Câu chuyện
nhân quả này cảnh báo con người trên thế gian một điều: Gieo gì gặt nấy, và có
thể hậu quả sẽ giáng xuống người mình yêu quý nhất.
Có một người
phụ nữ mở hàng bán bánh. Bà cũng ý thức được rằng làm từ thiện sẽ tích phúc đức
cho bản thân và con cháu. Vì vậy bà chủ tiệm bánh thường phát bánh miễn phí cho
người cơ nhỡ, những người ăn mày vào xế chiều, khi số lượng bánh còn lại sẽ
không thể để đến ngày mai.
Có một người ăn
mày hôm nào cũng tới lấy bánh miễn phí của bà chủ tiệm bánh. Nhưng khác với những
người nghèo khổ còn lại, mỗi khi họ nhận bánh đều cảm tạ rối rít tấm lòng nhân
đức của bà chủ, người ăn mày này chỉ nói một câu: “cho gì sẽ nhận lại nấy” rồi
đi thẳng.
Sự việc cứ tái diễn
như thế không ngừng. Người ăn mày luôn xuất hiện vào xế chiều nhận bánh miễn
phí, nói đúng câu đó và không hề cảm ơn bà chủ tiệm bánh. Bà chủ tiệm bánh ban
đầu thấy đôi chút bất ngờ, càng về sau càng cảm thấy khó chịu. Dần dần bà tỏ rõ
thái độ đó với người ăn mày mỗi khi phát bánh, nhưng có vẻ như người này không
hề để tâm tới biểu hiện trên khuôn mặt của bà chủ đang làm từ thiện.
Đến một ngày nọ,
bà chủ tiệm bánh cảm thấy khó chịu lắm rồi, không muốn làm từ thiện để phát
bánh cho người ăn mày nữa. Nhưng làm vậy cũng khó bởi vì ông luôn tới và đứng xếp
hàng đầu tiên để lấy bánh. Chả nhẽ trước mặt thiên hạ, lại từ chối làm từ thiện
cho mỗi người đó hay sao. Rồi bà chủ bỗng dưng nảy ra một ý định khác: “nếu cứ
phải phát bánh miễn phí cho lão ăn mày vô ơn kia, chi bằng ta bỏ thuốc vào cho
lão ý ốm nặng, sẽ không thể đi lại được nữa mà tới đây nhận bánh”.
Tâm đắc với suy
nghĩ đó, bà chủ đã mua một số thảo dược có thể khiến người ta bị liệt và tẩm ướp
vào duy nhất 1 chiếc bánh, để sẵn đấy hôm sau phát cho ông lão ăn mày. Quả
nhiên ngày hôm sau ông lão ăn mày đến sớm nhất và chờ lấy bánh, bà chủ lập tức
đưa ngay chiếc bánh cho ông lão, thái độ vui vẻ khác hẳn mọi hôm. Ông lão lại
nhận bánh như mọi hôm và tặng bà một câu quen thuộc “cho gì sẽ nhận lại nấy”, rồi
quay đi.
Bà chủ trong lòng
thấy nhẹ nhõm hẳn, chắc mẩm ngày hôm sau sẽ không còn phải gặp cái gai trong mắt
và nghe câu nói vô nghĩa đó nữa ngoài những lời tán dương, ca ngợi tấm lòng
nhân đức của bà.
Tối hôm ấy, khi bà
chuẩn bị ngủ sớm, bỗng có tiếng gõ cửa từ bên ngoài. Bà chạy ra mở cửa thì vô
cùng bất ngờ vì gặp được cậu con trai đi học ở xa, nhìn cậu bé rất mệt mỏi, tiều
tụy. Bà vội đón con vào, rót nước và hỏi han cậu con trai độc nhất vô cùng quý
báu của mình. Bà hỏi vì sao trông con mệt mỏi vậy, và trên đường xảy ra chuyện
gì hay sao…
Cậu con trai đáp: “Thưa mẹ, con được nghỉ dài
nên về nhà thăm mẹ. Giữa đường con bị móc mất túi tiền, không còn đồng nào
trong túi. Đói quá con phải xin ăn để về được tới nhà đấy”. Bà mẹ nghe xong vô
cùng đau xót, nghẹn ngào thương cảm cho con trai yêu quý.
Bà chưa kịp hỏi thêm thì con trai mở túi lấy ra miếng bánh và nói: “khi về đến gần làng con đói quá, tý xỉu. May thay lúc ấy có ông lão ăn mày tới gần, cho con uống nước và đưa miếng bánh này cho con. Bánh ngon quá nên con cố dằn lòng mang về mẹ con mình cùng ăn, vì con thấy rất giống bánh mẹ trước đây hay làm cho con”.
Bà chưa kịp hỏi thêm thì con trai mở túi lấy ra miếng bánh và nói: “khi về đến gần làng con đói quá, tý xỉu. May thay lúc ấy có ông lão ăn mày tới gần, cho con uống nước và đưa miếng bánh này cho con. Bánh ngon quá nên con cố dằn lòng mang về mẹ con mình cùng ăn, vì con thấy rất giống bánh mẹ trước đây hay làm cho con”.
Bà chủ tiệm nghe vậy
thấy giật mình, tưởng như bị sụp xuống hố, nhìn lại miếng bánh thì đúng là phần
mà bà đưa cho người ăn mày mới đây. Bà đã khéo léo đánh dấu để không nhầm với
những miếng bánh khác, chính tay bà làm, không lẫn đi đâu được.
Lúc đó bà mới
hốt hoảng giật vội miếng bánh và hỏi ngay con trai: “Con đã ăn miếng nào chưa
con? Trả lời mẹ ngay”. Con trai bà nói: “Chưa mẹ, con định bây giờ ăn cùng mẹ,
ông lão đó thật tốt bụng quá”.
Bà mẹ nghe xong
như trút được gánh nặng ngàn cân, vội vàng đem bỏ miếng bánh và nói với con
trai: “mẹ biết ông ấy tốt bụng rồi, mình sẽ ăn miếng bánh khác mẹ vừa làm. Từ
giờ mẹ sẽ không bao giờ phạm phải sai lầm đó nữa…”.
Câu chuyện trên
đây là lời cảnh tỉnh đối với chúng ta, bất kể việc gì chúng ta làm đều có hậu
quả về sau, có thể do bản thân ta chịu mà cũng có thể người thân phải gánh. Hơn
nữa, nếu ta thực tâm làm từ thiện, thì hãy cứ làm, đừng chỉ vì mong đợi lời ca
tụng, hàm ơn ở người khác mà tự đề cao bản thân rồi sản sinh tâm nhỏ mọn, hẹp
hòi, xóa hết cái đức ta tích được và có thể gây hậu họa về sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét