nay không tới đây cùng cháu sao?” Ông chủ tiệm hỏi.
           “Dạ thưa, mẹ cháu mắc bệnh, không thể ra khỏi giường được nữa.” Cậu bé không giấu nổi nỗi ưu thương.
           “Vậy trong nhà cháu không còn ai khác sao?” Ông chủ tiệm lại hỏi.
           “Dạ, ông bà cháu đều đã qua đời, còn cha cháu thì vẫn chưa về…”
           “Mẹ cháu có đi làm không?”
           “Dạ không, mẹ cháu lâm bệnh, rất dễ ngất xỉu… Cháu lớn rồi, cháu sẽ cố kiếm tiền và nuôi mẹ!”
          Thật khó không thể tưởng tượng được rằng một đứa trẻ 7, 8 tuổi lại có thể kiếm tiền!
           “Vậy cháu làm gì để kiếm tiền nuôi mẹ?”
           “Dạ thưa, lúc trời tối, cháu bày hàng bán ở vỉa hè ạ!”
          Tôi đột nhiên thấy xót xa. Đó vẫn còn là một đứa trẻ nhỏ, vậy mà đã sớm phải gánh vác công việc kiếm kế sinh nhai. Trong khi bằng tuổi ấy, những đứa trẻ khác vẫn còn đang tuổi ăn, tuổi chơi, và làm nũng cha mẹ.
          Ông chủ tiệm nói: “Vậy thì, từ giờ cháu hãy qua đây giúp ta lau bàn, quét nhà, như vậy cả cháu và mẹ có thể cùng ăn cơm miễn phí ở đây!”
          Nghe xong, cậu nhỏ vô cùng hạnh phúc và nở một nụ cười rạng rỡ.
          Một ngày khác, tôi có ý đi vòng qua khu bán hàng. Ở một góc vỉa hè, tôi nhìn thấy cậu bé hôm trước, khuôn mặt đỏ bừng, trán nhễ nhại mồ hôi đang ra sức giúp mẹ bán kẹp tóc.
          Từ lúc đó, tôi đã trở thành khách quen của cậu…
          Nhiều khi, chỉ một hành động nhỏ cũng có thể giúp những người khó khăn có thêm nghị lực để vượt lên. Tôi viết câu chuyện này với mong muốn nhắn nhủ mọi người rằng trên đời này vẫn còn có rất nhiều người tốt.

          Nguồn: daikynguyen


.

28 tháng 9, 2015

Vui vui






Posted by Thời Trang Coca Online on 26 Tháng 9 2015



Nguồn: Thời Trang Coca Online


.

Sống ở đời





          Từ hồi còn học trung học, cha tôi có thói quen vặn đồng hồ chạy nhanh năm phút. Rồi vào đại học, ra trường, đi tìm việt làm, lập gia đình... cha tôi vẫn giữ thói quen như thế. Cha dạy tôi: 
          "Phải luôn tôn trọng giờ giấc, và đừng để ai khó chịu vì mình chậm trể con ạ".

          Năm ngoái được thăng chức giám đốc, cha thay đổi thói quen đột ngột: cha vặn đồng cho chạy chậm năm phút. Tôi thắc mắc, hỏi tại sao, cha trả lời: 
          "Phải nghiêm khắc với chính mình nhưng lại dễ dàng với người khác con ạ!

           Phạm Quốc


.

27 tháng 9, 2015

ĐỐI XỬ TRÂN TRỌNG VỚI NGƯỜI NGHÈO



          Một ngày nọ, có một người ăn mày bước vào một tiệm bánh ngọt nổi tiếng. Ông ta ăn mặc rách rưới và hôi hám đến nỗi khách hàng không ai dám ngồi gần ông vì phải nín thở.
          Người bán hàng đứng phía sau quầy cố tình đuổi ông đi. Nhưng người ăn mày lấy ra mấy đồng tiền lẻ và nói rằng ông ta vào đây không phải để xin tiền và ông ta đã tiết kiệm rất lâu mới có ít tiền và muốn ăn thử các thứ bánh ngọt.
          Khi người chủ tiệm chứng kiến được việc này, ông ta đi về phía người ăn mày một cách lịch sự và đưa cho người ăn mày hai đĩa bánh ngọt nóng hổi. Ngoài ra, ông ta cúi xuống người ăn mày và nói “Cám ơn ông đã mua bánh. Xin ông trở lại! ”

 
           Trước đây, không cần biết khách hàng sang trọng lịch sự đến dường nào, ông chủ luôn luôn yêu cầu nhân viên phục vụ cho họ. Mọi người kinh ngạc khi thấy ông chủ đích thân phục vụ người ăn mày với một tư cách hết sức lễ phép.
          Ông chủ giải thích: “Khách hàng thường xuyên của chúng ta, dĩ nhiên... ta rất quý họ, nhưng tất cả họ là người giàu có. Đối với họ mua vài cái bánh ngọt không đáng gì cả, rất là đơn giản. Nhưng người ăn mày hôm nay thì khác. Ông ta phải tiết kiệm tiền rất lâu, một ngày một chút. Đây là cơ hội không có thường. Nếu tôi không tự tay phục vụ, thì làm sao tôi được chút danh dự này? ”
           “Nếu đúng như thế, tại sao ông lại lấy tiền? ”
          Ông chủ cười và nói: “Ông ta đến đây với tư cách là một khách hàng, không phải là ăn xin. Chúng ta phải tôn trọng điều đó. Nếu tôi không lấy tiền, thì tôi khinh rẻ ông ta. Chúng ta phải nhớ rằng chúng ta phải tôn trọng từng người khách một, thậm chí ngay cả người ăn mày. Và mọi thứ mà chúng ta có được là từ khách hàng.”
          Ông chủ là ông nội của Tsutsumi, một nhà thương mại đại thành công, người mà đã được báo “Forbes Global” nhắc đến hai lần. Thử tưởng tượng sự đối xử của ông chủ này đã truyền lại cho Tsutsumi, lúc đó mới 10 tuổi...! Sau này, Tsutsumi nhắc đến câu chuyện này thường xuyên cho nhân viên của ông trong các lớp huấn luyện, và yêu cầu tất cả nhân viên của ông phải tôn trọng khách hàng.
          Chủ đích của câu chuyện này, không phải là lề lối của xã hội, nhưng với một sự hiểu biết sâu sắc, chăm sóc, thương yêu và kính trọng từ đáy lòng mình đối với người khác. Nó không bị chi phối bởi bất cứ sự lợi nhuận, hay thua lỗ, cũng không bị ảnh hưởng bởi địa vị hay chức vụ trong xã hội. Vì thế, nó rất là thuần khiết và được nhận nhiều nhất.


.