Khi lần đầu tiên tôi được nghe hai từ này, tôi đã cảm thấy rất
ghét, vì sao lại phải “tùy duyên” trong khi bản thân mình có thể tự quyết định?
Nhưng quả thật có những việc ta phải chấp nhận “tuỳ duyên”. Vì khi xét trong mối
quan hệ giữa hai hay nhiều người, ta chỉ có thể quyết định được cảm xúc, thái độ,
hành vi của chính mình. Ta không thể quyết định tất cả. Việc ta cư xử với người
như thế nào là lựa chọn của ta, và ta mong đợi được đối xử thế nào cũng là vấn
đề của riêng ta. Ta không thể quản được cảm xúc của người khác, chỉ có thể cố hết
sức phần mình.
Cũng giống như ta
gieo một hạt mầm và cố công chăm bón nhưng gặt hái được gì còn tuỳ vào tác động
của tự nhiên, tuỳ vào ta gieo trên đất gì, thời gian bao lâu. Đất, chính là người
mà ta “gieo” hành động, tình cảm. “Tự nhiên” là cuộc sống, là những mối quan hệ
xung quanh ta và họ, là những tác động mà ta khó lòng lường trước hết được.
Chính bản thân người gieo trồng, chăm bón cũng là một tác nhân, chọn không đúng
mảnh đất cho hạt mầm của mình, chăm sóc không thích hợp… Và kêt quả cuối cùng
là cây xanh tốt hay héo tàn, đơm được hoa thơm trái ngọt hay không còn phải tùy
thuộc vào thời gian, “ngay lúc này” hay “vào lúc đó”, mọi chuyện đều sẽ rất
khác.
Và “tuỳ duyên”
không có nghĩa là phó mặc. Con người luôn sống trong những mối quan hệ tác động
qua lại , ảnh hưởng lẫn nhau. Một khi bạn ngừng cố gắng nghĩa là bạn đã lựa chọn
từ bỏ cơ hội của mình. Giống như gieo hạt mầm rồi không chăm bón hoặc là không
gieo, thật khó mà mong đất sẽ cho nảy mầm cây xanh tốt… Bạn không thể cứ đứng
im rồi chờ xem người khác sẽ hành động thế nào. Muốn cây xanh tốt phải vun trồng,
muốn thấy hạt nảy mầm thì phải gieo xuống đất. Chúng ta phải cố gắng phần mình
trước đã, rồi thì mọi việc hãy cứ “tùy duyên”. Quan trọng là khi bạn đã chấp nhận
“tuỳ duyên” thì việc người khác cư xử với bạn thế nào hay duyên đến, duyên đi
thế nào cũng là kết quả tất yếu cho những gì bạn đã lựa chọn.
“Tùy duyên là hoan hỷ chấp nhận những gì xảy ra trong hiện tại, tạm
ngưng tranh đấu và bình thản chờ đợi nhân duyên thích hợp hội tụ.”
Minh Niệm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét