Chuyện xưa kể rằng, Sở Trang Vương một hôm cho bày yến tiệc thết
đãi các đại thần. Trong tiệc, gió lớn nổi lên bỗng thổi tắt hết đèn nến. Khi ấy,
một quan viên lợi dụng đêm tối kéo áo chọc ghẹo cung nữ của nhà vua. Người cung
nữ ấy giật đứt giải mũ của ông này rồi tâu lên Sở Trang Vương, muốn thắp đèn nến
lên, tìm xem ai là người đã chọc ghẹo mình và xử tội. Nhưng Sở Trang Vương gạt
đi và tuyên bố: “Hôm nay các khanh uống rượu cùng ta mà không say đến đứt giải
mũ thì chưa phải là thực bụng vui vậy!”. Thế là các đại thần văn võ đều giật đứt
giải mũ của mình. Nhân thế mà người trêu ghẹo cung nữ kia không bị lộ mặt nữa.
Hai năm sau, nước Sở
đánh nhau to với nước Tấn. Qua năm trận kịch chiến, quân Sở có một võ tướng liều
mình, tả xung hữu đột, không màng sống chết, luôn đi tiên phong. Quân Sở nhờ vậy
thắng luôn. Sau này Sở Trang Vương lấy làm lạ, bèn cho gọi đến hỏi ngọn ngành.
Người ấy bèn thưa: “Thần chịu nghĩa xưa, đội ơn dày của bệ hạ đã tha cho tội
khi quân. Vốn mong muốn liều chết để báo đền ân đức bệ hạ, đến nay thần mới có
dịp. Thần là Tưởng Hùng, là người năm xưa trêu ghẹo cung nữ của bệ hạ trong tiệc
rượu”.
Sở Trang Vương quả
thực có lòng hào hiệp, bụng dạ cũng không chút hẹp hòi, nhỏ nhen. Nếu không tha
thứ cho Tưởng Hùng lỗi lầm trên bàn rượu đêm hôm ấy thử hỏi lấy ai là kẻ tiên
phong, xông vào mũi tên hòn đạn mà chiến đấu hết mình cho ông đây?
Tha thứ không phải
là ban phát ân huệ cho kẻ khác. Tha thứ chính là món quà cho tâm hồn của chính
chúng ta
Tha thứ không khó,
cái khó chính là người ta có dám buông bỏ tâm hận thù, oán giận hay không. Hận
thù bản thân là một con quỷ dữ. Nếu bạn cứ mãi ôm giữ nó trong tâm, chẳng phải
là càng tiếp thêm năng lượng và sự sống cho nó. Đến một ngày kia, nó sẽ quay trở
lại nuốt chửng bạn. Chuyện này nguy hiểm là thế. Vậy nên bạn hãy luôn ghi nhớ rằng:
Tha thứ là dòng suối
nguồn tưới mát ngọn lửa hận thù thiêu cháy tâm can.
Không thể mở rộng tấm lòng dung nạp người khác, khẳng định là bạn
cũng không thể thành công trên đường đời.
Cái gốc của tha thứ
chính là tâm từ bi, thiện lương. Để có thể tha thứ cho người khác dễ dàng hơn,
phải chăng bạn luôn nên nuôi dưỡng cho mình một tấm lòng lương thiện, nhân hậu?
Như thế mới thực là:
“Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét