Tôi mong rằng
những người tu học như chúng ta phải nhận thức rất rõ về tính chất nhân – quả,
tội phước. Cả đời làm thiện có khi cũng không đủ để cho chúng ta chuyển hóa được
những nỗi khổ, niềm đau, chuyển hóa được những nhân tố ác. Chứ chưa nói đến việc
chúng ta còn không biết gieo nhân thiện.
Từ nhỏ, tôi vẫn luôn được bà dạy sống ở đời phải luôn nhớ tới câu:
“Ở hiền gặp lành”. Những tưởng đây chỉ là một câu nói đơn giản nhưng khi hiểu tận
gốc rễ sâu xa mới thấy nó hàm chứa rất nhiều ý nghĩa.
Trước hết, chúng ta
cần phải phân tích rõ chữ “Hiền” trong lời Phật dạy. Hiền là hiền trí, có hiểu
biết tất cả, có thông minh, có bản lĩnh. Chứ không phải hiền của những kẻ nhu
nhược, thiếu hiểu biết hay là kẻ thả theo lục bình trôi.
Chính từ việc tích
lũy trí tuệ và sự hiểu biết đó mới giúp chúng ta có được nhân tốt. Và từ đó mới
có được cái quả tốt. Nhân tốt chúng ta không trồng, hay là nhân tốt mà chúng ta
không tinh tấn, bảo vệ và kiên trì thì làm sao chúng ta có một kết quả tốt
được?
Chính từ chỗ đó cho
nên những người thiếu kiên nhẫn, thiếu trí tuệ, thiếu hiểu biết thì phần lớn
thường nghe tác động của khách quan về những vấn đề này kia kia nọ để rồi dao động
trong tinh thần. Và chính cái dao động đó đã khiến chúng ta không làm và sống
trọn trên con đường tu thiện. Giống như trồng cây đợi hoài chưa có kết quả thì
chúng ta chán nản, mệt mỏi. Rồi một ngày chúng ta đem rìu ra, chặt hết tất cả
những cái gì chúng ta đã gieo. Làm như vậy vô cùng uổng phí những công đức mà
chúng ta đã làm trên cuộc đời.
Tôi mong rằng những
người tu học như chúng ta phải nhận thức rất rõ về tính chất nhân – quả, tội
phước. Cả đời làm thiện có khi cũng không đủ để cho chúng ta chuyển hóa được những
nỗi khổ, niềm đau, chuyển hóa được những nhân tố ác. Chứ chưa nói đến việc chúng
ta còn không biết gieo nhân thiện. Bởi vậy, chớ nên
sanh tâm mà so sánh với người này người kia để rồi chúng ta lại lỡ dở và bỏ mất
con đường tu thiện của chính mình.
“Chung
thân hành thiện, thiện do bất túc
Nhất
nhật hành ác, ác tự hữu dư”
Cả đời tạo thiện
không biết cái phước báu, phước lành đó có đủ cho chúng ta hay không nữa? Mà mỗi
ngày chúng ta sống bất thiện, chúng ta tạo ác thì ác tự có thừa. Bởi vì trong
vô thủy kiếp chúng ta đã tạo quá nhiều nghiệp rồi. Chúng ta nên nhớ rõ như vậy!
Cho nên, chúng ta
làm thiện tu hành để tích phước thì cho dù nỗi khổ của chúng ta chưa chuyển hóa
được nhiều nhưng nó cũng bắt đầu có sự bớt khổ rồi.
Ví như ác nghiệp, tội
lỗi của chúng ta là một nắm muối và thiện nghiệp, phước báu của chúng ta như là
nước lã. Nếu cho nắm muối vào trong ly nước nhỏ thì nước đó không thể uống được
vì nó rất mặn. Vậy muốn ly nước này có thể uống được thì phải làm gì?
Chắc chắn chúng ta
phải tăng lượng nước lên rồi. Giờ, ta đổ thêm hai thìa cà phê nước lã vào đây nữa
thì các bạn đã uống được chưa? Có lẽ là chưa, vì nó vẫn còn rất mặn. Nhưng dẫu
vậy nó đã “lã” đi rất nhiều, lúc này nó đã “lã” tương đương với hai thìa cà
phê. Cho nên, khi chúng ta cho thêm một ngàn thìa cà phê nước lã thì nó sẽ
khác, một triệu thìa cà phê nước lã vào ly nước thì nó sẽ rất khác. Cũng chỉ cần
từng thìa một như vậy thôi.
Tuy vậy, dù các bạn
cho mười lít nước vào trong ly nước muối này thì lượng muối cũng không hề
mất đi. Khi chúng ta thêm càng nhiều nước thì cái tính chất về vị mặn của muối
sẽ giảm dần, nhạt dần và cuối cùng cũng không còn. Nhưng, không còn không có
nghĩa là mất. Nếu nước trong ly bị bốc hơi thì nước sẽ dần quay lại vị mặn như
ban đầu.
Chư Tổ từng dạy:
“Sở
dĩ bá thiên kiếp
Sở
tác nghiệp bất vong
Nhân
duyên hội ngộ thời
Quả
báo hoàn tự thọ”.
Dịch:
Dù
trải qua trăm ngàn kiếp
Chỗ
tạo nghiệp không mất
Khi
nhân duyên đến rồi
Quả
báo tự chịu lấy.
Trải qua trăm nghìn
kiếp tất cả nhân quả mình đã từng gieo trồng sẽ không bao giờ mất. Khi nào đủ
nhân duyên thì chúng ta sẽ thọ cho dù là quả thiện hay là quả ác. Như vậy nắm
muối chúng ta đã bỏ vào chiếc ly dù cho có thêm trăm nghìn lít nước thì lượng
muối đó hoàn toàn không mất đi. Nhưng vì lượng nước quá nhiều mà ly nước muối
đó dần loãng theo và không còn giá trị như ban đầu nữa.
Nhân quả tạo ra
trong cuộc đời là không mất, cho dù là thiện hay là ác. Tất cả những ác nghiệp
chúng ta đã làm không ra không bao giờ biến mất. Tất cả những thiện nghiệp
chúng ta đã gieo trồng cũng không thể nào mất đi. Nếu như chúng ta làm thiện mà
vẫn gặp quả ác là do lượng “nước” chúng ta thêm vào quá ít so với lượng “muối”
ta đã có. Như vậy nếu lượng “nước” chúng ta có quá ít mà lượng “muối” còn quá
nhiều thì ta phải làm sao cho lượng “nước” ta cần có phải thật nhiều chứ?
Tại sao chúng ta mới
bỏ 5, 10, 20, 30 thìa cà phê nước lã vào ly nước, nó vẫn mặn hoài mà chúng ta
đã bắt đầu thấy nản và chán chường rồi. Như vậy là chúng ta không thông minh.
Chúng ta phải kiên trì thêm “nước” đến chừng nào mà nó hết mặn thì thôi chứ. Và
khi ly nước bắt đầu bớt mặn thì chúng ta vẫn phải duy trì, đừng để “nước” này
nó bốc hơi.
Cho nên, ở đây phước
báu hữu lậu nhân thiên là như vậy. Phước nhiều thì nghiệp tự giảm. Giảm không
phải là mất mà vì phước nhiều nên cái nghiệp không đủ sức chi phối và hành hạ
chúng ta.
Nhưng khi chúng ta
kém tinh tấn và mất phước do lý do gì đó thì cái nghiệp này nó sẽ chi phối lại
chúng ta. Đây là một quy luật bất biến. Cho dù là đời này, đời sau hay trăm
ngàn đời sau nữa trong kiếp sống luân hồi, nó sẽ mãi là như vậy. Chính vì lẽ đó
chúng ta cần phải tinh tấn tu tập là như vậy.
Khi nào tu mà ta vẫn
gặp nhiều ác nghiệp thì phải tự hiểu ta chưa đủ lượng “nước” để hóa giải cái lượng
“muối” ấy. Nên cần phải giữ vững niềm tin mà tu hành.
“Ở hiền gặp lành” chỉ là câu nói nôm na. Chúng
ta cần phải hiểu thật sâu tính chất nhân quả ẩn sau câu nói đó. Chúng ta cần phải
hiểu chữ “Hiền” theo đúng tính chất của nó. Còn không chúng ta sẽ phân tích
hoài mà không ra. Chúng ta đôi khi còn hay thắc mắc: “Sao cả cuộc đời tôi không
làm hại ai, ở hiền ở lành đó mà cứ gặp khổ đau, lận đận hoài?”. Cái đó là tùy
vào nhận thức của từng người mới hiểu được quy trình nhân – quả, tội phước để
giác ngộ theo lời Phật dạy.
Nhưng dẫu sao chân
lý vẫn là một. Cho dù chúng ta có nhận thức được hay không thì quy luật cuộc đời
sẽ chẳng thể nào đổi khác. May mắn nhờ học Phật chúng ta hiểu được chân lý. Còn
việc thực hành hay không thì tùy vào khả năng, hoàn cảnh của từng người. Làm được
bao nhiêu tốt cho mình bấy nhiêu.
Hành động nào của
chúng ta gây ra thì chúng ta phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hành động
đó. Làm cái ác bao nhiêu chúng ta phải trả tương đương với nghiệp chúng ta đã
gây. Đó là quy luật không thể nào đổi khác trên cuộc đời.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét