Như
chúng ta thường nghe rằng Trái đất này “nhỏ bé” và “tròn thật” vì có những
người dù đi bao nhiêu vòng đi nữa thì cũng trở về nơi bắt đầu và tất cả sự việc
trong cuộc sống đều tuân theo cái quy luật tuần hoàn như chính cái “độ tròn”
của Trái đất này. Vòng tuần hoàn là cách để bạn thấy được một phần của chính
mình ở quá khứ và tương lai để rèn luyện cho bản thân được chứ Nhẫn và học cách
“sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.”
Có một câu hát trong bài “Cát Bụi” của nhạc sĩ
Trịnh Công Sơn mà tôi rất tâm đắt là: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi để một mai
tôi về lại cát bụi…”. Đã là một kiếp người thì không thể nào tránh khỏi được
cái vòng tuần hoàn ấy. Sinh ra, lớn lên và rồi lại mất đi mãi như lúc chưa được
sinh ra. Ký ức về sự sinh ra và mất đi mờ nhạt hơn rất nhiều so với những dấu
ấn mà bạn để lại khi còn sống. Do đó, phải sống sao “khi ta sinh ra mọi người
cười ta khóc, phải sống sao để khi ta mất mọi người khóc ta cười”.
Nếu cuộc đời là một đoạn
thẳng thì khoảng thời gian khi còn là trẻ con và khi già đi là hai đầu đoạn
thẳng đối xứng nhau qua trung điểm của hiện tại đang sống. Một hôm, tôi nghe
được cuộc trò chuyện giữa hai người phụ nữ khi có một cụ già chống gậy vừa bước
qua:
A: Cha bà năm nay nhiêu tuổi rồi ?
B: 75 rồi.
A: Cái gì ? Cha bà 5 tuổi thì có, chứ 75 tuổi gì, giờ mà ổng còn tập đi kìa.
B: 75 rồi.
A: Cái gì ? Cha bà 5 tuổi thì có, chứ 75 tuổi gì, giờ mà ổng còn tập đi kìa.
Khi
vừa bước đi chập chững, nói vài tiếng bập bẹ và khi chuẩn bị mất đi cũng vậy,
cũng là những bước đi khập khiễng và nói không rõ chữ như lúc trẻ con. Qua đó,
có thể thấy được cách đối xử với trẻ em và người già rèn luyện cho bản
thân tính kiên nhẫn đó là hai tấm gương soi rọi khi đứng ở hiện tại để ta
nhìn thấy chính mình của quá khứ và tương lai.
Với
trẻ em đó là quá khứ để biết bản thân mình khó chiều chuộng đến mức nào và khi
đó mới hiểu được tấm lòng cha mẹ như biển hồ lai láng, đặc biệt khi chúng ta
lập gia đình và sinh con thì đó là khoảng thời gian cảm nhận rõ nhất về tình
yêu thương của cha mẹ. Ai rồi cũng phải già đi chứ không trường sinh bất
lão cả, cách đối xử với người già là cách mà những thế hệ sau sẽ đối xử với
chúng ta khi ta già đi. Biết rằng, có những khi mệt mỏi sẽ khiến bản thân khó
mà chiều chuộng trẻ con và người già, nhưng vòng tuần hoàn mà, ai cũng từng
trải qua những thời gian như vậy. Cứ xem như đó là cách để rèn luyện tính kiên
nhẫn, họ còn sống bên cạnh chúng ta đã là một món quà vô giá rồi vì một mai khi
họ “trở về với cát bụị” vô hồn sẽ để lại một khoảng trống vô cùng lớn trong
lòng mỗi người. Sống sao và làm như thế nào để khi già đi, nhìn cách nhân xử
thế mà không phải ngồi nhìn xa xăm và tặt lưỡi nói “giá như, giá mà, phải
chi…”. Những chữ đó nó chua xót và dày vò lương tâm con người để lại những nỗi
niềm hối hận về những cái gọi là năm xưa.
Trong Phật giáo khi nghe giảng đạo về chữ
Hiếu, có một câu chuyện về cặp vợ chồng nọ có một mẹ già yếu và một người con
trai còn nhỏ. Vì gia cảnh khốn khó và mẹ già yếu khó nuôi nên vợ chồng này đóng
một chiếc xe đẩy người mẹ lên núi và để lại người mẹ này cùng chiếc xe trên núi
tự sinh, tự diệt. Đúng lúc, đứa bé trai bảo cha mẹ hãy đem chiếc xe đã đẩy
người mẹ lên núi về cho cậu bé. Người vợ ngạc nhiên hỏi: ” Chi vậy con ?”. Đứa
bé trả lời: ” để mai mốt khi cha mẹ già đi, con đẩy cha mẹ lên núi”. Thấy vậy,
vợ chồng này hoảng hốt và tỏ vẻ hối hận nên bèn đẩy người mẹ về lo lắng, chăm
sóc. Vì họ thấy được bản thân mình trong tương lai khi đứa trẻ lớn lên và họ
già đi.
Tất cả mọi sự vật, sự việc trong cuộc sống đều
theo quy luật tuần hoàn của nó cả. Cách bản thân mình đối nhân xử thế thể nào,
thì đó chính là cách mà thiên hạ đối xử lại với mình như thế ấy. “Sống là cho
đâu chỉ nhận riêng mình..”, khi cho đi một thứ gì đó thì đúng là lúc chúng ta
đang nhận.
60 năm, 1 cuộc đời không quá
dài, cũng không quá ngắn để “sống” và 60 năm chỉ để thấy 1 vòng tuần hoàn.
“Người
nhớ cho, Ta là cát bụi. Trở về cát bụi, xin người nhớ cho..”
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét