Cây
xanh thì lá cũng xanh.
Cha
mẹ hiền lành để đức cho con
Đó là những gì
người xưa thường hay nhắc. Cha mẹ có sống tốt, lương thiện thì con cái sau này
cũng được hưởng đức.
“ Cha mẹ hiền lành
để đức cho con” hay là “Đời cha ăn mặn đời con khát nước”, những đúc rút này của
người xưa cho đến bây giờ, và muôn đời sẽ vẫn còn nguyên giá trị.
Cha mẹ hành thiện
tích đức thì con cái được hưởng phúc báo, còn cha mẹ gây ác nghiệp thì con phải
trả nhiều đời, trả cho đến lúc hết thì thôi.
Khi một đứa con được
sinh ra, người gần gũi nhất với chúng là cha mẹ. Và mọi hành động, lời nói,
tính cách của con cái, ảnh hưởng từ cha mẹ rất nhiều. Ví như cha mẹ là người luôn
mở lòng từ bi giúp đỡ người nghèo, thì con cái từ nhỏ đã nhìn thấy điều ấy, đứa
trẻ lớn lên cũng sẽ là một người nhân hậu. Vậy mới nói, phúc báo của con cái đều
liên quan đến cha mẹ. Cha mẹ làm điều tốt, thì con sẽ trở thành người tốt. Còn
nếu như cha mẹ là người lấy oán báo ân, buông lời cay độc, hãm hại người lành,
thì đứa con khi lớn lên cũng đâu thể nào là người lương thiện.
Cha
mẹ làm điều thiện là đang tích đức cho con
Mọi việc
chúng ta làm hôm nay đều liên quan phúc báo của con cái chúng ta sau này. Như
cha mẹ là người tàn phá môi trường, thì con ắt sẽ phải sống trong một môi trường
ô nhiễm, đầy những rủi ro bệnh tật. Cha mẹ là phường trộm cắp vô ơn, thì con
cái khó có thể là người thật thà trung thực.
Nếu cha mẹ trồng những
cái cây, thì con cái là người hưởng trái ngọt. Cha mẹ có tích lũy thì con cái mới
nhận được của để dành.
Có một câu chuyện rất
hay. Một ngày, có một đứa bé trai đến cửa hàng và ăn trộm thức ăn. Vì không
nhanh nhẹn, thằng bé bị người ta bắt được và họ lao vào đánh nó. Một người đàn
ông trung niên đã cứu thằng bé, trả tiền cho người chủ cửa hàng kia, đồng thời
mua cho thằng bé một ít thức ăn để nó đưa về cho mẹ, vì mẹ thằng bé đang bị ốm.
Nhiều năm sau, một
ông lão mắc bệnh nặng cần phẫu thuật gấp nhưng gia đình ông lại không có tiền.
Con gái ông đã định bán đi căn nhà đang ở, nhưng vẫn không đủ tiền để cứu cha.
Vậy mà một ngày, cô nhận được lá thư từ bác sĩ trưởng khoa của bệnh viện, người
trực tiếp phẫu thuật cho cha mình. Trong thư ông viết, mọi chi phí phẫu thuật đều
bằng 0 và đã được trả từ 30 năm trước.
Người đàn ông trung
niên năm nào chỉ đơn giản là xót thương một đứa bé mà cứu nó, ông không hề nghĩ
đến 30 năm sau khi ông già yếu bệnh tật thì thằng bé ngày nào đã là một bác sĩ
nổi tiếng, và nó cũng đi tìm ân nhân của mình khắp nơi. Vì ông gieo điều tốt,
nên phúc báo để lại cho con gái ông, cô vẫn được ở lại trong ngôi nhà của mình,
và vẫn còn cha già để báo hiếu, phụng dưỡng.
Tất
cả phúc báo của con cái đều liên quan đến cha mẹ.
Người làm cha
mẹ gieo trồng ruộng phúc, tích đức làm việc thiện, thì sau này tự nhiên con
cháu sẽ tự có phúc báo. Nếu cha mẹ không tích đức hành thiện, kiếm tiền bất
chính thì sau này con cháu sẽ chịu nhiều cơ cực, không được hưởng phúc báo từ cha
mẹ.
Cha mẹ bố thí cho
người ăn xin một bát cơm, thì con cái sau này nếu sa cơ lỡ vận, sẽ có người đưa
tay giúp đỡ. Cha mẹ giúp người một manh áo thì con cái sau này suốt đời no đủ ấm
áp.
Người xưa dạy: ‘Nhất
đại tố quan cửu đại oan’ Tạm dịch: Một đời làm quan, chín đời chịu oán. Nếu bạn
làm một vị quan tốt là tích phúc báo lớn cho con cho cháu sau này. Còn nếu bạn
làm một vị quan tồi, chiếm hữu của công thành của tư, mượn công danh để mưu đồ
bất chính thì chính là đang tạo nghiệp, tổn phúc báo của con cháu và tới tận
chín kiếp sau con cháu đều phải làm trâu làngựa để trả nợ cho những ác nghiệp
đó.
Cho đi không phải
là hết, cho đi là còn mãi, vì cho đi là cha mẹ đang tích đức hành thiện, và mọi
phúc báo của con cái đều từ những việc làm thiện lương của cha mẹ mà ra.
.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét