16 tháng 12, 2015

Khiêm Tốn



           .. Phần lớn những cuộc tranh chấp ở đời thường xoay quanh ''những chiếc ghế ''. 
Lúc đầu, ghế tượng trưng cho chức vụ, chức năng. Dần dần, nó tượng trưng cho chức quyền, chức tước.
           Ai cũng thích ghế cao và bảo vệ ghế của mình. Con người vẫn bị ám ảnh bởi những chiếc ghế. 
           Chiếu trên, chiếu dưới chẳng phải là chuyện xưa ở đình làng. Ngày nay vẫn có những người cố chiếm cho bằng được chiếc ghế cao để ung dung hưởng thụ hoặc vênh váo với đời.

           “Ai tự tôn mình lên, dù lộ liễu hay kín đáo, trước sau gì cũng sẽ bị hạ xuống. Ai thực tâm hạ mình xuống để phục vụ, sẽ được tôn lên.”

            Con người cần phải vượt qua thói háo danh, để sống khiêm tốn.
           - Khiêm tốn không phải là giả vờ tự hạ để được nâng lên.
           - Khiêm tốn không phải là coi thường mình hay sợ người khác.
           - Khiêm tốn không phải là rụt rè, không dám nhận trách nhiệm.
           - Khiêm tốn là biết mình đã nhận và lớn lên mỗi ngày nhờ tha nhân.

           Người khiêm tốn không sợ chức vụ cao hay ghế nhất. Chiếc ghế không phải là mục đích họ cần chiếm được, nhưng là phương tiện để phục vụ mọi người. Chức vụ cho họ cơ hội cúi xuống thật gần với nỗi đau của nhân loại đang chờ họ giúp đỡ.
           Người khiêm tốn, không chỉ biết lo cho mình được “no cơm ấm cật”, mà phải tự cúi xuống, hòa đồng như bao người khác trong mọi hoàn cảnh, ngoài xã hội cũng như trong cảnh đói khát, tù đày. 
           Tóm lại, lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và tiếp nhận. Do đó, có kẻ nói rằng mỗi khi ai tự hào về một việc gì thì người ấy nên được cảnh cáo bằng câu sau đây: “ Cuối cùng rồi cũng hỏng việc. Vì kiêu căng đi trước, thất bại theo sau ”.


.

Không có nhận xét nào: