Hôm trước em họ
tôi có kể chuyện đi xem mặt của cậu. Người làm mối giới thiệu cho cậu một cô
gái là giảng viên một trường đại học danh tiếng. Nghe bà mối giới thiệu cô ấy
vô cùng xinh đẹp, trong mười người may ra mới tìm được một người như thế, tính
cách lại giản dị. Cậu em họ đồng ý đi gặp mặt. Sau cuộc gặp trong lúc vô tình từ
nhà vệ sinh đi ra cậu nghe được câu chuyện của cô với một người phụ nữ nghèo.
Cách ăn mặc của cô
và người phụ nữ hoàn toàn tương phản với nhau. Cô thì mặc đồ thời trang sành điệu
còn ngược lại người mẹ thì mặc một chiếc áo đã cũ bạc màu. Ban đầu anh chỉ đoán
đó là mẹ cô gái vì thấy họ hơi giống nhau. Để cô gái không cảm thấy khó xử, anh
chỉ đứng từ xa quan sát.
Tiếng đôi co cãi
vã của cô gái với mẹ ngày càng lớn chứng minh sự suy đoán của cậu là sự thật.
Không hiểu chuyện gì đã xảy ra khiến cô gái nổi giận trách mắng mẹ mình một trận
vô cùng thậm tệ giữa nơi công cộng. Còn người mẹ ngược lại chỉ biết cúi gằm mặt
không nói gì.
Đây chính là lý do
khiến cậu em họ tôi không đồng ý cô gái này. Cậu nói: “Một người con bị mất cha
từ nhỏ, chỉ có thể dựa vào mẹ mình mới có thể trưởng thành và lớn lên. Đã không
biết yêu thương trân trọng còn làm những chuyện xấu hổ, coi thường mẹ ở một nơi
công cộng như vậy, không cần nghĩ cũng có thể biết ở nhà cô ấy đối xử với mẹ
mình ra sao. Cô ấy nghèo khó hay mồ côi cha cũng không sao, nhưng thái độ hung
dữ của cô ấy với mẹ mình là việc không thể nào chấp nhận được! Người như vậy
cho dù có nổi tiếng đến đâu, có thành công trong sự nghiệp đến đâu, có địa vị
xã hội cao đến đâu cũng chỉ là kẻ bỏ đi”.
Cha mẹ là người
cho chúng ta cuộc sống, là người cho chúng ta có cơ hội trải nghiệm cuộc sống
này. Qua hai câu chuyện trên có thể thấy thái độ đối xử với cha mẹ sẽ dẫn chúng
ta đi theo những hướng khác nhau trong cuộc sống và mang đến cho ta những điều
khác nhau như thế nào.
Con người thường cố
gắng truy cầu thành công, mong cầu được nổi danh phát tài. Nhưng khi đã có được
công danh địa vị tiền tài, quay đầu nhìn lại thấy người thân, thấy cha mẹ mình
buồn rầu rơi lệ vì mình thử hỏi thành công ấy liệu có ý nghĩa gì không?
Đừng lấy cha mẹ
làm bàn đạp cho sự thành công của chính mình. Thành công không phải ở đâu xa
xôi bên ngoài, nó luôn ở trong nhà bạn. Sự thành công của bạn không phải là tiếng
vỗ tay cổ vũ của người ngoài xã hội, mà là khả năng bảo vệ cha mẹ bạn, giúp họ
không cảm thấy ủy khuất, oan ức trong chính ngôi nhà mình!
Cổ nhân từng dạy:
Thái độ đối đãi của một người đối với cha mẹ mình, có ẩn chứa phần tính cách
chân thực nhất của họ. Có một số người khi đối xử với người thân trong gia đình
mình thường giữ tư tưởng độc đoán bảo thủ. Thế nào là độc đoán bảo thủ? Chính
là áp đặt tư tưởng quan điểm của mình lên cha mẹ lên người thân. Bởi tư tưởng bảo
thủ độc đoán gia trưởng đó, rất nhiều khi họ sẽ tự làm tổn thương tới bản thân
cũng làm tổn thương tới cha mẹ mình!
Một người ở độ
chín chắn về tuổi tác cũng như sự nghiệp sẽ ý thức và cảm nhận được rằng người
ngoài chỉ là người khách qua đường tạm thời trong bước đường sinh mệnh, cha mẹ
sinh ra ta mới mãi mãi là chỗ dựa lớn nhất, mới là tài sản đáng quý nhất chúng
ta có.
Khi bạn đối xử tốt
với cha mẹ mình, điều bạn có được không chỉ là danh tiếng. Bởi đối xử hiếu thuận
với cha mẹ chính là biểu hiện phẩm chất đạo đức làm người của bạn.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét