Mẹ sinh và nuôi anh ở vùng
nông thôn nghèo miền núi
Nhà gần đường tàu nên rất ầm
và bụi. Anh đã lớn lên như thế.
Cho con về quê, nó thấy cái gì cũng bụi. Động tay vào
cái gì nó cũng lẩm bẩm với chồng. Bát thìa cho con nó ăn nó tráng nước sôi mấy
lần rồi nói bâng quơ: kiểu này thì đi ỉ thôi con ơi. Chồng nó chẳng nó gì, mẹ
vừa xuống cửa bếp nghe thấy lặng thinh quay đi. Từ đó nó không còn kêu ca nữa.
Bố mẹ đi làm ở Hà Nội, sống
với bà từ khi nào nó cũng không biết nữa.
Mùa hè bà quạt cả đêm,
mùa đông bà tỉnh giấc vì sợ nó đạp chăn lại ốm.
Mười lăm tuổi bố mẹ mua nhà
đón nó ra Hà nội, Bà ở quê một mình. Thỉnh thoảng Bố đón bà ra chơi với nó. Bố
mẹ đi làm cả ngày, Bà lại như ngày xưa suốt ngày nấu cơm, dọn nhà, giặt quần áo
cho nó. Rồi bà ốm phải đi viện luôn. Nó chỉ gặp bà vào bữa cơm.
Chiều ấy, Bác sĩ bảo bà ốm lắm rồi cho đi viện. Nó vẫn
đi học, khi về bà bảo nó bóp tay cho bà. Nó đói nên chỉ bóp qua loa. Bố đưa bà
đi viện, từ đó bà không bao giờ còn nhờ nó bóp tay nữa.
Hết thôi nôi, mẹ tập cho con
biết ăn, biết nói, biết đi.
Bố mất sớm, mẹ đành ở vậy
nuôi con.
Lên ba tuổi, con lười ăn, mẹ
còn lo từng bữa, doạ có ông địa “to thù lù", để ép con ăn.
vLên mười tuổi, con mải chơi
bạn bè cùng lứa, mẹ lại cầm roi doạ tìm con về ăn đúng bữa,
Mười lăm tuổi, con đi học xa,
bữa cơm nào mẹ cũng dọn sẵn, chờ con.
Hai mươi mốt tuổi, con lấy
vợ, ra riêng!
Mẹ già sang, trưa thui thủi
một mình, nhớ con.
Bữa cơm, không quên kèm theo đôi đũa để cạnh mâm.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét