Có một người thanh niên sau
khi xuất gia trở thành một vị cao tăng, sống và trù trì
một tu viện cách rất xa gia đình. Rất nhiều người ngưỡng
mộ danh đứccủa Ngài nên đến xuất gia làm đệ tử.
Ngài luôn dạy các đệ tử nên
đoạn trừ thế duyên cần cầu tự mình liễu ngộchân lý, tinh
tấn khơi dậy trí tuệ, phá trừ ngã chấp, tự độ độ tha. Và
ngàinhấn mạnh chỉ có đoạn trừ tình ái thế gian thì mới có
khả năng đạt được giải thoát.
Một ngày nọ, từ nơi quê hương xa xôi
của ngài truyền đến một tin đồn rằng: “đứa con duy
nhất của thiền sư lúc chưa xuất gia đã lâm trọng bệnh
qua đời. Các đệ tử của ngài sau khi nhận được tin này cùng
nhau tụ tập lại luận bàn, họ đưa ra hai vấn đề như
sau: một là, nên hay không nên báo tin buồn này cho sư
phụ biết? hai là, khi sư phụ nghe tin bất hạnh này rồi sẽ
có phản ứng thế nào ???
Cuối cùng họ đi đến kết
luận: “sư phụ đã đoạn trừ thế duyên rồi , đứa con duy nhất đó dù sao
thì cũng là con của ngài, nên báo tin không vui này cho ngài
biết. Đồng thời họ cũng nghĩ sư phụ là người đã tu
hành đến mức cao như vậy rồi nếu nghe tin đứa con duy
nhất chết thì cũng chỉ thản nhiên thôi.
Thế là họ cùng nhau đi đến báo tin này
cho thiền sư, khi vị cao tăng vừa nghe tin thì lòng
buồn ruời rượi và hai dòng nước mắt cứ lăn dài xuống má. Các đệ
tử vừa nhìn thấy sư phụ có phản ứng như vậy
thì cảm thất rất lạ, họ cũng không ngờ sư phụ qua thời
gian dài tu hành như vậy mà cũng không đoạn trừ được
thế duyên.
Trong nhóm đệ tử có một
người can đảm đứng ra chấp tay hỏi ngài: “sư phụ, bình
thường sư phụ thường dạy chúng con đoạn trừ thế duyên, cần
cầu giải thoát phải không? Sư phụ xuất gia đã
lâu vì sao nghe tin con chết lại đau khổ nhiều như
vậy, như thế có phải là ngược lại tất cả những gì mà hằng ngày sư phụ vẫn
thường dạy chúng con không?
Trong đôi mắt đẫm lệ, Thiền
sư ngước lên nói: “Tôi dạy các người đoạn trừ tình cảm thế
tục mong cầu thành tựu giải thoát, chứ không phải dạy các người
sống cuộc sống ích kỷ chỉ biết có mình, mà từ thành tựu của
chính mình đem lại lợi ích an vui cho nhân loại. Mỗi
một chúng sanh lúc chưa giác ngộ đều có những người thân ra
đi, đều làm cho họ đau lòng, đứa con của ta cũng là một trong
những chúng sanh, tất cả chúng sanh giống như con của ta, ta vì
những đứa con của ta mà khóc, cũng là vì nỗi đau của tất cả chúng
sanh chưa chứng ngộ của thế gian mà khóc vậy” !
Sau khi các đệ tử nghe
lời ngài dạy, trong lòng tràn đầy thương cảm, mở rộng tình
thương tinh tấn tu học, cần cầu giải thoát.
Tác giả Lâm Thanh Huyền
Như Nguyện dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét