Mới
đây tôi đã đọc được một mẩu tin rất thú vị. Các nhà khoa học của Viện Planck
tại Đức đã tiến hành một nghiên cứu trên những đứa trẻ 18 tháng tuổi. Các nhà
nghiên cứu đã thử nghiệm một vài kịch bản khác nhau. Trong tất cả các kịch bản,
các nhà khoa học đều cần sự giúp đỡ. Lấy ví dụ, họ không thể lấy một đồ vật
trên sàn nhà.
Trong
những thí nghiệm này, những đứa trẻ đều hăng hái giúp đỡ người khác, bao gồm cả
những người lạ.
Các nhà nghiên cứu cũng khám phá ra rằng những
đứa trẻ thực sự có ý định muốn giúp đỡ, chứ không chỉ coi những đồ vật như là
đồ chơi. Lấy ví dụ, khi các nhà nghiên cứu đánh rơi kẹp khi đang cố gắng phơi
quần áo, thì những đứa trẻ sẽ giúp họ nhặt những cái kẹp lên. Tuy nhiên, khi
các nhà nghiên cứu chỉ đơn thuần là thả những cái kẹp xuống đất, thì những đứa
trẻ không phản ứng gì. Còn có nhiều ví dụ tương tự. Những đứa trẻ cũng không
cho thấy chúng trông đợi được đền đáp thứ gì sau khi giúp đỡ. Kết quả nghiên
cứu đã được xuất bản trong số ra ngày 3/3/2006 trên tạp chí khoa học Science.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng kết quả này
là rất có ý nghĩa, bởi vì đối tượng thí nghiệm là những đứa bé rất ít tuổi.
Chúng vẫn còn phải lót tã và thậm chí chưa thể nói. Tuy nhiên, chúng thích giúp
đỡ người khác. Trong 84% số kịch bản, những đứa trẻ bắt đầu giúp đỡ người khác
chỉ trong 10 giây. Các nhà nghiên cứu không cần phải gửi đi các tín hiệu cầu sự
giúp đỡ, chẳng hạn giao tiếp bằng mắt.
Nghiên cứu này khiến tôi suy nghĩ về những
người lớn ngày nay và thậm chí lứa tuổi thanh thiếu niên. Họ đã hình thành một
bộ các quan niệm về cách đối xử với người khác. Nếu ai đó cần sự giúp đỡ, phản
ứng đầu tiên của họ là xác định xem liệu giúp đỡ người khác có lợi cho họ hay
không. Chúng ta nên cảm thấy hổ thẹn vì hành vi của bản thân trước những đứa
trẻ trong sáng.
Từ một góc độ khác, nếu có một cách khiến con
người quay trở về bản ngã thực sự của mình (phản bổn quy chân) và đối xử tốt
với người khác, thì chẳng phải xã hội này sẽ trở nên tốt đẹp hơn sao?
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét