Trong chuyến đi du lịch cùng cơ quan
ở Đà Nẵng, tôi bị một con vật lạ đốt vào chân đau nhói. Ai dè về đến Hà Nội,
chân tôi sưng vù, tấy đỏ, khiến tôi lên cơn sốt xình xịch. Gia đình đưa tôi đến
bệnh viện và chồng tôi hoảng hốt khi bác sĩ thông báo: "Hoại tử". Đó
là lý do tôi nằm trong Khoa Chống độc của Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
Vốn là người sống vui vẻ và vô tư, nên tôi rất lạc quan kể cả khi vào nằm viện. Tôi không sợ đau, không sợ tiêm, mà chỉ lo rằng chân tôi sẽ bị khoét một chỗ để lại vết sẹo to tướng sau này.
Những ngày nằm trong khoa chống độc tôi bắt đầu để ý đến những bệnh nhân nằm chung phòng với tôi và nhận ra được rất nhiều điều giá trị trong cuộc sống. Cái mà mọi người tưởng là bình thường, đang diễn ra thì đối với bệnh nhân mắc trọng bệnh lại là một điều không dễ gì mà với tới đó là “Cuộc sống”.
Nằm ngay cạnh tôi là một cô em trẻ trung, chỉ vì giận chồng mà uống luôn một chai nước tẩy nhà vệ sinh. Vì thuốc tẩy đã ngấm quá sâu nên bệnh viện quyết định trả em về nhà nằm chờ cái chết đến.
Em khóc như mưa vì một phút nông nổi của mình. Em nằm cạnh giường tôi, nghe em đau đớn, vật vã từng cơn cùng hơi thở yếu ớt mà tôi không cầm được nước mắt.
Những người thân ngồi bên em cũng khóc nức nở vì sự thiếu suy nghĩ của em sẽ khiến em rời xa cuộc đời này mãi mãi. Chồng em là một người đàn ông còn rất trẻ, nước mắt ngắn nước mắt dài, cầm tay em mà đau đớn không nguôi.
Ngày hôm sau em được ra viện, chắc cũng chỉ hôm đó là em đi ra, đi thật xa khỏi cuộc đời này chỉ vì không kiềm chế mình được trong lúc ghen tuông.
Tôi cứ thấy chua sót lắm thay, bởi hết bệnh nhân này uống thuốc sâu, bệnh nhân kia uống nước tẩy nhà vệ sinh, thì lại có thêm bệnh nhân uống thuốc ngủ tự tử. Nằm cạnh những con người coi thường sự sống đang đau đớn hoặc cận kề cái chết này mà tôi cảm thấy thật đáng sợ. Những ngày tháng nằm trong bệnh viện tôi mới thật sự cảm thấy cuộc sống vẫn còn ưu ái tôi vì may mắn tôi mới chỉ bị "Hoại tử", tôi vẫn yêu cuộc sống này lắm.
Đang nằm thiu thiu ngủ chút vì bác sỹ vừa tiêm tê và khoét một miếng thịt to bằng lòng bàn tay từ chân tôi - chỗ bị hoại tử và sát trùng thì lại những âm thanh ồn ào lại làm tôi tỉnh giấc.
Một cụ bà khoảng 65, quê Phú Thọ, vì giận con trai và con dâu nên đã uống thuộc diệt cỏ tự tử. Nhìn những người con tôi của bà, tôi đoán gia đình họ cũng không khá giả gì. Người mẹ đau đớn quằn quại vì thuốc đã ngấm vào cơ thể bắt đầu phá hủy nội tạng, còn những người con thì khóc lóc đáng thương.
Đêm đó bà nằm tạm trong khoa để mai trở về nhà. Bà kêu khóc, bà oán than bản thân bằng từng đó tuổi mà vẫn quá dại dột. Chỉ vì giận con mà gánh lấy cái chết, để lại tiếng ác cho con cái. Rồi bà than rằng bà muốn được sống, được tiếp tục sống với con cái của bà.
Các con bà cố đút cho bà từng thìa sữa nhưng vô vọng vì cứ đút vào thì sữa lại trào ra, bà không thể nuốt được dù rất đói. Có người bảo phải thay máu cho bà, mà thay phải đủ chín lần, mỗi lần phải hơn cả chục triệu, tính ra cũng phải trăm triệu. Nhưng với những người dân lao động nghèo này thì họ không có được số tiền lớn đó dù có bán cả gia sản.
Con cái bà lực bất tòng tâm vì không thể cứu nổi mẹ mình khỏi lưỡi hái tử thần dù bà có khát vọng sống đến đâu.
Sáng hôm sau họ đưa bà về quê, trong lòng tôi dấy lên cơn đau nhói. Nỗi đau không phải do vết thương ở chân tôi, mà do chính những bệnh nhân đến đây gây ra.
Tôi vơ vội máy điện thoại và soạn tin nhắn gửi cho vài cô bạn thân của tôi và không quên nhắc nhở rằng: “Khi chưa phải vào viện thì nhớ giữ gìn sức khỏe, sống vui vẻ thật hạnh phúc mấy vị nhé”. Tôi nhắn cho mọi người xong thì gọi cho chồng, xin ra viện, bởi tôi không muốn nhìn thấy thêm những con người này nữa, những người không biết quý trọng giá trị của cuộc sống.
Vốn là người sống vui vẻ và vô tư, nên tôi rất lạc quan kể cả khi vào nằm viện. Tôi không sợ đau, không sợ tiêm, mà chỉ lo rằng chân tôi sẽ bị khoét một chỗ để lại vết sẹo to tướng sau này.
Những ngày nằm trong khoa chống độc tôi bắt đầu để ý đến những bệnh nhân nằm chung phòng với tôi và nhận ra được rất nhiều điều giá trị trong cuộc sống. Cái mà mọi người tưởng là bình thường, đang diễn ra thì đối với bệnh nhân mắc trọng bệnh lại là một điều không dễ gì mà với tới đó là “Cuộc sống”.
Nằm ngay cạnh tôi là một cô em trẻ trung, chỉ vì giận chồng mà uống luôn một chai nước tẩy nhà vệ sinh. Vì thuốc tẩy đã ngấm quá sâu nên bệnh viện quyết định trả em về nhà nằm chờ cái chết đến.
Em khóc như mưa vì một phút nông nổi của mình. Em nằm cạnh giường tôi, nghe em đau đớn, vật vã từng cơn cùng hơi thở yếu ớt mà tôi không cầm được nước mắt.
Những người thân ngồi bên em cũng khóc nức nở vì sự thiếu suy nghĩ của em sẽ khiến em rời xa cuộc đời này mãi mãi. Chồng em là một người đàn ông còn rất trẻ, nước mắt ngắn nước mắt dài, cầm tay em mà đau đớn không nguôi.
Ngày hôm sau em được ra viện, chắc cũng chỉ hôm đó là em đi ra, đi thật xa khỏi cuộc đời này chỉ vì không kiềm chế mình được trong lúc ghen tuông.
Tôi cứ thấy chua sót lắm thay, bởi hết bệnh nhân này uống thuốc sâu, bệnh nhân kia uống nước tẩy nhà vệ sinh, thì lại có thêm bệnh nhân uống thuốc ngủ tự tử. Nằm cạnh những con người coi thường sự sống đang đau đớn hoặc cận kề cái chết này mà tôi cảm thấy thật đáng sợ. Những ngày tháng nằm trong bệnh viện tôi mới thật sự cảm thấy cuộc sống vẫn còn ưu ái tôi vì may mắn tôi mới chỉ bị "Hoại tử", tôi vẫn yêu cuộc sống này lắm.
Đang nằm thiu thiu ngủ chút vì bác sỹ vừa tiêm tê và khoét một miếng thịt to bằng lòng bàn tay từ chân tôi - chỗ bị hoại tử và sát trùng thì lại những âm thanh ồn ào lại làm tôi tỉnh giấc.
Một cụ bà khoảng 65, quê Phú Thọ, vì giận con trai và con dâu nên đã uống thuộc diệt cỏ tự tử. Nhìn những người con tôi của bà, tôi đoán gia đình họ cũng không khá giả gì. Người mẹ đau đớn quằn quại vì thuốc đã ngấm vào cơ thể bắt đầu phá hủy nội tạng, còn những người con thì khóc lóc đáng thương.
Đêm đó bà nằm tạm trong khoa để mai trở về nhà. Bà kêu khóc, bà oán than bản thân bằng từng đó tuổi mà vẫn quá dại dột. Chỉ vì giận con mà gánh lấy cái chết, để lại tiếng ác cho con cái. Rồi bà than rằng bà muốn được sống, được tiếp tục sống với con cái của bà.
Các con bà cố đút cho bà từng thìa sữa nhưng vô vọng vì cứ đút vào thì sữa lại trào ra, bà không thể nuốt được dù rất đói. Có người bảo phải thay máu cho bà, mà thay phải đủ chín lần, mỗi lần phải hơn cả chục triệu, tính ra cũng phải trăm triệu. Nhưng với những người dân lao động nghèo này thì họ không có được số tiền lớn đó dù có bán cả gia sản.
Con cái bà lực bất tòng tâm vì không thể cứu nổi mẹ mình khỏi lưỡi hái tử thần dù bà có khát vọng sống đến đâu.
Sáng hôm sau họ đưa bà về quê, trong lòng tôi dấy lên cơn đau nhói. Nỗi đau không phải do vết thương ở chân tôi, mà do chính những bệnh nhân đến đây gây ra.
Tôi vơ vội máy điện thoại và soạn tin nhắn gửi cho vài cô bạn thân của tôi và không quên nhắc nhở rằng: “Khi chưa phải vào viện thì nhớ giữ gìn sức khỏe, sống vui vẻ thật hạnh phúc mấy vị nhé”. Tôi nhắn cho mọi người xong thì gọi cho chồng, xin ra viện, bởi tôi không muốn nhìn thấy thêm những con người này nữa, những người không biết quý trọng giá trị của cuộc sống.
Khi tôi ra viện, tôi sẽ sống thật tốt và yêu thương mọi người. Tôi sẽ vị tha hơn, không còn hờn dỗi khi ai đó làm trái ý mình, không trách móc nếu ai đó vô tình dẫm lên chân tôi, không cáu giận và quát con khi nó chưa làm tôi hài lòng.
Tôi sẽ tập thể dục hàng ngày và chăm sóc những người tôi yêu thương. Sắp xếp thời gian để hẹn hò với lũ bạn vì cả năm nay cứ lần nào chúng hẹn là tôi lại lấy cớ bận để thoái thác. Tôi sẽ lên lịch công việc cho mỗi ngày để sống như chỉ còn một ngày để sống.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét