2 tháng 2, 2016

Ga cuối

           Chìm sâu trong tiềm thức của chúng ta là một hình ảnh hoàn hảo về cuộc sống! Chúng ta hãy tưởng tượng mình đang đi trên một cuộc hành trình bằng xe lửa xuyên qua lục địa. Chúng ta băng qua cảnh xe hơi chạy trên xa lộ, cảnh trẻ em vẫy chào trên đường băng qua phố, cảnh sườn đồi xanh mướt xa xa có đàn bò gặm cỏ, cảnh khói trắng tuôn ra từ nhà máy, cảnh bình nguyên, thung lũng hẹp, núi đồi chen nhau, cảnh đường chân trời và làng mạc.


           Nhưng ngự trị cao nhất trong tâm trí chúng ta là cảnh ga cuối cùng. Vào một ngày nào đó, một giờ nào đó chúng ta sẽ vào sân ga cuối. Cờ được vẫy chào và nhạc sẽ được cử lên. Khi chúng ta tới đó, ước mơ thành hiện thực và cuộc sống sẽ hoàn chỉnh giống như hoàn thiện một truyện tranh lắp ghép hình. Chúng ta vẫn chờ đợi giờ phút tới ga cuối, đi không biết mệt mỏi và không chút nghỉ ngơi.
            “Tới nơi rồi đây” – chúng ta reo lên. “Khi tôi mười tám tuổi”, “Khi tôi mua một chiếc Mercedes Benz 450SL”, “Khi con út tôi vào đại học”, “Khi tôi trả hết tiền thế chấp”, “Khi tôi được đề bạt thăng chức”, “Khi tôi đến tuổi hưu”… tôi sẽ sống thoải mái.
           Chẳng chóng thì chầy chúng ta sẽ ý thức được là không có một chỗ đích nào để chúng ta đến. Vui thú của cuộc sống là trên chuyến đi. “Ga Cuối” chỉ là một giấc mơ, và thường vượt quá tầm với của chúng ta.
            “Vui hưởng với thực tại đi” là một phương châm. “Thực tại không phải là gánh nặng của hôm nay mà làm cho ta điên dại. Chúng cũng không phải là sự nuối tiếc quá khứ và sự sợ hãi của tương lai. Nuối tiếc và sợ hãi là hai nguyên nhân song sinh cướp đi mất vui thú thực tại của chúng ta”.

           Nên đừng vội rong ruổi đếm mau những dặm đường, mà hãy để thời gian leo núi, tắm sông, ngắm nhìn hoàng hôn, vui nhiều, buồn nhiều. Cuộc sống phải được tận hưởng mỗi ngày. Rồi ta sẽ tới đích.


.


Không có nhận xét nào: